Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 34 Sơ lược về laze
- Câu 1 : Để đo khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng người ta dùng một laze phát ra những xung ánh sáng có bước sóng 0,52 µm, chiếu về phía Mặt Trăng và đo khoảng thời gian giữa thời điểm xung được phát ra và thời điểm một máy thu đặt ở Trái Đất nhận được xung phản xạ. Biết khoảng thời gian giữa thời điểm phát và nhận xung là 2,667s = 8/3s. Tính khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng lúc đo.
A. 40000 km
B. 400000 km
C. 400000 m
D. 4000 km
- Câu 2 : Để đo khoảng cách từ Trái Đất lên Mặt Trăng người ta dùng một tia laze phát ra những xung ánh sáng có bước sóng 0,52 µm, chiếu về phía Mặt Trăng. Thời gian kéo dài mỗi xung là 10-7 (s) và công suất của chùm laze là 100000 MW. Biết tốc độ ánh sáng trong chân không và hằng số Plăng lần lượt là c =3.108 m/s và h = 6,625.10-34J.s. Số phôtôn chứa trong mỗi xung là
A. \(2,62.10^{22}\)
B. \(2,62.10^{23}\)
C. \(2,62.10^{24}\)
D. \(2,62.10^{25}\)
- Câu 3 : Dùng laze CO2 có công suất P = 10 W để làm dao mổ. Khi tia laze được chiếu vào vị trí cần mổ sẽ làm cho nước ở phần mô chỗ đó bốc hơi và mô bị cắt. Biết chùm laze có bán kính r = 0,1 mm và di chuyển với vận tốc v = 0,5cm/s trên bề mặt của mô mềm. Biết thể tích nước bốc hơi trong 1 s là 3,5 mm3. Chiều sâu cực đại của vết cắt là
A. 10,5 mm
B. 14 mm
C. 7 mm
D. 3,5 mm
- Câu 4 : Một chất phát quang được kích thích bằng ánh sáng có bước sóng 0,26 µm thì phát ra ánh sáng có bước sóng 0,52 µm. Giả sử công suất của chùm sáng phát quang bằng 20% công suất của chùm sáng kích thích. Tỉ số giữa số phôtôn ánh sáng phát quang và số phôtôn ánh sáng kích thích trong cùng một khoảng thời gian là
A. \(\frac{3}{5}\)
B. \(\frac{2}{5}\)
C. \(\frac{4}{5}\)
D. \(\frac{1}{5}\)
- Câu 5 : Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Độ đơn sắc cao
B. Độ định hướng cao
C. Cường độ lớn
D. Công suất lớn
- Câu 6 : Người ta dùng một laze hoạt động dưới chế độ liên tục để khoan một tấm thép. Công suất của chùm laze là P = 10 W. Đường kính của chùm sáng là d = 1 mm, bề dày của tấm thep h = 1 mm. Nhiệt độ ban đầu là t1=30oC. Biết: Khối lượng riêng của thép , ρ=7800 kg/m3; nhiệt dung riêng của thép là c = 448 J/kg.K ; nhiệt nóng chảy riêng của thép λ = 270 kJ/kg ; điểm nóng chảy của thép t2=1535oC. Thời gian khoan thép là
A. 2,3 s
B. 0,58 s
C. 1,2 s
D. 0,42 s
- Câu 7 : Người ta dùng một laze CO2 có công suất 8 W để làm dao mổ. Tia laze chiếu vào chỗ nào sẽ làm cho nước của phần mô ở chỗ đó bốc hơi và mô bị cắt. Biết nhiệt dung riêng, khối lượng riêng và nhiệt hóa hơi của nước là: c= 4,18 kJ/kg.K, ρ=103 kg/m3, L = 2260 kJ/kg, nhiệt độ ban đầu của nước là 37oC. Thể tích nước mà tia laze làm bốc hơi trong 1 s là
A. 2,3 mm3
B. 3,9 mm3
C. 3,1 mm3
D. 1,6 mm3
- Câu 8 : Phát xạ cảm ứng là gì ?
A. Đó là sự phát xạ photon bởi một nguyên tử.
B. Đó là sự phát xạ của một nguyên tử ở trạng thái kích thích dưới tác dụng của một điện trường có cùng tần số.
C. Đó là sự phát xạ đồng thời của hai nguyên tử có tương tác lẫn nhau.
D. Đó là sự phát xạ của một nguyên tử ở trạng thái kích thích, nếu bị tác động bởi một photon có cùng tần số.
- Câu 9 : Chọn câu đúng khi nói về laze?
A. Nguyên tắc phát quang của laze dựa trên việc ứng dụng hiện tượng phát xạ cảm ứng.
B. Tia laze có năng lượng lớn vì bước sóng của tia laze rất nhỏ.
C. Tia laze có cường độ lớn vì có tính đơn sắc cao.
D. Tia laze có tính định hướng rất cao nhưng không kết hợp (không cùng pha).
- Câu 10 : Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về hiện tượng quang phát quang và Laze?
A. Tia laze được dùng để khoan, cắt, tôi,…chính xác các vật liệu trong công nghiệp.
B. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.
C. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của laze dựa vào sự phát xạ cảm ứng.
D. Lân quang là sự phát quang có thời gian phát quang dài, thường xảy ra với chất rắn.
- Câu 11 : Phát biểu nào về laze dưới đây là sai ?
A. Nhờ có tính định hướng cao, khi tia laze truyền đi xa cường độ của nó thay đổi ít.
B. Trường hợp cùng tần số, phôtôn của tia laze có năng lượng lớn hơn phôtôn của tia sáng thường.
C. Laze được dùng trong thí nghiệm giao thoa vì nó có tính kết hợp.
D. Laze là kỹ thuật khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ cảm ứng.
- Câu 12 : Laze là một nguồn sáng phát ra một chùm sáng
A. có tần số nhỏ, dựa trên hiện tượng phát xạ cảm ứng
B. có cường độ lớn, dựa trên hiện tượng phát xạ cảm ứng
C. tiêu thụ công suất lớn, dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ
D. có cường độ lớn, dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ
- Câu 13 : Nguyên tắc hoạt động của laze dựa vào
A. hiện tượng cảm ứng điện từ
B. hiện tượng tán sắc ánh sáng
C. sự phát quang của một số chất
D. sự phát xạ cảm ứng
- Câu 14 : Laze là nguồn sáng phát ra
A. chùm sáng song song, kết hợp, cường độ lớn.
B. một số bức xạ đơn sắc song song, kết hợp, cường độ lớn.
C. chùm sáng đơn sắc song song, kết hợp, cường độ lớn.
D. chùm sáng trắng song song, kết hợp, cường độ lớn.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất