Đề thi chính thức THPT QG môn Vật lý năm 2017 - Mã...
- Câu 1 : Tách ra một chùm hẹp ánh sáng Mặt Trời cho rọi xuống mặt nước của một bể bơi. Chùm sáng này đi vào trong nước tạo ra ở đáy bể một dải sáng có màu từ đỏ đến tím. Đây là hiện tượng
A phản xạ ánh sáng .
B giao thoa ánh sáng.
C nhiễu xạ ánh sáng .
D tán sắc ánh sáng.
- Câu 2 : Trong nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, biến điệu sóng điện từ là
A làm cho biên độ sóng điện từ giảm xuống.
B tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi sóng điện từ tần số cao.
C biến đổi sóng điện từ thành sóng cơ.
D trộn sóng điện từ tần số âm với sóng điện từ tần số cao.
- Câu 3 : Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
B Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.
C Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia X.
D Bản chất của tia hồng ngoại là sóng điện từ.
- Câu 4 : Hạt nhân được tạo thành bởi các hạt
A prôtôn và nơtron.
B nơtron và êlectron.
C prôtôn và êlectron.
D êlectron và nuclôn.
- Câu 5 : Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k dao động điều hòa dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Biểu thức xác định lực kéo về tác dụng lên vật ở li độ x là F = - kx. Nếu F tính bằng niutơn (N), x tính bằng mét (m) thì k tính bằng
A N.m.
B N.m2.
C N/m.
D N/m2.
- Câu 6 : Một sợi dây căng ngang đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp là
A λ.
B λ/2.
C λ/4.
D 2λ.
- Câu 7 : Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số góc ω thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Điều kiện để cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch đạt giá trị cực đại là
A ωLC = R
B ω2LC = 1
C ωLC = 1
D ω2LC = R.
- Câu 8 : Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu chàm vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là ánh sáng
A màu lục.
B màu tím.
C màu đỏ.
D màu vàng.
- Câu 9 : Một sóng cơ hình sin truyền trong một môi trường. Xét trên một hướng truyền sóng, khoảng cách giữa hai phần tử môi trường
A dao động cùng pha là một phần tư bước sóng.
B gần nhau nhất dao động ngược pha là một bước sóng.
C dao động ngược pha là một phần tư bước sóng.
D gần nhau nhất dao động cùng pha là một bước sóng.
- Câu 10 : Cho các tia sau: tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X và tia g. sắp xếp theo thứ tự các tia có năng lượng phôtôn giảm dần là Cho các tia sau: tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X và tia g. sắp xếp theo thứ tự các tia có năng lượng phôtôn giảm dần là
A tia X, tia , tia tử ngoại, tia hồng ngoại.
B tia , tia tử ngoại, tia X, tia hồng ngoại.
C tia tử ngoại, tia , tia X, tia hồng ngoại.
D tia , tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.
- Câu 11 : Một vật dao động điều hoà trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Vectơ gia tốc của vật
A luôn hướng ngược chiều chuyển động của vật.
B có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn li độ của vật.
C luôn hướng theo chiều chuyển động của vật.
D có độ lớn tỉ lệ nghịch với tốc độ của vật.
- Câu 12 : Một sóng điện từ truyền qua điểm M trong không gian. Cường độ điện trường và cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với giá trị cực đại lần lượt là E0 và B0. Khi cảm ứng từ tại M bằng 0,5B0 thì cường độ điện trường tại đó có độ lớn là
A 2E0.
B 0,5E0.
C E0.
D 0,25E0.
- Câu 13 : Chiếu một chùm sáng song song hẹp gồm bốn thành phần đơn sắc: đỏ, vàng, lam và tím từ một môi trưòng trong suốt tới mặt phẳng phân cách với không khí có góc tới 37°. Biết chiết suất của môi trường này đối với ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lam và tím lần lượt là 1,643; 1,657; 1,672 và 1,685. Thành phần đơn sắc không thể ló ra không khí là
A đỏ, vàng và lam.
B lam và tím.
C vàng, lam và tím.
D lam và vàng.
- Câu 14 : Một máy phát điện xoay chiều ba pha đang hoạt động ổn định. Suất điện động trong ba cuộn dây của phần ứng có giá trị el, e2 và e3. Ở thời điểm mà e1 = 30 V thì |e2-e3|=30V. Giá trị cực đại của e1 là
A 45,1 V.
B 34,6 V.
C 40,2V.
D 51,9V.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất