Âm mưu mới của Pháp - Mĩ ở Đông Dương: Kế hoạch Na...
- Câu 1 : Kế hoạch Nava được đề ra và thực hiện trong bối cảnh quân Pháp đang ở trong tình thế như thế nào?
A. Nắm được quyền chủ động trên chiến trường
B. Giữ thế cầm cự trên chiến trường
C. Lâm vào thế bị động, phòng ngự
D. Liên tục phản công nhưng đều thất bại
- Câu 2 : Mục tiêu cơ bản của kế hoạch Nava do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1953 ở Việt Nam là
A. Xoay chuyển cục diện chiến tranh
B. Giành lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong danh dự
D. Buộc Việt Nam phải ngồi vào bàn đàm phán kết thúc chiến tranh
- Câu 3 : Hướng tiến công chiến lược của Nava trong thu - đông 1953 và xuân 1954 là
A. Bắc Bộ
B. Trung Bộ và Nam Bộ
C. Trung Bộ và Nam Đông Dương
D. Bắc Bộ và Bắc Đông Dương
- Câu 4 : Từ thu - đông 1954, hướng tiến công của quân Pháp theo kế hoạch Nava sẽ có sự thay đổi như thế nào?
A. Chuyển hướng tiến công ra Bắc Bộ
B. Chuyển hướng tiến công lên Tây Nguyên
C. Chuyển hướng tiến công lên Bắc Đông Dương
D. Tiếp tục tiến công ở Trung Bộ và Nam Đông Dương
- Câu 5 : Kế hoạch quân sự nào là nỗ lực quân sự cao nhất của Pháp có Mĩ giúp sức trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954)?
A. Kế hoạch Valuy
B. Kế hoạch Rơve
C. Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi
D. Kế hoạch Nava
- Câu 6 : Đâu không phải là những biện pháp thực hiện của kế hoạch Nava trước khi bị đảo lộn?
A. Tăng cường viện binh cho Đông Đương
B. Tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ
C. Mở các cuộc tiến công vào Ninh Bình, Thanh Hóa để phá kế hoạch tiến công của ta
D. Tập trung lực lượng xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
- Câu 7 : Bản chất của kế hoạch quân sự Nava do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1953 là
A. Khóa then cửa
B. Tập trung quân để tiến công chiến lược
C. Tập kích bất ngờ, quy mô lớn
D. Dùng người Việt đánh người Việt
- Câu 8 : Điểm yếu cơ bản nào trong kế hoạch quân sự Na-va mà thực dân Pháp không thể giải quyết được?
A. mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng
B. thiếu về trang bị quân sự hiện đại phục vụ chiến trường
C. không thể tăng thêm quân số để xây dựng lực lượng mạnh
D. thời gian để xây dựng lực lượng, chuyển bại thành thắng quá ngắn (18 tháng)
- Câu 9 : Khi vừa ra đời, kế hoạch Nava của thực dân Pháp đã chứa đựng yếu tố thất bại vì
A. Chiến thuật của quân Pháp chưa phù hợp với địa hình ở Việt Nam.
B. Mâu thuẫn giữa “tập trung” với “phân tán” lực lượng.
C. Quân Pháp đang gặp nhiều khó khăn, tinh thần chiến đấu giảm sút.
D. Quân Pháp lệ thuộc vào sự viện trợ, giúp đỡ của Mĩ.
- Câu 10 : Điểm giống nhau giữa kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ là
A. Tiếp tục thống trị lâu dài Việt Nam
B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh
C. Muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh
D. Phô trương sức mạnh, thanh thế
- Câu 11 : Những mục tiêu cơ bản của chiến lược toàn cầu đã được Mĩ triển khai như thế nào trong kế hoạch Nava của thực dân Pháp?
A. Đưa quân giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương
B. Sử dụng áp lực quân sự để uy hiếp tinh thần của Việt Nam
C. Sử dụng thủ đoạn ngoại giao để hạn chế sự giúp đỡ của quốc tế cho Việt Nam
D. Viện trợ quân sự để khống chế Pháp kéo dài chiến tranh, đàn áp cách mạng Việt Nam
- Câu 12 : Đâu được coi là điểm yếu, điểm hạn chế cố hữu của kế hoạch quân sự Nava?
A. Ra đời trong thế thua, thế bị động, mâu thuẫn sâu sắc giữa tập trung và phân tán lực lượng.
B. Dựa vào sự viện trợ cao nhất của Mĩ và những nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp.
C. Thực hiện với số quân đông nhất, vũ khí hiện đại nhất, mục tiêu cụ thể nhất.
D. Thời gian thực hiện ngắn (18 tháng), mục tiêu lớn, địa bàn rộng.
- Câu 13 : Ý nào sau đây không phản ánh đúng hoàn cảnh lịch sử mà Pháp đề ra kế hoạch Nava?
A. Quân Pháp ngày càng bị thiệt hại nặng nề, lâm vào thế phòng ngự bị động.
B. Cuộc chiến tranh ở Đông Dương đã trở thành một bộ phận trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.
C. Phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao trên khắp thế giới.
D. Nhân dân Pháp đang ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12