Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Vật lý trường THPT...
- Câu 1 : Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có mạch:
A. phát sóng điện từ cao tần.
B. tách sóng.
C. khuếch đại.
D. biến điệu.
- Câu 2 : Đặt một điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Cảm kháng của cuộn cảm này được tính bằng:
A. \(\frac{L}{\omega }\)
B. \(L\omega \).
C. \(\frac{1}{{L\omega }}\)
D. \(\frac{\omega }{L}\)
- Câu 3 : Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt trong từ trường có đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều
A. thẳng đứng hướng từ dưới lên.
B. thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.
C. nằm ngang hướng từ trái sang phải.
D. nằm ngang hướng từ phải sang trái.
- Câu 4 : Hạt nhân \(_{82}^{214}Pb\) phóng xạ β- tạo thành hạt nhân X. Hạt nhân X có bao nhiêu nơtron?
A. 131.
B. 83.
C. 81.
D. 133.
- Câu 5 : Điện năng ở trạm điện một pha được truyền đi với công suất không đổi. Nếu điện áp hiệu dụng của trạm điện là 2 kV thì hiệu suất truyền tải là 85%. Muốn nâng hiệu suất truyền tải lên 95% thì phải thay đổi điện áp hiệu dụng của trạm bằng
A. 1,2 kV.
B. 3,5 kV.
C. 0,7 kV.
D. 6,0 kV.
- Câu 6 : Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 6 cm và chu kì 0,5 s. Trong khoảng thời gian ngắn nhất đi từ vị trí x = 6cm đến vị trí x = -3cm, vật có tốc độ trung bình:
A. 54 cm/s.
B. 48 cm/s.
C. 18 cm/s.
D. 72 cm/s.
- Câu 7 : Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Chiếu vào hai khe ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Trên màn, M là vị trí gần vân trung tâm nhất có đúng 5 bức xạ cho vân sáng. Khoảng cách từ M đến vân trung tâm có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,7 mm.
B. 6,3 mm.
C. 5,5 mm.
D. 5,9 mm.
- Câu 8 : Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Biết cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Khi \(L = {L_1};L = {L_2}\) thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện có giá trị như nhau. Biết \({L_1} + {L_2} = 0,8\;H\) . Đồ thị biểu diễn điện áp hiệu dụng UL vào L như hình vẽ. Tổng giá trị \({L_3} + {L_4}\) gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 1,57 H.
B. 0,98 H.
C. 1,45 H.
D. 0,64 H.
- Câu 9 : Động năng và thế năng của một vật dao động điều hòa phụ thuộc vào li độ theo đồ thị như hình vẽ. Biên độ dao động của vật là:
A. 6 cm.
B. 7 cm.
C. 5 cm.
D. 6,5 cm.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất