Bài tập Hiện tượng tán sắc ánh sáng và các loại qu...
- Câu 1 : Hiện tượng tán sắc ánh sáng chứng tỏ
A. mỗi ánh sáng đơn sắc có 1 bước sóng xác định trong chân không
B. chiết suất của môi trường có giá trị lớn đối với ánh sáng có bước sóng lớn
C. ánh sáng trắng là tổng hợp của vô số ánh sáng đơn sắc và có màu từ đỏ đến tím
D. vận tốc truyền của ánh sáng tỉ lệ với chiết suất của môi trường
- Câu 2 : Tán sắc ánh sáng là hiện tượng
A. chùm sáng trắng bị phân tích thanh 7 màu khi đi qua lăng kính
B. chùm tia sáng trắn bị lệch về phía đáy lăng kính khi truyền qua lăng kí
C. tia sáng đơn sắc bị đổi màu khi đi qua lăng kính
D. chùm sáng phức tạp bị phân tích thành nhiều màu đơn sắc khi đi qua lăng kính
- Câu 3 : Phát biểu nào sau đây khi nói về hiện tượng tán sắc ánh sáng và ánh sáng đơn sắc là sai?
A. Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng khi qua lăng kính, chùm ánh sáng trắng không những bị lệch về phía đáy mà còn bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau
B. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu nhất định
C. Trong quang phổ của ánh sáng trắng có vô số các ánh sáng đơn sắc khác nhau
D. Ánh sáng trắng là ánh sáng gồm bảy màu liên tục từ đỏ tới tím
- Câu 4 : Khi chiếu ánh sáng mặt trời qua lăng kính thì chùm tia ló ra là
A. chùm phân kì
B. chùm song song
C. chùm hội tụ
D. chùm phân kì hoặc chùm song
- Câu 5 : Khi chiếu ánh sáng trắng vào lăng kính thì chùm tia ló ra là một dải màu biến đổi liên tục từ đỏ tới tím, trong đó
A. màu đỏ ở dưới, màu tím ở trên
B. tia đỏ lệch ít nhất
C. tia tím lệch nhiều nhất
D. các tia lệch một góc như nhau
- Câu 6 : Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng
A. không có một màu xác định
B. không bị tán sắc đi khi đi qua lăng kính
C. có một màu xác định và không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
D. không bị lệch về phía đáy của lăng kính khi đi qua lăng kính
- Câu 7 : Khi quan sát các vật dưới ánh sáng mặt trời, màu sắc của vật mà ta nhìn thấy là do
A. những thành phần đơn sắc mà vật đó không hấp thụ trong ánh sáng mặt trời bị phản xạ trở lại sau đó trộn lẫn với nhau trong võng mạc người quan sát
B. vật chỉ hấp thụ những màu đỏ và phản xạ tới mắt ta
C. cường độ sáng của những màu đỏ trong ánh sáng mặt trời mạnh hơn những màu khác
D. trong ánh sáng mặt trời chỉ có những màu đỏ
- Câu 8 : Cho một tia sáng đi từ môi trường nước ra môi trường không khí, tại điểm tới tia sáng bị tách thành hai phần, một phần phản xạ trở lại môi trường nước, một phần khúc xạ sang môi trường không khí. Biết chiết suất của nước với tia sáng là 1,33 và tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Góc lệch giữa tia khúc xạ và tia tới bằng
A. 41033’
B. 36052’
C. 16015’
D. 43031’
- Câu 9 : Dưới đáy một bể nước rộng có một nguồn sáng điểm S đặt cách mặt nước 2 m. Cho chiết suất của nước là 1,33. Diện tích lớn nhất của vùng trên mặt nước mà ánh sáng S qua đó lọt ra ngoài không khí xấp xỉ bằng
A. 16,2 m2
B. 7,6 m2
C. 9,1 m2
D. 19,7 m2
- Câu 10 : Dưới đáy một bể nước rộng có một nguồn sáng điểm S. Cho chiết suất của nước là 4/3. Diện tích lớn nhất của vùng trên mặt nước mà ánh sáng từ S qua đó lọt ra ngoài không khí xấp xỉ bằng 15 m2. Nguồn sáng s cách mặt nước xấp xỉ bằng
A. 2,5 m
B. 1,6 m
C. 1,9 m
D. 2,1 m
- Câu 11 : Cho một lăng kính thủy tinh đặt trong không khí với góc chiết quang bằng 500 và chiết suất thủy tinh là 1,5. Một tia sáng đi trong mặt phẳng vuông góc với cạnh của lăng kính, qua mặt bên thứ nhất của lăng kính với góc tới i1. Để tia sáng bị phản xạ toàn phần tại mặt bên thứ hai của lăng kính thì góc tới i1 phải thỏa mãn điều kiện
A. i1 < 35034’
B. i1 > 35034’
C. i1 < 1707’
D. i1 < 12020’
- Câu 12 : Chiếu một chùm sáng hẹp song song tới một lăng kính có góc chiết quang bé sao cho chùm tia tới đúng cạnh của lăng kính và chỉ một phần của chùm tới đi qua lăng kính, phần còn lại tiếp tục truyền thẳng. Biết lăng kính có góc chiết quang 80 và chiết suất bằng 1,5. Đặt một màn chắn song song với mặt phẳng phân giác góc chiết quang và cách lăng kính một khoảng bằng 1,5 m thì thấy có hai vết sáng nhỏ trên màn. Khoảng cách giữa hai vệt sáng xấp xỉ bằng
A. 10,5 cm
B. 6,7 cm
C. 5,5 cm
D. 3,5 cm
- Câu 13 : Một lăng kính có góc chiết quang A = 80 (coi là góc nhỏ) được đặt trong không khí. Chiếu một chùm sáng trắng song song, hẹp vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang, rất gần cạnh của lăng kính. Đặt một màn E sau lăng kính, vuông góc với phương của chùm tia tới và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1,2 m. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là nđ = 1,642 và đối với ánh sáng tím là nt = 1,685. Độ rộng từ màu đỏ đến màu tím của quang phổ liên tục quan sát được trên màn là
A. 6,5 mm
B. 7,2 mm
C. 8,3 mm
D. 5,4 mm
- Câu 14 : Chiếu vào mặt bên của một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang bằng 500 một chùm ánh sáng trắng hẹp coi như một tia sáng. Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng vàng là nv = 1,52 và đối với ánh sáng đỏ là nđ = 1,5. Nếu tia vàng có góc lệch cực tiểu qua lăng kính thì góc lệch của tia đỏ xấp xỉ bằng
A. 35,60
B. 28,70
C. 32,20
D. 34,50
- Câu 15 : Câu 18: Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm tia sáng rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần đơn sắc: đỏ, vàng và tím. Gọi rđ, rv, rt lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu vàng và tia màu tím. Hệ thức đúng là
A. rđ < rv < rt
B. rđ = rv = rt
C. rt < rđ < rv
D. rt < rv < rđ
- Câu 16 : Chiếu từ nước ra không khí một chùm tia sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm 5 thành phần đơn sắc: tím, chàm, đỏ, cam, vàng. Tia ló đơn sắc màu vàng đi là là mặt nước (sát với mặt phân cách giữa hai môi trường). Không kể tia đơn sắc màu vàng, các tia ló ra ngoài không khí là các tia đơn sắc màu
A. tím, chàm, cam
B. đỏ, chàm, cam
C. đỏ, cam
D. chàm, tím
- Câu 17 : Quang phổ liên tục của một nguồn sáng J:
A. phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J
B. không phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J
C. không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng đó
D. không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng đó
- Câu 18 : Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?
A. Ánh sáng trắng là tổng hợp (hỗn hợp) của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục đỏ đến tím
B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
C. Hiện tượng chùm ánh sáng trắng, khi đi qua lăng kính, bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau là hiện tượng tán sắc ánh sáng
D. Ánh sáng do Mặt Trời phát ra là ánh sáng đơn sắc vì nó có màu trắng.
- Câu 19 : Hiện tượng đảo sắc của vạch quang phổ (đảo vạch quang phổ) cho phép kết luận rằng:
A. trong cùng một điều kiện về áp suất và nhiệt độ, mọi chất đều hấp thụ và bức xạ các ánh sáng có cùng bước sóng
B. ở nhiệt độ xác định, mỗi chất chỉ hấp thụ những bức xạ nào đó mà nó có khả năng phát xạ và ngược lại nó có khả năng phát xạ những bức xạ mà nó hấp thụ được
C. các vạch tối xuất hiện trên nền quang phổ liên tục là do giao thoa ánh sáng
D. trong cùng một điều kiện, một chất chỉ hấp thụ hoặc chỉ bức xạ ánh sáng
- Câu 20 : Từ không khí người ta chiếu xiên tới mặt nước nằm ngang một chùm tia sáng hẹp song song gồm hai ánh sáng đơn sắc: màu vàng, màu chàm. Khi đó chùm tia khúc xạ:
A. gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng nhỏ hơn góc khúc xạ của chùm màu chàm
B. Vẫn chỉ là một chùm tia sáng hẹp song song
C. Gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng lớn hơn góc khúc xạ của chùm màu chàm
D. Chỉ là chùm tia màu vàng còn chùm tia màu chàm bị phản xạ toàn phần.
- Câu 21 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?
A. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với ánh sáng đỏ lớn hơn chiết suất của môi trường đó đối với ánh sáng tím
B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
C. Trong cùng một môi trường truyền, vận tốc ánh sáng tím nhỏ hơn vận tốc ánh sáng đỏ.
D. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền đi với cùng vận tốc
- Câu 22 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ?
A. Quang phổ liên tục của nguồn sáng nào thì phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng ấy
B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó
C. Để thu được quang phổ hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục
D. Quang phổ hấp thụ là quang phổ của ánh sáng do một vật rắn phát ra khi vật đó được nung nóng
- Câu 23 : Khi nói về quang phổ, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các chất rắn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch
B. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố ấy
C. Các chất khí ở áp suất lớn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch
D. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố đó
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất