Đề thi HK1 môn Vật lý 12 năm 2018-2019 - THPT Cao...
- Câu 1 : Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số f thay đổi được vào hai đầu một cuộn cảm thuần. Khi f = 50 Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm có giá trị hiệu dụng bằng 3 A. Khi f = 60 Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm có giá trị hiệu dụng bằng
A. 3,6 A.
B. 4,5 A
C. 2,5 A.
D. 2,0 A
- Câu 2 : ứng dụng của hiện tượng sóng dừng để:
A. xác định chu kì sóng.
B. xác định tốc độ truyền sóng.
C. xác định tần số sóng.
D. xác định năng lượng sóng.
- Câu 3 : Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động với tần số 20 Hz, tại một điểm M cách S1 , S2 lần lượt là 16 cm và 20 cm, sóng có biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của S1 S2 có 3 dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu ?
A. 26,7 cm/s.
B. 40 cm/s.
C. 20 cm/s.
D. 53,4 cm/s.
- Câu 4 : Biểu thức sóng của điểm M trên dây đàn hồi có dạng u = 5cos2π cm. Trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây. Trong khoảng thời gian 1s sóng truyền được quãng đường ℓà
A. 40cm
B. 20cm
C. 5cm
D. 10cm
- Câu 5 : Đoạn mạh RLC mắc nối tiếp, mắc vào hiệu điện thế u = U0cos(ωt). Điều kiện để có cộng hưởng trong mạch là.
A. LCω = 1 .
B. LCω2 = 1.
C. LC = Rω2.
D. R = L/C.
- Câu 6 : Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(wt + j), thì biên độ A của vật sẽ phụ thuộc vào:
A. Cách kích thích vật dao động.
B. Việc chọn gốc thời gian cho bài toán.
C. Việc chọn gốc thời gian và chiều dương của trục tọa độ.
D. Đặc tính riêng của hệ dao động.
- Câu 7 : Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và tăng khối lượng m lên 8 lần thì chu kì dao động của vật sẽ
A. giảm 2 lần.
B. tăng 2 lần.
C. giảm 4 lần.
D. tăng 4 lần.
- Câu 8 : Đặt vào hai đầu cuộn cảm L=1/p(H) một hiệu điện thế xoay chiều 220V-50Hz. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm là.
A. I = 1,6A
B. I = 2,0A
C. I = 2,2A
D. I = 1,1A
- Câu 9 : Một con ℓắc ℓò xo có độ cứng K = 50N/m dao động điều hòa với biên độ A = 5cm. Tại vị trí có li độ 2,5cm tỉ số giữa động năng và thế năng của hệ là
A. 2
B. 0,5
C. 0,33
D. 3
- Câu 10 : Mạch điện nào sau đây thì cường độ tức thời trong mạch cùng pha với điện áp tức thời 2 đầu mạch?
A. Mạch chỉ có cuộn đây
B. Mạch chỉ có cuộn cảm thuần
C. Mạch chỉ có điện trở
D. Mạch chỉ có tụ điện
- Câu 11 : Trong một mạch dao động cường độ dòng điện dao động là i ═ 0,01cos100pt (A).Hệ số tự cảm của cuộn dây là 0,2H. Tính điện dung C của tụ điện.
A. 0,001F.
B. 5.10-5F.
C. 5.10-4F.
D. 4.10-4F.
- Câu 12 : Mạch dao động điều hòa LC, khi tăng điện dung của tụ lên 2 lần và giảm độ tự cảm đi 8 lần thì tần số dao động của mạch
A. tăng 2 lần.
B. giảm 8 lần.
C. tăng 16 lần.
D. giảm 2 lần.
- Câu 13 : Một lò xo nhẹ được treo thẳng đứng vào điểm cố định. Gắn vật nặng 100g vào đầu tự do. Khi kích thích cho vật dao động điều hòa thì thời gian để vật di chuyển từ vị trí thấp nhất đến vị trí cao nhất là 0,25s. Lấy π2 = 10. Độ cứng của lò xo là
A. 2,5 N/m.
B. 64 N/m.
C. 16 N/m.
D. 32 N/m.
- Câu 14 : Với một sóng nhất định, vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào
A. môi trường truyền sóng
B. Biên độ truyền sóng
C. tần số sóng
D. chu kì sóng
- Câu 15 : Một dòng điện xoay chiều chạy qua điện trở R=10W, nhiệt lượng tỏa ra trong 30min là 900kJ. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là.
A. I0 = 0,32A
B. I0 = 10,0A
C. I0 = 0,22A
D. I0 = 7,07A
- Câu 16 : Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm một tụ điện và một cuộn cảm thuần mắc nối tiếp. Độ lệch pha giữa điện áp ở hai đầu tụ điện và điện áp ở hai đầu đoạn mạch bằng
A. π/2
B. π/6
C. π/4
D. 0 hoặc π.
- Câu 17 : Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, khi cường độ âm tăng gấp 100 lần giá trị cường độ âm ban đầu thì mức cường độ âm
A. giảm đi 20 dB
B. giảm đi 20 lần
C. tăng thêm 20 dB
D. tăng 20 lần
- Câu 18 : Cho mạch điện gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Mạch được đặt dưới điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 170 V và tần số không đổi thì điện áp hiệu dụng hai đầu L và C lần lượt là UL = 200 V và UC = 120 V, điện áp hiệu dụng hai đầu R là
A. UR = 150V
B. UR = 60V
C. UR = 120V
D. UR = 90V
- Câu 19 : Dung kháng của tụ điện tăng khi đại lượng nào sau đây tăng?
A. Giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều đặt vào tụ.
B. Tần số dòng điện xoay chiều qua tụ.
C. Chu kỳ của dòng điện xoay chiều qua tụ.
D. Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều qua tụ.
- Câu 20 : Chọn phát biểu đúng khi nói về năng lượng của vật dao động điều hòa.
A. Khi vật chuyển động về vị trí cân bằng thì thế năng của vật tăng.
B. Khi động năng của vật tăng thì thế năng cũng tăng.
C. Khi vật chuyển động từ vị trí cân bằng ra vị trí biên thì động năng của vật tăng.
D. Khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng thì động năng của vật lớn nhất.
- Câu 21 : Tại điểm A nằm cách nguồn 1m có mức cường độ âm là LA = 90dB . Tại điểm B nằm cách nguồn 10m có mức cường độ âm là :
A. 110 dB.
B. 80 dB.
C. 9 dB.
D. 70dB.
- Câu 22 : Trong mạch điện RLC mắc nối tiếp, nếu tần số f của dòng điện xoay chiều thay đổi thì tích số nào sau đây luôn là hằng số.
A. ZC.ZL = hằng số
B. Z.R = hằng số.
C. ZC.R = hằng số.
D. ZL.R = hằng số.
- Câu 23 : Dao động cơ học điều hòa đổi chiều khi:
A. Lực tác dụng bằng không.
B. Lực tác dụng có độ lớn cực tiểu.
C. Lực tác dụng có độ lớn cực đại.
D. Lực tác dụng đổi chiều.
- Câu 24 : Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều là:
A. Dựa vào hiện tượng tự cảm
B. Dựa vào từ trường quay
C. Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ
D. Dựa vào từ trường biến thiên
- Câu 25 : Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình u = Acosωt. Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến điểm đó bằng
A. một số nguyên lần bước sóng.
B. một số bán nguyên lần bước sóng
C. một số bán nguyên lần nửa bước sóng
D. một số nguyên lần nửa bước sóng.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất