- Tính chất và điều kiện hình thành sóng dừng
- Câu 1 : Một dây đàn hồi có chiều dài L, hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là:
A L/2
B L
C 2L
D 4L
- Câu 2 : Một dây đàn hồi có chiều dài L, một đầu cố định, một đầu tự do. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là:
A L/2
B L
C 2L
D 4L
- Câu 3 : Một sợi dây đàn hồi 2 đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là L. Chiều dài của dây là:
A L/2
B 2L
C L
D 4L
- Câu 4 : Chọn sai khi nói về sóng dừng xảy ra trên sợi dây:
A Khoảng thời gian giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng là nửa chu kỳ.
B Khoảng cách giữa điểm nút và điểm bụng liền kề là một phần tư bước sóng.
C Khi xảy ra sóng dừng không có sự truyền năng lượng.
D Hai điểm đối xứng với nhau qua điểm nút luôn dao động cùng pha
- Câu 5 : Một sợi dây đã được kéo căng dài 2L, có các đầu M và N cố định. Sợi dây được kích thích để tạo sóngdừng trên nó sao cho, ngoài hai điểm đầu thì chỉ có điểm chính giữa G của sợi dây là nút sóng, A và B là hai điểm trên sợi dây, nằm hai bên điểm G và cách G một đoạn x (x < L) như nhau. Dao động tại các điểm A và B sẽ
A có biên độ bằng nhau và cùng pha
B có biên độ khác nhau và cùng pha
C có biên độ khác nhau và ngược pha nhau
D có biên độ bằng nhau và ngược pha nhau
- Câu 6 : Sóng dừng trên một sợi dây do sự chồng chất của hai sóng truyền theo chiều ngược nhau: u1 = u0cos(kx + ωt) và u2 = u0cos(kx - ωt). Biểu thức biểu thị sóng dừng trên dây là
A u = 2u0sin(kx).cos(ωt).
B u = 2u0cos(kx).cos(ωt)
C u = u0sin(kx).cos(ωt).
D u = 2u0sin(kx - ωt).
- Câu 7 : Để có sóng dừng xảy ra trên một sợi dây đàn hồi với một đầu dây cố định và một đầu tự do thì chiều dài của dây phải bằng
A Một số nguyên lần bước sóng.
B Một số nguyên lần phần tư bước sóng.
C Một số nguyên lần nửa bước sóng.
D Một số lẻ lần một phần tư bước sóng.
- Câu 8 : Thực hiện sóng dừng trên dây AB có chiều dài l với đầu B cố định, đầu A dao động theo phương trình u = acos2πft. Gọi M là điểm cách B một đoạn d, bước sóng là λ, k là các số nguyên. Khẳng định nào sau đây là sai?
A Vị trí các nút sóng được xác định bởi công thức d = k.λ/2
B Vị trí các bụng sóng được xác định bởi công thức d = k.λ/4
C Khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp là d = λ/2
D Khoảng cách giữa một nút sóng và một bụng sóng liên tiếp là d = λ/4
- Câu 9 : Một sợi dây đàn hồi có đầu A được gắn cố định. Cho đầu dây B dao động với tần số f thì thấy có sóng truyền trên sợi dây trên dây với tốc độ v. Khi hình ảnh sóng ổn đinh thì xuất hiện những điểm luôn dao động với biên độ cực đại và có những điểm không dao động. Nếu coi B dao động với biên độ rất nhỏ thì chiều dài sợi dây là l luôn bằng
A k. với k ∈ N*
B kvf với k ∈ N*
C k. với k ∈ N*
D (2k + 1). với k ∈ N
- Câu 10 : Trên một sợi dây có chiều dài l, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có một bụng sóng. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là v không đổi. Tần số của sóng là:
A
B
C
D
- Câu 11 : Một sợi dây đàn hồi có sóng dừng với hai tần số liên tiếp là 30Hz, 50Hz. Dây thuộc loại một đầu cố định hay hai đầu cố định. Tính tần số nhỏ nhất để có sóng dừng
A Một đầu cố định fmin = 30Hz
B Hai đầu cố định fmin = 30Hz
C Một đầu cố định fmin = 10Hz
D Hai đầu cố định fmin = 10Hz
- Câu 12 : Tạo ra sóng dừng trên sợi dây hai đầu cố định, nếu tần số của nguồn là 48 Hz thì trên dây có 8 bụng sóng. Hỏi để trên dây chỉ có 4 nút (không kể hai nguồn) thì tần số kích thích phải là bao nhiêu?
A 28 Hz
B 30 Hz
C 40 Hz
D 18 Hz.
- Câu 13 : Tạo ra sóng dừng trên dây có một đầu gắn vào máy rung, một đầu để tự do. Khi kích thích với tần số 50 Hz thì trên dây có 3 bụng sóng. Hỏi phải kích thích với tần số là bao nhiêu để trên dây có 4 bụng?
A 40 Hz
B 65 Hz
C 70Hz
D 90 Hz
- Câu 14 : Tạo sóng dừng trên sợi dây có đầu A gắn với nguồn dao động với phương trình u = 4cos(ωt) cm, đầy B gắn cố định vào một vật cố định. Sợi dây dài 1,2m, khi có sóng dừng thì dây có 2 bụng. Gọi M là điểm đầu tiên trên dây kể từ B dao động với biên độ 4 cm. Hãy xác định khoảng cách từ A đến M.
A 110 cm
B 116 cm
C 115 cm
D 120 cm
- Câu 15 : Tạo sóng dừng trên sợi dây có đầu A gắn với nguồn dao động với phương trình u= 4cos(ωt) cm, đầy B gắn cố định vào một vật cố định. Sợi dây dài 1,2m, khi có sóng dừng thì dây có 2 bụng. Gọi M là điểm thứ 2 trên dây kể từ B dao động với biên độ 4 cm. Hãy xác định khoảng cách từ A đến M.
A 50 cm
B 60 cm
C 70 cm
D 20 cm
- Câu 16 : Tạo ra sóng dừng trên sợi dây có đầu A cố định, đầu B gắn với nguồn sóng có phương trình u = 3 cos(10π t) cm. Vận tốc truyền sóng trên dây là 600 cm/s. Gọi M là điểm cách A là 15 cm. Hãy xác định biên độ tại M?
A 3 cm
B 6 cm
C 3√3 cm
D 3√2 cm
- Câu 17 : Tạo sóng dừng trên sợi dây có đầu A cố định, đầu B được gắn vào máy rung có phương trình u = 4cos(8πt) cm. Vận tốc truyền sóng trên dây là 240 cm/s. Kể từ A, hãy liệt kê 5 điểm đầu tiên dao động với biên độ 4 cm trên dây?
A 5cm; 25cm, 35 cm; 55cm; 65 cm
B 5cm; 20cm, 35 cm; 50cm; 65 cm
C 10cm; 25cm, 30 cm; 45cm; 50 cm
D 25cm; 35cm, 55 cm; 65cm; 85 cm
- Câu 18 : Tạo ra sóng dừng trên dây có đầu A tự do, điểm B là nút đầu tiên kể từ A cách A 20 cm. Thời gian liên tiếp để li độ tại A bằng với biên độ tại B là 0,2 s. Hãy xác định vận tốc truyền sóng trên dây?
A 3m/s
B 2m/s
C 4 m/s
D 5 m/s
- Câu 19 : Tạo ra sóng dừng trên sợi dây có đầu A tự do, điểm M là điểm trên dây cách A một khoảng là λ/6 cm. λ= 50 cm, Khoảng thời gian ngắn nhất để độ lớn li độ tại A bằng với biên độ tại M là 0,1 s. Hãy tìm vận tốc truyền sóng trên dây?
A 83,33 cm/s
B 250 cm/s
C 400 cm/s
D 500 cm/s
- Câu 20 : Tạo ra sóng dừng trên một sợi dây có đầu A cố định, bước sóng λ, biên độ nguồn dao sóng là U0. Hỏi tại điểm M cách A một đoạn là λ/8 thì biên độ dao đọng là bao nhiêu?
A U0
B U0 √2
C 2U0
D U0 √3
- Câu 21 : Tạo ra sóng dừng trên một sợi dây có đầu A cố định, bước sóng λ, biên độ nguồn dao sóng là U0. Hỏi tại điểm M cách A một đoạn là λ/6 thì biên độ dao động là bao nhiêu?
A U0
B U0√2
C 2U0
D U0√3
- Câu 22 : Tạo ra sóng dừng trên một sợi dây có đầu A cố định, bước sóng λ, biên độ nguồn dao sóng là U0. Hỏi tại điểm M cách A một đoạn là λ/12 thì biên độ dao động là bao nhiêu?
A U0
B U0 √2
C 2U0
D U0 √3
- Câu 23 : Sóng dừng trên sợi dây có nguồn sóng U0, gọi A là bụng sóng, M là điểm gần A nhất dao động với biên độ U0. Biết AM = 10 cm. Hãy xác định bước sóng?
A 90 cm
B 60 cm
C 80 cm
D 120 cm
- Câu 24 : Sóng dừng trên sợi dây có nguồn sóng U0, gọi A là nút sóng, M là điểm gần A nhất dao động với biên độ U0. Biết AM =10 cm. Hãy xác định bước sóng?
A 90 cm
B 60 cm
C 80 cm
D 120 cm
- Câu 25 : Sóng dừng trên sợi dây có nguồn sóng U0, gọi A; B là hai điểm dao động với biên độ U0 và gần nhau nhất. AB = 20 cm. Xác định λ =?
A 90 cm
B 60 cm
C 80 cm
D 120 cm
- Câu 26 : Sóng dừng trên sợi dây có nguồn sóng U0, gọi A; B là hai điểm dao động với biên độ U0 và biết rằng các điểm nằm trong AB đều có biên độ nhỏ hơn U0. AB = 20 cm. Xác định λ =?
A 90 cm
B 120 cm
C 80 cm
D 60 cm
- Câu 27 : Một sợi dây AB dài 100 cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40 Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20 m/s. Kể cả A và B, trên dây có
A 3 nút và 2 bụng.
B 7 nút và 6 bụng.
C 9 nút và 8 bụng
D 5 nút và 4 bụng.
- Câu 28 : Hai bước sóng cộng hưởng lớn nhất của một ống chiều dài L, hai đầu hở là bao nhiêu?
A 4L; 4L/3
B 2L, L
C 4L, 2L
D L/2, L/4
- Câu 29 : Sóng dừng trong ống sáo có âm cực đại ở hai đầu hở. Biết ống sáo dài 40cm và trong ống có 2 nút. Tìm bước sóng
A 20cm
B 40cm
C 60cm
D 80cm
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất