Đề lý thuyết số 04 ( có video chữa)
- Câu 1 : Chọn các tính chất sau đây điền vào chỗ trống cho đúng nghĩa: Dao động……… là dao động của một vật được duy trì với biên độ không đổi nhờ tác dụng của ngoại lực tuần hoàn
A Điều hòa.
B Tự do.
C Tắt dần.
D Cưỡng bức.
- Câu 2 : Chọn các tính chất sau đây điền vào chỗ trống cho đúng nghĩa: Một vật khi dịch chuyển khỏi VTCB một đoạn x, chịu tác dụng của một lực F = -kx thì vật đó dao động……………
A Điều hòa.
B Tự do.
C Tắt dần.
D Cưỡng bức.
- Câu 3 : Chọn cụm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống sau cho hợp nghĩa : Dao động tự do là dao động mà . . . . chỉ phụ thuộc các . . . . không phụ thuộc các . . . .
A Công thức, yếu tố bên ngoài, đặc tính của hệ.
B Chu kỳ, đặc tính của hệ, yếu tố bên ngoài
C Tần số, yếu tố bên ngoài, đặc tính của hệ.
D Biên độ, đặc tính của hệ, yếu tố bên ngoài.
- Câu 4 : Chọn cụm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống sau cho hợp nghĩa :Dao động . . . . . là dao động của một vật được duy trì với biên độ không đổi nhờ tác dụng của . . . .
A Tuần hoàn, lực đàn hồi.
B Điều hòa, ngoại lực tuần hoàn
C Cưỡng bức, ngoại lực tuần hoàn.
D Tự do, lực hồi phục.
- Câu 5 : Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động
A với tần số bằng tần số dao động riêng
B với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng
C với tần số lớn hơn tần số dao động riêng
D mà không chịu ngoại lực tác dụng
- Câu 6 : Nhận định nào sau đây sai khi nói về dđộng cơ học tắt dần ?
A Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.
B Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh
C Dđộng tắt dần là daođộng có biên độ giảm dần theo thời gian.
D Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.
- Câu 7 : Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn.
B Dao động duy trì có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng của con lắc.
C Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức.
- Câu 8 : Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A Biên độ của dao động riêng chỉ phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu để tạo lên dao động.
B Biên độ của dđộng tắt dần giảm dần theo thời gian.
C Biên độ của dao động duy trì phụ thuộc vào phần năng lượng cung cấp thêm cho dao động trong mỗi chu kỳ.
D Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
- Câu 9 : Phát biểu nào sau đây là đúng?
A Trong daođộng tắt dần, một phần cơ năng đã biến thành nhiệt năng.
B Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến đổi thành hoá năng.
C Trong daođộng tắt dần, một phần cơ năng đã biến đổi thành điện năng.
D Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng đã biến đổi thành quang năng.
- Câu 10 : Hai dao động điều hoà cùng pha khi độ lệch pha giữa chúng là
A ∆φ = 2nπ(với n ∈ Z).
B ∆φ = (2n + 1)π (với n ∈ Z).
C ∆φ = (2n + 1)π/2 (với n ∈ Z).
D ∆φ = (2n + 1)π/4 (với n ∈ Z).
- Câu 11 : Nhận xét nào sau đây về biên độ dao động tổng hợp là không đúng? Dao động tổng hợp của hai dđộng điều hoà cùng phương, cùng tần số
A có biên độ phụ thuộc vào biên độ của dao động hợp thành thứ nhất.
B có biên độ phụ thuộc vào biên độ của dao động hợp thành thứ hai.
C có biên độ phụ thuộc vào tần số chung của hai dao động hợp thành.
D có biên độ phụ thuộc vào độ lệch pha giữa hai dao động hợp thành.
- Câu 12 : Đồ thị biểu diễn hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ A và ngược pha nhau. Điều nào sau đây là đúng khi nói về hai dao động này :
A Biên độ dđộng tổng hợp bằng 2A.
B Cùng đi qua vị trí cân bằng theo một hướng.
C Độ lệch pha giữa hai dao động là 2π.
D Có li độ luôn đối nhau.
- Câu 13 : Cho hai dđđhoà cùng phương, cùng tần số có phương trình như sau: x1 = A1sin(ωt + φ1) (cm) và x2 = A2sin (ωt + φ2) (cm) . Biên độ dđộng tổng hợp có giá trị cực đại khi độ lệch pha của hai dđộng thành phần có giá trị nào sau đây?
A φ2 – φ1 = (2k + 1)π
B φ2 – φ1 = kπ
C φ2 – φ1 = 2kπ
D φ2 – φ1 = kπ/2
- Câu 14 : Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số có phươngtrình: x1 = A1sin(ωt + φ1) (cm) và x2 = A2sin(ωt + φ2) (cm). Biên độ của dđộng tổng hợp lớn nhất khi :
A φ2 – φ1 = (2k + 1)π
B φ2 – φ1 = (2k+1)π/2
C φ2 – φ1 = 2kπ
D Đáp án khác
- Câu 15 : Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số có phương trình: x1 = A1sin(ωt + φ1) (cm) và x2 = A2sin(ωt + φ2) cm. Biên độ của dao động tổng hợp nhỏ nhất khi
A φ2-φ1 = (2k+1)π/2.
B φ2-φ1 = (2k+1)π
C φ2-φ1 = k2π.
D Một giá trị khác
- Câu 16 : Hai dđộng đhòa thành phần cùng phương, cùng tần số, cùng pha có biên độ là A1 và A2 với A2 = 3A1 thì dao động tổng hợp có biên độ A là
A A1.
B 2A1.
C 3A1.
D 4A1.
- Câu 17 : Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, ngược pha có biên độ là A1 và A2 với A1 = 2A2thì dao động tổng hợp có biên độ A là
A A2.
B 2A2.
C 3A1.
D 2A1
- Câu 18 : Hai dao động điều hòa thành phần cùng biên độ A, cùng tần số, vuông pha nhau thì dao động tổng hợp có biên độ A’ là:
A A
B A
C A/2
D 2A
- Câu 19 : Một vật nhỏ dao động điều hòa có biên độ A, chu kì dao động T, ở thời điểm ban đầu t0 = 0 vật đang ở vị trí biên. Quãng đường mà vật đi được từ thời điểm ban đầu đến thời điểm t = T/4 là
A A/2 .
B 2A .
C A
D A/4
- Câu 20 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học?
A Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộnghưởng) không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.
B Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy.
C Hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ.
D Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy
- Câu 21 : Một con lắc đơn gồm sợi dây có khối lượng không đáng kể, không dãn, có chiều dài l vàviên bi nhỏ có khối lượng m. Kích thích cho con lắc dao động điều hoà ở nơi có gia tốc trọng trường g. Nếu chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng của viên bi thì thế năng của con lắc này ở li độ góc α có biểu thức là
A mgl (3 - 2cosα).
B mgl (1 - sinα).
C mgl (1 + cosα).
D mgl (1 - cosα).
- Câu 22 : Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc khôngđổi) thì tần số dao động điều hoà của nó sẽ (TS CĐ 2007)
A tăng vì tần số dao động điều hoà của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.
B giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.
C không đổi vì chu kỳ dao động điều hoà của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.
D tăng vì chu kỳ dao động điều hoà của nó giảm.
- Câu 23 : Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?
A Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.
B Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
C Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.
D Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.
- Câu 24 : Một vật dao động điều hòa dọc theo trục tọa độ nằm ngang Ox với chu kì T, vị trí cân bằng và mốc thế năng ở gốc tọa độ. Tính từ lúc vật có li độ dương lớn nhất, thời điểm đầu tiên mà động năng và thế năng của vật bằng nhau là
A T/4.
B T/8.
C T/12.
D T/6.
- Câu 25 : Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
A Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
B Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
C Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức
D Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
- Câu 26 : Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì
A động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại.
B khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu.
C khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng.
D thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất