30 bài tập Phong trào cách mạng 1930 - 1935 mức độ...
- Câu 1 : Từ năm 1930, kinh tế Việt nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng bắt đầu từ
A thủ công nghiệp
B công nghiệp
C thương nghiệp
D nông nghiệp
- Câu 2 : Những khẩu hiệu đấu tranh nào dưới đây đã xuất hiện trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam?
A “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!” và “Ruộng đất về tay dân cày!”.
B “Việt Nam độc lập!” và “Chủ nghĩa xã hội!”.
C “Đả đảo chủ nghĩa phát xít!” và “Nhà máy về tay thợ thuyền!.
D “Đả đảo bù nhìn!” và “Việt Nam độc lập”.
- Câu 3 : Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930) đã xác định lãnh đạo của cách mạng Đông Dương là
A Giai cấp tư sản dân tộc
B Giai cấp tiểu tư sản trí thức
C Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân
D Giai cấp công nhân với đôi tiên phong là Đảng cộng sản
- Câu 4 : Sang tháng 9/1930 phong trào đấu tranh dâng cao đỉnh điểm ở đâu?
A Miền trung
B Nghệ An
C Nghệ An, Hà Tĩnh
D Hà Nội
- Câu 5 : Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 để lại hậu quả nghiêm trọng như thế nào đối với đời sống của nhân dân Việt Nam?
A Nạn đói cướp bóc
B Nhân dân mâu thuẫn với thực dân Pháp
C Đời sống nhân dân khổ cực
D Nảy sinh thêm các tầng lớp xã hội mới
- Câu 6 : Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1929 – 1933 có đặc điểm gì nổi bật?
A Suy thoái
B Đang phát triển
C Phát triển
D Lệ thuộc Pháp
- Câu 7 : Trong phong trào cách mạng 1930- 1931, mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam là
A đòi giảm sưu, giảm thuế
B đòi thả tù chính trị
C đòi quyền lợi chính trị
D đòi tăng lương giảm giờ làm
- Câu 8 : Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra khi phong trào cách mạng nước ta như thế nào?
A Phong trào cách mạng nước ta đang tạm lắng xuống
B Phong trào cách mạng của quần chúng đang diễn ra quyết liệt.
C Phong trào cách mạng của ta bị Pháp đàn áp
D Phong trào cách mạng nước ta đang gặp khó khăn
- Câu 9 : Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam được đồng chí Trần Phú xác định trong Luận cương chính trị của Đảng là
A Chống đế quốc và đánh đổ địa chủ
B Chống đế quốc và chống tay sai
C Đánh đổ đế quốc và đánh đổ phong kiến
D Đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
- Câu 10 : Hai khẩu hiệu chính mà Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng trong phong trào cách mạng 1930-1931 là:
A “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc” và “Đả đảo phong kiến”
B Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình”
C “Tịch thu ruộng đất của đế quốc Pháp” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”
D “Chống đế quốc” và “Chống phát xít”
- Câu 11 : Mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam trong những năm 1929-1933 là
A mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ
B mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với Pháp, công nhân với tư sản
C mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân lao động với thực dân Pháp và tay sai
D mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến, công nhân với tư sản.
- Câu 12 : Lực lượng vũ trang được thành lập trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh được gọi là
A dân quân tự vệ.
B hồng quân.
C tự vệ đỏ.
D cứu quốc quân.
- Câu 13 : Nhân kỉ niệm ngày 1/5/1930, công nhận Việt Nam biểu tình nhằm mục tiêu
A đòi cải thiện đời sống nhân dân.
B đòi quyền lợi chính trị, văn hóa.
C đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập.
D đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và đoàn kết quốc tế.
- Câu 14 : Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương họp vào thời gian nào, ở đâu?
A Tháng 3/1935 tại Ma Cao (Trung Quốc).
B Tháng 7/1937 tại Thượng Hải (Trung Quốc).
C Tháng 10/1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc).
D Tháng 7/1935 tại Mát-xcơ-va (Liên Xô).
- Câu 15 : Phong trào cách mạng 1930 -1931 có ý nghĩa như
A Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này
B Cuộc tập dượt thứ hai của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này
C Cuộc tập dượt chống chủ nghĩa khủng bố của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này
D Cuộc tập dượt chống chủ nghĩa phát xít của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
- Câu 16 : Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã để lại bài học kinh nghiệm gì?
A tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
B xây dựng khối liên minh giai cấp, đoàn kết dân tộc.
C xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
D tất cả các ý trên.
- Câu 17 : Từ tháng 9 đến hết năm 1930, trung tâm phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở đâu?
A Hà Nội – Hải Phòng.
B Hải Phòng – Quảng Ninh.
C Sài Gòn – Chợ Lớn.
D Nghệ An – Hà Tĩnh.
- Câu 18 : Hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng là:
A chưa xác định được âm mưu của kẻ thù và đối tượng của cách mạng.
B chưa đưa ra được phương pháp đấu tranh và hình thức đấu tranh phù hợp.
C chưa đề cập đến mối quan hệ giữa cách mạng Đông Dương và thế giới.
D chưa xác định dúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản và tư sản dân tộc.
- Câu 19 : Vì sao Nghệ - Tĩnh là địa phương đấu tranh mạnh nhất trong phong trào 1930 – 1931?
A Là nơi tập trung đông đảo giai cấp công nhân.
B Là nơi tập trung đông đảo giai cấp nông dân.
C Là nơi có đội ngũ cán bộ Đảng đông nhất trong cả nước.
D Là nơi thành lập chính quyền Xô viết sớm nhất.
- Câu 20 : Hai khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “Ruộng dất dân cày” được thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn nào của cách mạng Việt Nam?
A 1936 – 1939.
B 1930 – 1931.
C 1939 – 1945.
D 1945 – 1946.
- Câu 21 : Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?
A Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
B Chính sách khủng bố dã man của thực dân Pháp.
C Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo đấu tranh.
D Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản.
- Câu 22 : Điểm giống nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương là xác định đúng đắn
A
mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương.
B nhiệm vụ chiến lược cách mạng.
C hình thức đấu tranh chủ yếu.
D lực lượng tham gia.
- Câu 23 : Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh té 1929 – 1933 của các nước tư bản vì
A khủng hoảng có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu.
B là thuộc địa và phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
C là thị trường tiêu thụ của các nước tư bản.
D nghèo nàn, lạc hậu, phát triển mất cân đối.
- Câu 24 : Hai khẩu hiệu mà Đảng vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là:
A “Tịch thu ruộng đất của phong kiến và Việt gian” và “tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.
B “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc” và “Đả đảo phong kiến”.
C “Chống đế quốc” và “chống phát xít”.
D “Tự do dân chủ” và “cơm áo hòa bình”.
- Câu 25 : Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là:
A “Giải phóng dân tộc” và “tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian”.
B “Tự do dân chủ” và “cơm áo hòa bình”.
C “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.
D “Chống đế quốc” và “chống phát xít, chống chiến tranh”.
- Câu 26 : Nội dung nào sau đây không thuộc Luận cương chính trị tháng 10/1930:
A cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
B cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công nông, đồng thời “phải biết liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông để kéo họ về phe vô sản giai cấp”.
D cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12