bài tập phản ứng trung hòa
- Câu 1 : Để trung hòa 0,2 mol hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic cần 200 gam dung dịch NaOH 6%. X gồm có
A 2 axit cùng dãy đồng đẳng.
B 1 axit đơn chức, 1 axit hai chức.
C 2 axit đa chức.
D 1 axit đơn chức, 1 axit đa chức.
- Câu 2 : Chia hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ đơn chức mạch hở, là đồng đẳng kế tiếp thành 3 phần bằng nhau.Phần 1 tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc).Phần 2 đốt cháy hoàn toàn X thu được 6,272 lít CO2 (đktc).Phần 3 tác dụng vừa đủ với etylen glicol thu được m gam hỗn hợp 3 este không chứa nhóm chức khác.Giá trị của m là:
A 9,82
B 9,32
C 8,47
D 8,42
- Câu 3 : Cho 0,15 mol axit hữu cơ X tác dụng với 4,25 gam hỗn hợp Na và K thu được 13,1 gam chất rắn và thấy thoát ra 1,68 lít khí H2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là
A HCOOH.
B CH3COOH.
C C2H5COOH.
D CH2=CHCOOH.
- Câu 4 : Để trung hòa a mol axit cacboxylic A cần 2a mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn a mol A thu được 3a mol CO2. A có công thức phân tử là
A C3H4O2.
B C3H6O2.
C C6H10O4.
D C3H4O4.
- Câu 5 : Trung hòa 9 gam axit cacboxylic A bằng NaOH vừa đủ cô cạn dung dịch được 13,4 gam muối khan. A có công thức phân tử là
A C2H4O2.
B C2H2O4.
C C3H4O2.
D C4H6O4.
- Câu 6 : Cho 3,6 gam axit cacboxylic no đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu đc 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là
A C2H4O2.
B C2H2O4.
C C3H4O2.
D C4H6O4.
- Câu 7 : Cho 18,9 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic đơn chức là đồng đẳng kế tiếp phản ứng hoàn toàn với 200ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 31,8 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của hai axit trong X là
A C2H4O2 và C3H6O2.
B CH2O2 và C2H4O2.
C C3H4O2 và C4H6O2.
D C3H6O2 và C4H8O2.
- Câu 8 : Trung hòa 13,8 gam axit cacboxylic đơn chức X bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được 22,54 gam muối. Công thức phân tử của X là?
A C2H4O2.
B C3H6O2.
C C3H4O2.
D CH2O2.
- Câu 9 : Hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic no, mạch hở Y và Z (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn a mol X, sau phản ứng thu được a mol H2O. Mặt khác, nếu a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3 thì thu được 1,6a mol CO2. Thành phần % theo khối lượng của Y trong X là:
A 46,67%
B 40%
C 25,41%
D 74,59%
- Câu 10 : Cho 17,08 gam một axit cacboxylic X đơn chức mạch hở tác dụng với 140 ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 26,128 gam chất rắn khan. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về X?
A Các dung dịch: AgNO3/NH3, Br2, KHCO3, C2H5OH đều phản ứng được với X.
B Công thức tổng quát của X là CnH2n-3COOH với n ≥ 2.
C Trong phân tử chất X có tổng liên kết σ là 6 và có tổng liên kết π là 2.
D Đốt cháy 1 thể tích chất X cần vừa đủ 2,5 thể tích oxi đo ở cùng điều kiện.
- Câu 11 : Trung hoà hoàn toàn 12,9 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức là đồng đẳng kế tiếp cần dùng vừa đủ 250 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. X gồm
A CH3COOH và C2H5COOH.
B CH2=CH-COOH và CH2=C(CH3)-COOH.
C HCOOH và CH3COOH.
D C2H5COOH và C3H7COOH.
- Câu 12 : Chia hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ đơn chức mạch hở, là đồng đẳng kế tiếp thành 3 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 2,24 lit khí CO2 (đktc). Phần 2 đốt cháy hoàn toàn X thu được 6,272 lit CO2 (đktc). Phần 3 tác dụng vừa đủ với etylen glycol thu được m gam hỗn hợp 3 este không chứa nhóm chức khác. Giá trị của m là:
A 9,82
B 9,32
C 8,47
D 8,42
- Câu 13 : Cho 0,1 mol axit hữu cơ X tác dụng với 11,5 gam hỗn hợp Y gồm Na và K thu được 21,7 gam chất rắn và thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là
A (COOH)2.
B CH3COOH.
C CH2(COOH)2.
D CH2=CHCOOH.
- Câu 14 : Cho 13,4 gam hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với NaOH vừa đủ, thu được 17,8 gam muối. Khối lượng của axit có số nguyên tử cacbon ít hơn có trong X là
A 3,0 gam.
B 4,6 gam.
C 7,4 gam.
D 6,0 gam.
- Câu 15 : Cho 16,4 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng hoàn toàn với 200ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của hai axit trong X là
A C2H4O2 và C3H4O2.
B C2H4O2 và C3H6O2.
C C3H4O2 và C4H6O2.
D C3H6O2 và C4H8O2.
- Câu 16 : Cho 5,76 gam axit hữu cơ đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối axit hữu cơ. CTCT thu gọn của axit là:
A HCOOH
B CH3COOH
C C2H5COOH
D C2H3COOH
- Câu 17 : Hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic no, mạch hở Y và Z ( phân tử khối của Y < phân tử khối của Z). Đốt cháy hoàn toàn a mol X, sau phản ứng thu được a mol H2O. Mặt khác nếu a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3 thì thu được 1,6a mol CO2. Thành phần % theo khối lượng của Y trong X là:
A 46,67%
B 40%
C 25,41%
D 74,59%
- Câu 18 : Chất X có công thức phân tử C2H4O2, cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra muối và nước. Chất X thuộc loại:
A Axit no đơn chức.
B Axit không no đơn chức.
C Ancol no đa chức.
D Este no đơn chức.
- Câu 19 : Cho 1 (mol) axit T tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 1 mol H2O. Số nhóm chức của T là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 20 : Dãy gồm hai chất đều tác dụng với NaOH là:
A CH3COOH, C6H5OH.
B CH3COOH, C6H5CH2OH.
C CH3COOH, C2H5OH.
D CH3COOH, C6H5NH2.
- Câu 21 : Trong nọc kiến có một lượng nhỏ axit fomic. Khi bị kiến cắn, nên chọn chất nào sau đây bôi vào vết thương để giảm sưng tấy?
A Vôi tôi.
B Giấm ăn.
C Nước.
D Muối ăn.
- Câu 22 : Cho 3 gam một axit cacboxylic no đơn chức tác dụng hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M. CTCT thu gọn của axit là:
A HCOOH.
B CH3COOH.
C C2H5COOH.
D C3H7COOH.
- Câu 23 : Để trung hòa 20ml dung dịch CxHyCOOH có nồng độ 0,1M cần 10ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/lit). Giá trị của a là?
A 0,1
B 0,2
C 0,3
D 0,4
- Câu 24 : Cho 7 gam axit cacboxylic đơn chức X vào dung dịch chứa 7 gam KOH thì thu được dung dịch có chứa 11,75 gam chất tan. Axit cacboxylic X là?
A C2H5COOH.
B HCOOH.
C CH3COOH.
D C2H3COOH.
- Câu 25 : Trung hòa 8,2 gam hỗn hợp gồm axit fomic và một axit đơn chức X cần 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Nếu cho 8,2 gam hỗn hợp trên tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thì thu được 21,6 gam Ag. Tên gọi của X là
A axit acrylic.
B axit propanoic.
C axit etanoic.
D axit metacrylic.
- Câu 26 : Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam NaOH 2,24%. Công thức của Y là:
A CH3COOH.
B HCOOH.
C C2H5COOH.
D C3H7COOH.
- Câu 27 : Trung hoà 3,05 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch KOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 4,76 gam hỗn hợp muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 6,10 gam hỗn hợp X thì thể tích oxi (đktc) tối thiểu cần dùng là
A 5,712 lít.
B 2,856 lít.
C 5,040 lít.
D 2,520 lít.
- Câu 28 : Hỗn hợp M gồm axit stearic, axit oleic và axit linoleic. Trung hòa m gam hỗn hợp M cần dùng vừa đủ 50 ml dung dịch NaOH 1M. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm 35,28 gam so với khối lượng nước vôi ban đầu. Giá trị của m là?
A 14,08 gam.
B 14,16 gam.
C 14,10 gam.
D 14,12 gam.
- Câu 29 : Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hòa 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75M. Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là
A 1,44 gam.
B 2,88 gam.
C 0,72 gam.
D 0,56 gam.
- Câu 30 : Một hỗn hợp hai axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lấy m gam hỗn hợp rồi cho thêm vào đó 75 ml dung dịch NaOH 0,2M. Để trung hoà NaOH còn dư cần thêm 25ml dung dịch HCl 0,2M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thu được 1,0425 gam chất rắn khan. Công thức của axit có nguyên tử cacbon bé hơn là?
A CH3COOH.
B C2H5COOH.
C HCOOH.
D C3H7COOH.
- Câu 31 : Để trung hoà m gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CH2(COOH)2, CH(COOH)3, C(COOH)4 cần 540ml dung dịch NaOH 2M. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần 17,92 lít O2 (đktc). Giá trị của m là
A 54,68.
B 52,16.
C 53,92.
D 51,88.
- Câu 32 : Hỗn hợp A gồm một axit no, mạch hở, đơn chức và hai axit không no, mạch hở, đơn chức (gốc hiđrocacbon chứa một liên kết đôi), kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho A tác dụng hoàn toàn với 150 ml dung dịch NaOH 2,0 M. Để trung hòa vừa hết lượng NaOH dư cần thêm vào 100 ml dung dịch HCl 1,0 M được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 22,89 gam chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình tăng thêm 26,72 gam. Phần trăm khối lượng của axit không no có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp A là?
A 22,78%.
B 44,24%.
C 40,82%.
D 35,52%.
- Câu 33 : Biết X là axit cacboxylic đơn chức, Y là ancol no, cả hai chất đều mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp gồm X và Y (trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y) cần vừa đủ 30,24 lít khí O2, thu được 26,88 lít khí CO2 và 19,8 gam H2O. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng Y trong 0,4 mol hỗn hợp trên là?
A 9 gam.
B 11,4 gam.
C 19,0 gam.
D 17,7 gam.
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ