Đề kiểm tra 1 tiết chương Dao động cơ Vật lý 12
- Câu 1 : Một vật dao động điều hòa, cứ mỗi phút thực hiện được 120 dao động. Khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp động năng bằng một nửa cơ năng của nó là:
A. 2 s
B. 1 s
C. 0,125s
D. 0,5 s
- Câu 2 : Con lắc đơn có chiều dài l, khối lượng m được treo tại nơi có gia tốc trọng trường g. Chu kỳ dao động điều hòa tự do của con lắc là
A. \({\rm{T = 2\pi }}\sqrt {\frac{g}{{\rm{l}}}} .\)
B. \({\rm{T = 2\pi }}\sqrt {\frac{{\rm{l}}}{{\rm{g}}}} .\)
C. \({\rm{T = }}\frac{1}{{{\rm{2\pi }}}}\sqrt {\frac{{\rm{l}}}{{\rm{g}}}} .\)
D. \({\rm{T = }}\frac{1}{{{\rm{2\pi }}}}\sqrt {\frac{{\rm{g}}}{{\rm{m}}}} .\)
- Câu 3 : Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ khối lượng 100 g và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m. Ban đầu vật được giữ ở vị trí lò xo dãn 4 cm rồi thả nhẹ.Bỏ qua mọi ma sát, lực cản. Động năng cực đại mà vật đạt được
A. 800 J.
B. 0,08 J.
C. 160 J.
D. 0,16 J.
- Câu 4 : Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình ly độ là x = 5cos(4\(\pi\)t +\(\pi\)/2) (cm) ( t tính bằng s). Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Tốc độ cực đại của vật là 20 cm/s.
B. Lúc t = 0, vật qua vị trí cân bằng O, ngược chiều dương của trục Ox.
C. Vật thực hiện 2 dao động toàn phần trong 1 s.
D. Chiều dài quỹ đạo của vật là 20 cm.
- Câu 5 : Một con lắc đơn có chu kỳ dao động điều hòa là T. Khi giảm chiều dài con lắc 10 cm thì chu kỳ dao động của con lắc biến thiên 0,1 s. Chu kỳ dao động T ban đầu của con lắc là
A. T = 1,9 s.
B. T = 1,95 s.
C. T = 2,05 s.
D. T = 2 s.
- Câu 6 : Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số có các phương trình là x1 = 4cos(10t + π/4) cm; x2 = 3cos(10t + 3π/4) cm. Gia tốc cực đại của vật trong quá trình dao động là
A. 5m/s2.
B. 50 cm/s2.
C. 0,5 m/s2.
D. 5 cm/s2.
- Câu 7 : Con lắc đơn gồm vật nhỏ khối lượng m = 200g, chiều dài dây treo l, dao dộng điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8m/s2 với biên độ góc là 60, lấy π2 = 10. Giá trị lực căng dây treo khi con lắc đị qua vị trí vật có thế năng bằng 3 lần động năng là
A. 1,93 N.
B. 1,99 N.
C. 1,90 N.
D. 1,96 N.
- Câu 8 : Hai chất điểm M, N dao động điều hòa dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục tọa độ Ox. Vị trí cân bằng của M và của N đều ở trên một đường thẳng qua gốc tọa độ và vuông góc với Ox. Phương trình dao động của chúng lần lượt là x1 = 10cos2πt (cm) và \(x_{2} = 10 cos(2\pi t +\frac{\pi }{2} )\) (cm) . Hai chất điểm gặp nhau khi chúng đi qua nhau trên đường thẳng vuông góc với trục Ox. Thời điểm lần thứ 2013 hai chất điểm gặp nhau là:
A. 16 phút 46,42s.
B. 16 phút 47,42s
C. 16 phút 46,92s
D. 16 phút 45,92s
- Câu 9 : Tìm phát biểu sai về năng lượng dao động điều hòa của con lắc lò xo
A. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.
B. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên
C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở VTCB
D. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn với tần số bằng hai lần tần số dao động
- Câu 10 : Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là 50 g. Con lắc dao động điều hòa theo một trục cố định nằm ngang với phương trình x = Acos\(\omega\)t. Cứ sau những khoảng thời gian 0,05 s thì động năng và thế năng của vật lại bằng nhau. Lấy \(\pi ^{2}=10\). Lò xo của con lắc có độ cứng bằng
A. 50 N/m.
B. 100 N/m.
C. 25 N/m.
D. 200 N/m.
- Câu 11 : Một con lắc đơn treo vào trần của một xe . Khi xe chuyển động thẳng biến đổi đều trên đường nằm ngang thì chu kỳ dao động của con lắc so với khi xe đang đứng yên:
A. giảm.
B. tăng.
C. không đổi.
D. Không có cơ sở kết luận
- Câu 12 : Một hệ dao động có tần số riêng f0 = 2,5 Hz. Khi hệ chịu tác dụng của một ngoại lực có biểu thức F = F0sin(8πt) N thì hệ sẽ dao động cưỡng bức với tần số:
A. 4 Hz
B. 2 Hz
C. 6 Hz
D. 7Hz
- Câu 13 : Một vật dao động điều hòa với biên độ 4cm. Khi nó có li độ 2cm thì vận tốc là 1m/s. Tần số dao động bằng
A. 1,6Hz
B. 2,6Hz
C. 3,6 Hz
D. 4,6 Hz
- Câu 14 : Hai vật dao động điều hòa coi như trên cùng 1 trục Ox, cùng tần số và cùng vị trí cân bằng, có các biên độ lần lượt là 4cm và 2cm. Biết độ lệch pha hai dao động nói trên là 600. Tìm khoảng cách cực đại giữa hai vật?
A. \(2\sqrt{3}cm\)
B. \(2\sqrt{2}cm\)
C. \(3\sqrt{3}cm\)
D. 6cm.
- Câu 15 : Một con lắc lò xo gồm một quả cầu có khối lượng m và lò xo có độ cứng 40 N/m. Con lắc dao động với biên độ 4cm. Biết thời gian con lắc dao động 100 chu kì là 31,4s. Khối lượng quả cầu bằng
A. 100g
B. 200g
C. 300g
D. 400g
- Câu 16 : Một vật nhỏ thực hiện dao động điều hòa theo phương trình \(x = 10\cos \left( {4\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\,\,\left( {cm} \right)\) với t tính bằng giây. Động năng của vật đó biến thiên với chu kì bằng
A. 0,125s
B. 0,25s
C. 0,5s
D. 1,0s.
- Câu 17 : Cho biết gia tốc của sự rơi tự do ở mặt trăng nhỏ hơn trên trái đất 6 lần. Chu kỳ của con lắc thay đổi thế nào khi đưa con lắc từ trái đất lên mặt trăng:
A. Tăng 6 lần
B. Tăng \(\sqrt{6}\) lần
C. Giảm 6 lần
D. Giảm 3 lần
- Câu 18 : Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox với tần số góc \(\omega\). Ở li độ x, vật có gia tốc là
A. \(-\omega ^{2}x\)
B. \(-\omega x^{2}\)
C. \(\omega ^{2}x\)
D. \(\omega x^{2}\)
- Câu 19 : Dao động của một hệ được bổ sung năng lượng cho hệ đúng bằng năng lượng mà nó đã mất đi là
A. dao động duy trì
B. dao động tự do
C. dao động tuần hoàn
D. dao động cưỡng bức
- Câu 20 : Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 4cos(2πt + π/3)(cm). Pha dao động là
A. 2π.
B. 4
C. π/3.
D. (2πt + π/3)
- Câu 21 : Công thức tính chu kì của con lắc đơn là
A. \(\sqrt {\frac{g}{l}} \)
B. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{l}{g}} \)
C. \(2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)
D. \(\sqrt {\frac{l}{g}} \)
- Câu 22 : Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m và có độ cứng 40 N/m đang dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Khi vật đi qua vị trí có li độ 3 cm, con lắc có động năng bằng
A. 0,018 J.
B. 0,024 J.
C. 0,032 J.
D. 0,050 J
- Câu 23 : Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa, lò xo có độ cứng 100 N/m, vật năng có khối lượng 400g. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng, lấy g = 10 m/s2 và π2 =10. Gọi Q là đầu cố định của lò xo. Khi lực tác dụng lên Q bằng 0, tốc độ của vật \(\left| v \right| = \frac{{{v_{\max }}\sqrt 3 }}{2}\) . Thời gian ngắn nhất để vật đi hết quãng đường \(8\sqrt 2 \) cm là
A. 0,6 s.
B. 0,1 s.
C. 0,2 s.
D. 0,4 s.
- Câu 24 : Hai con lắc đơn cùng khối lượng, dao động điều hòa tại cùng một nơi với cùng biên độ góc và chu kỳ lần luợt là T1 = 3T2. Tìm tỉ số cơ năng toàn phần của hai con lắc này?
A. 3
B. 6
C. 9
D. 1,5
- Câu 25 : Một vật thực hiện đồng thời hai dao động \(x_{1}=\cos(4\pi t+\varphi _{1})(cm)\) và \(x_{2}=\sqrt{3}\cos(4\pi t+\frac{\pi }{4})(cm)\). Để biên độ dao động tổng hợp bằng 2 cm thì \(\varphi _{1}\) có giá trị bằng
A. \(\frac{\pi }{4}\)
B. \(\frac{3\pi }{4}\)
C. \(\frac{\pi }{2}\)
D. \(\frac{\pi }{6}\)
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất