Trắc nghiệm Sinh 6 bài 9
- Câu 1 : Rễ cọc có đặc điểm nào sau đây ?
A. Bao gồm nhiều rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con đâm ngược lên trên mặt đất.
B. Bao gồm một rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con đâm xiên xuống mặt đất.
C. Bao gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, mọc tỏa ra từ gốc thân tạo thành chùm.
D. Bao gồm nhiều rễ con mọc nối tiếp nhau tạo thành chuỗi.
- Câu 2 : Rễ thực vật được phân chia làm mấy loại chính ?
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại
- Câu 3 : Cây nào dưới đây có rễ cọc ?
A. Rau dền
B. Hành hoa
C. Lúa
D. Chuối
- Câu 4 : Trong số các cây dưới đây, có bao nhiêu cây có rễ chùm ?
1. Bưởi
2. Diếp cá
3. Dừa
4. Ngô
5. Bằng lăngA. 3
B. 1
C. 2
D. 4
- Câu 5 : Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật có cùng dạng rễ ?
A. Tỏi và rau ngót
B. Bèo tấm và tre
C. Mít và riềng
D. Mía và chanh
- Câu 6 : Cây nào dưới đây có cấu tạo cấu tạo rễ có nhiều sai khác với những cây còn lại ?
Rễ chùm: Bèo cái, Bèo Nhật Bản, Bèo tấm; Rễ cọc: Đậu xanhA. Bèo cái
B. Bèo Nhật Bản
C. Bèo tấm
D. Đậu xanh
- Câu 7 : Người ta phân chia phần rễ cây mọc trong đất thành mấy miền chính ?
A. 3 miền
B. 4 miền
C. 2 miền
D. 5 miền
- Câu 8 : Cây nào dưới đây có rễ phụ ?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Si
C. Trầu không
D. Ngô
- Câu 9 : Theo chiều từ rễ lên thân, các miền của rễ được sắp xếp theo trình tự như thế nào ?
A. Miền chóp rễ, miền sinh trưởng, miền hút, miền trưởng thành.
B. Miền sinh trưởng, miền chóp rễ, miền hút, miền trưởng thành.
C. Miền chóp rễ, miền hút, miền sinh trưởng, miền trưởng thành.
D. Miền hút, miền chóp rễ, miền trưởng thành, miền sinh trưởng.
- Câu 10 : Trong cấu tạo của rễ, miền trưởng thành đảm nhiệm chức năng gì ?
A. Hấp thụ nước và muối khoáng
B. Che chở cho đầu rễ
C. Dẫn truyền
D. Làm cho rễ dài ra
- Câu 11 : Rễ các cây ngập trong nước có lông hút không ?
A. Tất cả những cây mà rễ ngập trong nước đều có lông hút.
B. Tất cả những cây mà rễ ngập trong nước không có lông hút.
C. Phần lớn những cây mà rễ ngập trong nước có có lông hút
D. Phần lớn những cây mà rễ ngập trong nước không có lông hút
- Câu 12 : Các cây sống trong nước rễ không có lông hút vì
A. Cây không cần nước.
B. Cây hút nước và muối khoáng hoà tan qua bề mặt các tế bào biểu bì của rễ.
C. Môi trường nước đã nâng đỡ cây.
D. Cả A và B.
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 2 Nhiệm vụ của Sinh học
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 1 Đặc điểm của cơ thể sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 3 Đặc điểm chung của thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 4 Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 5 Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 7 Cấu tạo tế bào thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 8 Sự lớn lên và phân chia của tế bào
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 9 Các loại rễ, các miền của rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 10 Cấu tạo miền hút của rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 11 Sự hút nước và muối khoáng của rễ