30 bài tập Nhật Bản mức độ dễ
- Câu 1 : Nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng "thần kì" vào khoảng thời gian:
A Những năm 45 - 52 của thế kỉ XX
B Những năm 73 - 80 của thế kỉ XX
C Những năm 52 - 60 của thế kỉ XX
D Những năm 60 - 73 của thế kỉ XX
- Câu 2 : Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thứ hai
A Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật
B Tác dụng của những cải cách dân chủ
C Truyền thống " Tự lực tự cường"
D Biết xâm nhập thị trường thế giới
- Câu 3 : Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là:
A Mĩ - Anh - Pháp
B Mĩ - Đức - Nhật Bản.
C Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản
D Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản
- Câu 4 : Nhật Bản và Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính vào thời kì nào?
A Từ năm 1991 đến nay
B Từ năm 1945 đến năm 1950
C Từ năm 1950 đến năm 1973
D Từ năm 1973 đến năm 1991
- Câu 5 : Khoa học – kĩ thuật và công nghệ của Nhật Bản tập trung vào nghiên cứu lĩnh vực:
A Công nghiệp năng lượng
B Công nghiệp dân dụng
C Công nghiệp quốc phòng
D Công nghiệp vũ trụ
- Câu 6 : Chính sách đối ngoại quan trọng của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là chủ trương liên minh chặt chẽ với
A Các nước phương Tây
B Các nước Đông Nam Á
C Mỹ
D Trung Quốc
- Câu 7 : Kinh tế Nhật trong thập kỉ 60 phát triển với tốc độ:
A Thần kì
B Đều đều
C Chậm
D Nhanh
- Câu 8 : Học thuyết Miyadaoa và học thuyết Hasimôtô của Nhật Bản trong giai đoạn (1991 - 2000) đã chú trọng phát triển quan hệ với các nước
A Đông Âu
B SNG
C Tây Á
D Đông Nam Á
- Câu 9 : Nhật Bản đã nỗ lực như thế nào để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế từ đầu những năm 90 ?
A Tăng cường viện trợ đối với các nước khác
B Vươn lên trở thành một cường quốc về quân sự
C Vươn lên thành một cường quốc chính trị
D Vận động trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
- Câu 10 : Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai ra sao?
A Nhân dân Nhật Bản nổi dậy ở nhiều nơi
B Nhật Bản phải chịu những hậu quả hết sức nặng nề
C Kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng
D Các đảng phái tranh giành quyền lực lẫn nhau
- Câu 11 : Lực lượng thực hiện cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong những năm 1945-1952 là
A Chính phủ Nhật Bản
B Thiên Hoàng
C Nghị viện Nhật Bản
D Bộ chỉ huy tối cao lực lượng quân đồng minh
- Câu 12 : Hiệp ước nào dưới đây đã chấm dứt chế độ chiếm đóng của đồng minh ở Nhật Bản
A Hiệp ước hoà bình XanPhranxico
B Hiệp ước Bali
C Hiệp ước Mattrich
D Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật
- Câu 13 : Hạn chế và khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 là
A trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu.
B dân số đang già hóa
C lãnh thổ không lớn, dân số đông và thường xuyên bị thiên tai, tài nguyên khoáng sản nghèo.
D tình hình chính trị thiếu ổn định.
- Câu 14 : Một trong những nội dung chủ yếu của học thuyết Phucưđa (1977) và học thuyết Kaiphu (1991) là
A tiếp tục coi trọng quan hệ và liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B mở rộng hoạt động và quan hệ đối ngoại trên phạm vi toàn cầu
C tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
D củng cố mối quan hệ giữa Nhật và các nước Đông Á.
- Câu 15 : Trong nội dung cải cách kinh tế ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh đã giải tán các Daibátxưi để
A xóa bỏ tàn dư của quan hệ tư bản chủ nghĩa
B xóa bỏ quyền lực của Thiên hoàng trong việc chiếm hữu đất đai
C mở đường cho hàng hóa của Mĩ tràn vào thị trường Nhật Bản
D xóa bỏ những tàn dư của quan hệ phong kiến
- Câu 16 : Chính sách đối ngoại cơ bản của Nhật Bản sau chiến tranh thứ hai là:
A Liên minh chặt chẽ với Liên Xô và các nước Đông Âu
B Hợp tác chặt chẽ với các nước châu Á và châu Phi
C Liên minh chặt chẽ với Mĩ
D Hợp tác với tất cả các nước trên thế giới
- Câu 17 : Nguyên nhân nào không phải là nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển "thần kì" vào thập niên 60 - 70 của thế kỉ XX
A Biết áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
B Chi phí cho quốc phòng của Nhật thấp
C Nước Nhật có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
D Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước
- Câu 18 : Ý nào sau đây là biểu hiện của sự phát triển ở trình độ cao trong khoa học – kĩ thuật Nhật Bản giai đoạn 1991 – 2000 ?
A Tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dung dân dụng.
B Chú trọng mua bằng sáng chế phát minh từ các nước khác.
C Phóng 49 vệ tinh khác nhau và hợp tác có hiệu quả với Mĩ và Liên Xô trong các chương trình vũ trụ quốc tế.
D Phát triển công nghệ sản xuất phần mềm.
- Câu 19 : Trong giai đoạn 1945 đến 2000, nền kinh tế Nhật Bản phát triển theo biểu đồ
A phát triển thần kỳ - khủng hoảng – hồi phục – phát triển mạnh mẽ.
B hồi phục – phát triển thần kỳ - suy thoái – hồi phục và phát triển.
C hồi phục – phát triển thần kỳ - khủng hoảng – phát triển.
D khủng hoảng – phát triển thần kỳ - suy thoái – hồi phục.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12