40 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Tiến hóa động...
- Câu 1 : Hệ hô hấp của thằn lằn hoàn chỉnh hơn ếch là:
A. Mặt trong phổi có nhiều vách ngăn hơn
B. Thực hiện hô hấp nhờ sự co, dãn của cơ liên sườn
C. Diện tích trao đổi khí tăng
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 2 : Hệ tuần hoàn của chim và thú giống nhau ở chỗ:
A. Tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể đỏ tươi
B. Tim 3 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha
C. Tim 3 ngăn, tuần hoàn 2 vòng
D. Tim 2 ngăn, tuần hoàn 1 vòng
- Câu 3 : Động vật có xương sống nào phát triển qua biến thái:
A. Cá ngựa
B. Ếch đồng
C. Thằn lằn
D. Cá voi
- Câu 4 : Điểm giống nhau giữa cá, ếch, thằn lằn:
A. Là động vật biến nhiệt
B. Cơ thể có vảy sừng
C. Thụ tinh ngoài, đẻ trứng
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 5 : Đặc điểm da của lớp thú:
A. Da ẩm ướt, có vảy xương
B. Da khô, có lông vũ
C. Da ẩm, có lông mao
D. Da khô, có vảy sừng
- Câu 6 : Động vật di chuyển theo lối bay là:
A. Bướm
B. Bồ câu
C. Dơi
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 7 : Con tôm sông di chuyển bằng:
A. Chân bò
B. Chân bơi
C. Chân bò và chân bơi
D. Cả a, b, c đều sai
- Câu 8 : Vừa di chuyển kiểu bò, kiểu nhảy và cả bằng cánh là loài:
A. Châu chấu
B. Bướm
C. Dơi
D. Ong mật
- Câu 9 : Kanguru di chuyển theo kiểu:
A. Bò 4 chi
B. Nhảy trên 2 chi trước
C. Nhảy đồng thời bằng 2 chi sau
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 10 : Di chuyển theo lối leo trèo và chuyền cành có ở loài:
A. Vượn
B. Chim bồ câu
C. Thằn lằn
D. Thỏ
- Câu 11 : Loài nào dưới đây không phải là cơ thể đơn bào:
A. Trùng cỏ
B. Thuỷ tức
C. Trùng giày
D. Trùng biến hình
- Câu 12 : Ngành động vật có cơ quan phân hoá phức tạp nhất là:
A. Động vật nguyên sinh
B. Động vật có xương sống
C. Chân khớp
D. Ruột khoang
- Câu 13 : Phương thức hô hấp chủ yếu của động vật sống ở nước là bằng:
A. Phổi
B. Da
C. Các ống khí
D. Mang
- Câu 14 : Lớp động vật đầu tiên xuất hiện tim 4 ngăn: 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ là
A. Chim
B. Bò sát
C. Lưỡng cư
D. Thú
- Câu 15 : Hệ thần kinh đặc trưng của động vật có xương là:
A. Thần kinh lưới
B. Thần kinh chuỗi
C. Thần kinh ống
D. Thần kinh hạch
- Câu 16 : Hình thức sinh sản đặc trưng của động vật nguyên sinh là
A. Phân đôi
B. Hữu tính
C. Tái sinh
D. Mọc chồi
- Câu 17 : Động vật có xương sống có kiểu thụ tinh trong là:
A. Bò sát
B. Chim
C. Thú
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 18 : Động vật dưới đây có kiểu thụ tinh ngoài là:
A. Trùng giày
B. Sứa
C. Trùng cỏ
D. Trùng biến hình
- Câu 19 : Trong các hình thức sinh sản dưới đây, hình thức nào được xem là tiến hoá nhất?
A. Sinh sản vô tính
B. Sinh sản hữu tính
C. Sinh sản hữu tính và thụ tinh trong
D. Sinh sản hữu tính và thụ tinh ngoài
- Câu 20 : Động vật có sự chăm sóc con sau khi đẻ ra là:
A. Ếch đồng
B. Chim bồ câu
C. Thằn lằn
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 21 : Động vật xuất hiện sớm nhất trên trái đất là:
A. Động vật nguyên sinh
B. Động vật đa bào ở cạn
C. Động vật chân khớp
D. Động vật đa bào ở nước
- Câu 22 : Lớp động vật phát triển nhiều nhất về số lượng loài là:
A. Thú
B. Chim
C. Sâu bọ
D. Cá
- Câu 23 : Lớp động vật tiến hoá cao nhất trong ngành động vật có xương sống là:
A. Cá
B. Bò sát
C. Chim
D. Thú
- Câu 24 : Dựa trên các bằng chứng hoá thạch, người ta đã chứng minh lưỡng cư cổ bắt nguồn từ:
A. Ếch nhái cổ
B. Cá vây chân cổ
C. Bò sát cổ
D. Chim cổ
- Câu 25 : Dựa trên bằng chứng hoá thạch, người ta đã chứng minh từ bò sát cổ đã phát sinh ra:
A. Chim cổ
B. Thú cổ
C. Lưỡng cư cổ
D. Cả a, b đều đúng
- Câu 26 : Tính đa dạng sinh học cao nhất ở môi trường:
A. Nhiệt đới
B. Đới lạnh
C. Hoang mạc đới nóng
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 27 : Đặc điểm cấu tạo của động vật vùng đới lạnh có ý nghĩa giúp chúng giữ nhiệt cho cơ thể chống rét là:
A. Chân dài
B. Cơ thể có bộ lông dày, rậm
C. Chân có móng rộng
D. Đệm thịt dưới chân dày
- Câu 28 : Đặc điểm cấu tạo giúp chuột nhảy thích nghi với nhiệt độ nóng của môi trường là:
A. Bộ lông dày để chống nóng
B. Chân dài, mảnh
C. Lớp mỡ bụng dày
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 29 : Để tránh rét, về mùa đông gấu bắc cực có hiện tượng:
A. Ngủ đông
B. Di cư
C. Hoạt động ban ngày
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 30 : Màu của bộ lông chồn, cáo xứ lạnh về mùa hè có màu:
A. Nâu hay xám
B. Sáng
C. Trắng
D. Nhạt
- Câu 31 : Ở cá trích, chi chuyên hóa thành
A. vây bơi có các tia vây
B. bàn tay, bàn chân cầm nắm
C. chi năm ngón có màng bơi
D. cánh được cấu tạo bằng màng da
- Câu 32 : Động vật nào dưới đây không có khả năng di chuyển?
A. Rươi
B. Tôm
C. San hô
D. Đỉa
- Câu 33 : Hình thức di chuyển nào dưới đây không có ở châu chấu?
A. Bay
B. Bò
C. Bơi
D. Nhảy bằng hai chân sau
- Câu 34 : Động vật nào dưới đây hô hấp chủ yếu bằng da?
A. Ếch đồng
B. Báo gấm
C. Chim bồ câu
D. Thằn lằn bóng đuôi dài
- Câu 35 : Động vật nào dưới đây có cơ thể chưa phân hóa thành các hệ cơ quan?
A. Thủy tức
B. Trùng biến hình
C. Cá nheo
D. San hô
- Câu 36 : Trong số các động vật dưới đây, có bao nhiêu động vật chưa có hệ tuần hoàn?1. Thủy tức
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 37 : Động vật nào dưới đây thụ tinh ngoài?
A. Cá chép
B. Chim bồ câu
C. Rùa núi vàng
D. Thỏ hoang
- Câu 38 : Tiến hoá là gì?
A. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện dần cơ thể để thích nghi với điều kiện sống
B. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện dần cơ thể để chống lại điều kiện sống
C. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện cơ thể để chống lại các điều kiện sống bất lợi
D. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng đơn gian hoá dần cơ thể để thích nghi với điều kiện sống
- Câu 39 : Trong các lớp động vật sau, lớp nào kém tiến hóa nhất?
A. Lớp Bò sát
B. Lớp Giáp xác
C. Lớp Lưỡng cư
D. Lớp Thú
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 1 Thế giới động vật đa dạng, phong phú
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 2 Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 4 Trùng roi
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 8 Thủy tức
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9 Đa dạng của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 10 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 Sán lá gan
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 12 Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 5 Trùng biến hình và trùng giày
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét