Đề thi thử THPT Quốc Gia - Môn Vật Lý năm 2017- Đề...
- Câu 1 : Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch
A sớm pha π/2 so với cường độ dòng điện.
B trễ pha π/4 so với cường độ dòng điện.
C trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện.
D sớm pha π/4 so với cường độ dòng điện.
- Câu 2 : Một chùm ánh sáng đơn sắc tác dụng lên bề mặt một kim loại và làm bứt các êlectrôn (êlectron) ra khỏi kim loại này. Nếu tăng cường độ chùm sáng đó lên ba lần thì
A động năng ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện tăng chín lần.
B công thoát của êlectrôn giảm ba lần.
C động năng ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện tăng ba lần.
D số lượng êlectrôn thoát ra khỏi bề mặt kim loại đó trong mỗi giây tăng ba lần.
- Câu 3 : Nội dung chủ yếu của thuyết lượng tử trực tiếp nói về
A sự phát xạ và hấp thụ ánh sáng của nguyên tử, phân tử.
B cấu tạo của các nguyên tử, phân tử.
C sự hình thành các vạch quang phổ của nguyên tử.
D sự tồn tại các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô.
- Câu 4 : Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động
A với tần số bằng tần số dao động riêng.
B với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.
C với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.
D mà không chịu ngoại lực tác dụng.
- Câu 5 : Cho: 1eV = 1,6.10-19J; h = 6,625. 10-34J.s; c = 3. 108 m/s. Khi êlectrôn (êlectron) trong nguyên tử hiđrô chuyển từ qũy đạo dừng có năng lượng Em=-0,85 eV sang quĩ đạo dừng có năng lượng En= -13,60 eV thì nguyên tử phát bức xạ điện từ có bước sóng
A 0,0974 mm.
B 0,4340 mm.
C 0,4860 mm.
D 0,6563 mm.
- Câu 6 : Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của một ống Rơnghen là 18,75 kV. Biết độ lớn điện tích êlectrôn (êlectron), vận tốc ánh sáng trong chân không và hằng số Plăng lần lượt là 1,6.10-19 C, 3.108 m/s và 6,625.10-34 J.s. Bỏ qua động năng ban đầu của êlectrôn. Bước sóng nhỏ nhất của tia Rơnghen do ống phát ra là
A 0,4625.10-9 m.
B 0,5625. 10-10 m.
C 0,6625. 10-9 m.
D 0,6625. 10-10 m.
- Câu 7 : Phát biểu nàosaikhi nói về sóng điện từ?
A Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.
B Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau π/ 2
C Sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến.
D Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian.
- Câu 8 : Một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung 0,125 μF và một cuộn cảm có độ tự cảm 50mH. Điện trở thuần của mạch không đáng kể. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 3 V. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là
A
B 15 mA.
C
D 0,15 A.
- Câu 9 : Trong một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện sớm pha φ (với 0 < φ < 0,5π) so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. Đoạn mạch đó
A gồm điện trở thuần và tụ điện.
B gồm cuộn thuần cảm (cảm thuần) và tụ điện.
C chỉ có cuộn cảm.
D gồm điện trở thuần và cuộn thuần cảm (cảm thuần).
- Câu 10 : Dòng điện chạy qua một đoạn mạch có biểu thức i = I0sin100πt. Trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,01s cường độ dòng điện tức thời có giá trị bằng 0,5I0 vào những thời điểmA.
A
B
C
D
- Câu 11 : Một nguồn phát sóng dao động theo phương trình u=asin20πt (cm) với t tính bằng giây. Trong khoảng thời gian 2s, sóng này truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng?
A 20
B 40
C 10
D 30
- Câu 12 : Các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 3.10-9 m đến 3.10-7 m là
A tia Rơnghen.
B tia tử ngoại.
C ánh sáng nhìn thấy.
D tia hồng ngoại.
- Câu 13 : Một tụ điện có điện dung 10 μF được tích điện đến một hiệu điện thế xác định. Sau đó nối hai bản tụ điện vào hai đầu một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 1 H. Bỏ qua điện trở của các dây nối, lấy π2 = 10. Sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu (kể từ lúc nối) điện tích trên tụ điện có giá trị bằng một nửa giá trị ban đầu?
A
B
C
D
- Câu 14 : Giả sử sau 3 giờ phóng xạ (kể từ thời điểm ban đầu) số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ còn lại bằng 25% số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của đồng vị phóng xạ đó bằng
A 0,5 giờ.
B 2 giờ.
C 1 giờ.
D 1,5 giờ.
- Câu 15 : Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với vận tốc lần lượt là 330m/s và 1452m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó sẽ
A giảm 4,4 lần.
B giảm 4 lần.
C tăng 4,4 lần.
D tăng 4 lần.
- Câu 16 : Phản ứng nhiệt hạch là sự
A kết hợp hai hạt nhân có số khối trung bình thành một hạt nhân rất nặng ở nhiệt độ rất cao.
B phân chia một hạt nhân nhẹ thành hai hạt nhân nhẹ hơn kèm theo sự tỏa nhiệt.
C phân chia một hạt nhân rất nặng thành các hạt nhân nhẹ hơn.
D kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn trong điều kiện nhiệt độ rất cao.
- Câu 17 : Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1 và S2. Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ
A dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại.
B dao động với biên độ cực tiểu.
C dao động với biên độ cực đại.
D không dao động.
- Câu 18 : Đặt hiệu điện thế u = U0sinωt (U0 không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết điện trở thuần của mạch không đổi. Khi có hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch, phát biểu nào sau đây sai?
A Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở R nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch.
B Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch đạt giá trị lớn nhất.
C Hiệu điện thế tức thời ở hai đầu đoạn mạch cùng pha với hiệu điện thế tức thời ở hai đầu điện trở R.
D Cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch bằng nhau.
- Câu 19 : Một máy biến thế có cuộn sơ cấp 1000 vòng dây được mắc vào mạng điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng 220V. Khi đó hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 484 V. Bỏ qua mọi hao phí của máy biến thế. Số vòng dây của cuộn thứ cấp là
A 1100.
B 2200.
C 2500.
D 2000.
- Câu 20 : Một con lắc đơn được treo ở trần một thang máy. Khi thang máy đứng yên, con lắc dao động điều hòa với chu kì T. Khi thang máy đi lên thẳng đứng, chậm dần đều với gia tốc có độ lớn bằng một nửa gia tốc trọng trường tại nơi đặt thang máy thì con lắc dao động điều hòa với chu kì T’ bằng
A 2T
B T/2
C
D
- Câu 21 : Đặt hiệu điện thế u = U0sinωt (U0 và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Biết độ tự cảm L và điện dung C được giữ không đổi. Điều chỉnh trị số điện trở R để công suất tiêu thụ của đoạn mạch đạt cực đại. Khi đó hệ số công suất của đoạn mạch bằng
A 0,5.
B 0,85.
C
D 1.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất