Đề thi HK1 môn Vật Lý 6 năm 2020 trường THCS Nguyễ...
- Câu 1 : Để kéo một vật có khối lượng 18,5kg lên cao theo phương thẳng đứng, người ta phải dùng một lực có cường độ ít nhất bằng
A. F = 1,85N
B. F = 180N
C. F = 18,5N
D. F = 185N
- Câu 2 : Một vật khối lượng 250g, có trọng lượng là bao nhiêu?
A. 250N
B. 2,5N
C. 25N
D. 0,25N
- Câu 3 : 1,2 lít nước có khối lượng bằng bao nhiêu, biết rằng khối lượng riêng của nước bằng 1000kg/m3?
A. 1,2kg.
B. 12kg.
C. 120kg.
D. 1,2 tấn.
- Câu 4 : Nếu sữa trong một hộp sữa có khối lượng tịnh 397 gam và thể tích 0,314 lít thì trọng lượng riêng của sữa có giá trị gần đúng là bao nhiêu?
A. 1,264N/m3
B. 0,791N/m3
C. 12 643N/m3
D. 1264N/m3
- Câu 5 : Cầu thang là thí dụ của máy cơ đơn giản nào trong các máy cơ đơn giản sau đây?
A. Đòn bẩy.
B. Mặt phẳng nghiêng.
C. Ròng rọc động.
D. Ròng rọc cổ định.
- Câu 6 : Một cái bàn có chiều dài lớn hơn 0,5m và nhỏ hơn 1m. Dùng thước đo nào sau đây để đo chiều dài của bàn là thuận lợi nhất và chính xác nhất?
A. Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1mm.
B. Thước có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 1mm.
C. Thước có GHĐ là 0,5m và ĐCNN là 1cm.
D. Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1cm.
- Câu 7 : Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều rộng lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là không đúng?
A. 4,44m.
B. 44,4dm.
C. 444cm.
D. 445cm.
- Câu 8 : Có thể dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích của vật nào dưới đây?
A. 1 bát gạo.
B. 1 hòn đá sỏi.
C. 5 viên phấn.
D. 1 cái kim.
- Câu 9 : Trong các số liệu sau đây, sổ liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa?
A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330ml.
B. Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén.
C. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99
D. Trên vỏ gói xà phòng bột có ghi: khối lượng tịnh 1kg.
- Câu 10 : Gió thổi mạnh không gây ra sự biến đổi nào trong các biến đổi dưới đây?
A. Lúa trên đồng đổ rạp về một phía.
B. Cây lớn nhanh hơn.
C. Xe đạp trên đường đi chậm lại.
D. Xe đạp trên đường đi nhanh hơn.
- Câu 11 : Khi thả một hòn đá vào bình chia độ (GHĐ 100 cm3, ĐCNN 1cm3) có chứa 50cm3 nước người ta thấy rằng mực nước trong bình dâng lên ngang vạch 95cm3. Thể tích hòn đá là
A. 95cm3
B. 50cm3
C. 45cm3
D. 145cm3
- Câu 12 : Hai lực cân bằng có đặc điểm nào dưới đây?
A. Cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau.
B. Cùng phương, cùng chiều, mạnh khác nhau.
C. Cùng phương. ngược chiểu, mạnh như nhau.
D. Khác phương, khác chiều, mạnh như nhau.
- Câu 13 : Công thức tính khối lượng riêng là
A. D = V
B. D = PV
C. D = mV
D. D = m/V
- Câu 14 : Một vật đặc có khối lượng 8000g và thể tích 2dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là
A. 40N/m3
B. 4N/m3
C. 4000N/m3
D. 40000N/m3
- Câu 15 : Máy cơ đơn giản nào không làm thay đổi hướng của lực kéo?
A. Mặt phẳng nghiêng.
B. Ròng rọc động.
C. Ròng rọc cố định.
D. Đòn bẩy.
- Câu 16 : Người thợ may dùng thước nào dưới đây để đo vòng cổ khách hàng may áo sơ mi?
A. Thước kẻ có GHĐ 30cm, ĐCNN 1mm.
B. Thước dây có GHĐ 1,5m, ĐCNN 5mm.
C. Thước mét có GHĐ 1m, ĐCNN 2mm.
D. Thước cuộn có GHĐ 5m, ĐCNN 5mm.
- Câu 17 : Khi sử dụng bình tràn và bình chứa đề đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách nào dưới đây?
A. Đo thể tích bình tràn.
B. Đo thể tích bình chứa.
C. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
D. Đo thể tích nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật vào bình.
- Câu 18 : Người ta dùng một bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là 2cm3, chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một vật. Khi thả vật ngập vào nước trong bình thì mực nước dâng lên. Trong các kết quả ghi sau đây có một kết quả đúng, đó là:
A. 32cm3
B. 35,0cm3
C. 33cm3
D. 31,0cm3
- Câu 19 : Lúc quả bóng bàn rơi xuống chạm mặt bàn rồi nảy lên thì lực mà mặt bàn tác dụng lên quả bóng có thể gây ra những hiện tượng gì đối với quả bóng?
A. Chỉ có sự biến đổi chuyển động của quả bóng.
B. Chỉ có sự biến dạng chút ít của quả bóng.
C. Quả bóng bị biến dạng chút ít, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
D. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
- Câu 20 : Hai lực nào sau đây được gọi là cân bằng?
A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
B. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
C. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
D. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
- Câu 21 : Trọng lượng của một vật 20g là bao nhiêu?
A. 0,02N
B. 0,2N
C. 20N
D. 200N
- Câu 22 : Trường hợp nào sau đây là thí dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?
A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân.
B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.
C. Một vật được thả thì rơi xuống.
D. Một vật được ném thì bay lên cao.
- Câu 23 : Khi kéo vật khối lượng 1 kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào?
A. Lực ít nhất bàng 1000N.
B. Lực ít nhất bằng 100N.
C. Lực ít nhất bằng 10N.
D. Lực ít nhất bằng 1N.
- Câu 24 : Cho biết 1kg nước có thể tích 1 lít còn 1 kg dầu hoả có thể tích 5/4 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khối lượng của 1 lít nước nhỏ hơn khối lượng của 1 lít dầu hoả.
B. Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hoả.
C. Khối lượng riêng của dầu hoả bằng 5/4 khối lượng riêng của nước.
D. Khối lượng của 5 lít nước bằng khối lượng của 4 lít dầu hoả.
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 24 Sự nóng chảy và sự đông đặc
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 25 Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 28 Sự sôi
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 30 Tổng kết chương 2 Nhiệt học
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 26 Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 29 Sự sôi (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 23 Thực hành đo nhiệt độ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 2 Đo độ dài (tiếp theo)