20 bài tập Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Ch...
- Câu 1 : Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mang lại cho thế giới trong suốt thời gian cuộc chiến tranh lạnh là
A Các nước phải chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt
B Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới
C Hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu.
D Các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang
- Câu 2 : Thế nào là “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động theo phương thức đầy đủ nhất?
A Chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới
B Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương
C Thực tế chưa gây chiến tranh nhưng chạy đua vũ trang làm cho nhân loại “luôn luôn ở tron tình trạng chiến tranh” thực hiện “chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh"
D Chưa gây chiến tranh nhưng dùng chính sách việc trợ để khống chế các nước
- Câu 3 : Sự kiện nào tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu TBCN và các nước Đông Âu XHCN là?
A Sự ra đời của NATO
B Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mác san”
C Sự ra đời của khối SEV
D Sự ra đời của học thuyết Truman
- Câu 4 : Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mỹ sau chiến tranh lạnh là
A cả hai nước đều trở thành trụ cột trong trật tự thế giới hai cực
B đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng
C trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
D là người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN
- Câu 5 : Chiến tranh lạnh tạo nên cục diện căng thẳng ở châu Âu biểu hiện ở điểm nào?
A Sự ra đời các tổ chức kinh tế ở châu Âu
B Sự hình thành hai nhà nước trên lãnh thổ nước Đức
C Gây ra cuộc nội chiến ở Trung Quốc trong ba năm
D Gây nên cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp
- Câu 6 : Sự hình thành liên minh tổ chức NATO ở châu Âu, CENTO ở Trung Cận Đông, tổ chức Hiệp ước Vacsava ở Đông Âu,….trong những thập niên sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh điều gì?
A Liên kết khu vực đang là một xu thế của thế giới
B Sự đối đầu quyết liệt giữa hai cực trong trật tự Ianta
C Chiến lược toàn cầu, xác lập vai trò lãnh đạo thế giới của Mĩ thất bại
D Nỗ lực của các quốc gia để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mới
- Câu 7 : Hậu quả lớn nhất về kinh tế do “Chiến tranh lạnh” gây ra là gì?
A Nhân dân các nước châu Á, châu Phi chịu bao khó khăn, nghèo đói và bệnh tật
B Các cường quốc phải chi một khoản tiền khổng lồ để chế tạo và sản xuất vũ khí
C Việc xây dựng các căn cứ quân sự đã tiêu tốn khối lượng vật chất lớn
D Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng
- Câu 8 : Nhận định nào sau đây phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX?
A Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế, tài chính và chính trị của các quốc gia và các tổ chức quốc tế
B Sự tham gia của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh mới giành được độc lập vào các hoạt động chính trị quốc tế
C Các mối quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hóa, các quốc gia cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh, vừa hợp tác
D Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ giữa các nướ
- Câu 9 : Trước xu thế mới trong quan hệ quốc tế thế kỉ XXI, Việt Nam có thuận lợi gì?
A Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa
B Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm
C Nâng cao trình độ, tập trung vốn và lao động, úng dụng khoa học – kĩ thuật
D Hợp tác kinh tế thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học – kĩ thuật
- Câu 10 : Điểm giống nhau giữa hai Chiến tranh lạnh và hai cuộc chiến tranh thế giới đã qua trong thế kỉ XX đã qua là?
A Gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước
B Để lại hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại
C Diễn ra trên mọi lĩnh vực
D Diễn ra quyết liệt, không phân thắng bại
- Câu 11 : Trong các nội dung dưới đây, đâu là điểm chung trong nội dung của Hiệp ước Bali (1976) và Định ước Hen-xin-ki (1975)?
A Khẳng định sự bền vững của đường biên giới giữa các quốc gia
B Hợp tác có hiệu quả trong kinh tế, chính trị, văn hóa
C Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước
D Tăng cường sự hợp tác giữa các nước về khoa học – kĩ thuật
- Câu 12 : Chiến tranh lạnh chấm dứt tác động như thế nào đến tình hình các nước Đông Nam Á?
A Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh.
B Quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương được trở nên hòa dịu.
C Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
D Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Câu 13 : Một trong những xu thế của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh Việt Nam có thể vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay là gì?
A Sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.
B Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
C Liên minh chính trị với các nước lớn để giải quyết các tranh chấp.
D Trở thành cường quốc kinh tế để giải quyết các tranh chấp.
- Câu 14 : Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian các sự kiện trong quan hệ Việt - Mỹ
A 4-1-3-2.
B 3-1-2-4.
C 2-1-4-3.
D 2-3-1-4.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12