Trắc nghiệm Lịch sử 12: Bài 1 Nhật Bản (có đáp án)...
- Câu 1 : Đầu thế kỉ XIX, Nhật Bản dưới sự thống trị của chế độ
A. Nhật hoàng
B. Tướng quân
C. Sôgun
D. Mạc phủ
- Câu 2 : Đứng đầu và nắm mọi quyền hành ở Nhật Bản thời kì từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 là
A. Thiên hoàng
B. Sôgun
C. Tể tướng
D. Samurai
- Câu 3 : Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ tại Nhật Bản ở trong tình trạng như thế nào?
A. Mới được hình thành
B. Phát triển thịnh đạt nhất
C. Khủng hoảng, suy yếu
D. Tan rã hoàn toàn
- Câu 4 : Nền nông nghiệp Nhật Bản thời kì từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 dựa trên quan hệ sản xuất
A. chiếm hữu nô lệ
B. phong kiến lạc hậu
C. tư bản chủ nghĩa
D. xã hội chủ nghĩa
- Câu 5 : Mức tô trung bình ở Nhật Bản (thời kì từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868) chiếm tới bao nhiêu phần trăm hoa lợi?
A. 30%.
B. 40%
C. 50%
D. 60%
- Câu 6 : Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, kinh tế hàng hóa ở Nhật Bản phát triển ở
A. nông thôn
B. thành thị, hải cảng
C. thành thị, nông thôn
D. thành thị, nông thôn, hải cảng
- Câu 7 : Dấu hiệu khủng hoảng của nền kinh tế tự nhiên ở Nhật Bản vào đầu thế kỉ XIX là:
A. đời sống nhân dân khổ cực
B. sưu thuế nặng nề
C. mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra
D. nông dân phải nộp tô trên 50% số thu hoa lợi
- Câu 8 : Tình hình kinh tế ở các thành thị, hải cảng của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 có đặc điểm gì?
A. Chưa xuất hiện các công trường thủ công
B. Kinh tế hàng hóa kém phát triển
C. Nông nghiệp vẫn đóng vai trò chính trong các hoạt động kinh tế
D. Những mầm móng kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng
- Câu 9 : Ý nào sau đây không đúng với tình hình kinh tế ở các thành thị, hải cảng của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Kinh tế hàng hóa phát triển
B. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiêu
C. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong các hoạt động kinh tế
D. Những mầm móng kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng
- Câu 10 : Tầng lớp nào ở Nhật Bản (thời kì từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868) là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ?
A. Samurai
B. Đaimyô
C. Địa chủ phong kiến
D. Tư sản công thương nghiệp
- Câu 11 : Ý nào sau đây không đúng khi nói về tầng lớp Đaimyô ở Nhật Bản thời kì từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Quản lí các vùng lãnh địa trong nước
B. Là những quý tộc phong kiến lớn
C. Chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc
D. Có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ
- Câu 12 : Thời kì từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời là:
A. thương nhân
B. thợ thủ công
C. Đaimyô
D. Samurai
- Câu 13 : Tầng lớp nào ở Nhật Bản (thời kì từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868) ngày càng giàu có, nhưng lại không có quyền lực về chính trị?
A. Công nhân
B. Thợ thủ công
C. Samurai
D. Tư sản công thương nghiệp
- Câu 14 : Tư sản công thương nghiệp ở Nhật Bản thời kì từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 có đặc điểm là:
A. có quyền lực về chính trị
B. ngày càng giàu có
C. quản lí các vùng lãnh địa trong nước
D. là những quý tộc phong kiến lớn
- Câu 15 : Đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến Nhật Bản thời kì từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868 là ai?
A. Thị dân
B. Nông dân
C. Thợ thủ công
D. Tư sản công thương nghiệp
- Câu 16 : Nông dân Nhật Bản là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp
A. tư sản công thương
B. phong kiến
C. tư sản thương nghiệp
D. phong kiến, các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột
- Câu 17 : Tầng lớp nào ở Nhật Bản không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và những người cho vay lãi bóc lột?
A. Nông dân
B. Thị dân
C. Đaimyô
D. Tư sản công thương nghiệp
- Câu 18 : Về chính trị, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia
A. dân chủ
B. cộng hòa
C. phát xít
D. phong kiến
- Câu 19 : Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về ai?
A. Samurai
B. Đaimyô
C. Ca-tai-a-ma Xen
D. Sôgun
- Câu 20 : Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Sôgun dòng họ
A. Phu-cua-ma ở phủ Chúa (Mạc phủ)
B. Ca-oa-xa-ki ở phủ Chúa (Mạc phủ)
C. Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ)
D. Ca-tai-a-ma Xen ở phủ Chúa (Mạc phủ)
- Câu 21 : Nước tư bản đầu tiên dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải "mở cửa" là:
A. Pháp
B. Nga
C. Anh
D. Mĩ
- Câu 22 : Năm 1854, Mạc phủ kí hiệp ước mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người nước nào ra vào buôn bán?
A. Nga
B. Đức
C. Mĩ
D. Pháp
- Câu 23 : Năm 1854, Mạc phủ kí với Mĩ hiệp ước, theo đó, Nhật Bản mở 2 cửa biển nào cho người Mĩ vào buôn bán?
A. Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê
B. Ha-kô-đa-tê và Cô-bê
C. Tô-ki-ô và Ô-xa-ca
D. Si-mô-đa và I-ô-cô-ha-ma
- Câu 24 : Nguyên nhân nào đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản?
A. Các nước phương Tây tấn công quân sự đánh bại đất nước Nhật Bản
B. Sự thất bại trong cuộc chiến tranh với nhà Thanh ở Trung Quốc
C. Chế độ Mạc phủ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu rồi tự sụp đổ
D. Phong trào đấu tranh chống Sôgun phát triển mạnh vào những năm 60 của thế kỉ XX
- Câu 25 : Tháng 1 - 1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm
A. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa ở các đô thị và vùng nông thôn
B. đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu
C. tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc
D. xây dựng và hiện đại hóa cơ sở vật chất - kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế
- Câu 26 : Nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu, tháng 1 - 1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã làm gì?
A. Củng cố chính quyền Mạc phủ bị suy yếu
B. Thực hiện một loạt cải cách tiến bộ
C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây
D. Duy trì những chính sách về kinh tế, chính trị,... thời Mạc phủ
- Câu 27 : Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành vào thời gian nào?
A. Tháng 1 - 1868
B. Tháng 2 - 1868
C. Tháng 1 - 1869
D. Tháng 2 - 1869
- Câu 28 : Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, thiết lập ở Nhật Bản chế độ gì?
A. Quân chủ tuyệt đối
B. Cộng hòa lập hiến
C. Dân chủ trực tiếp
D. Quân chủ lập hiến
- Câu 29 : Đại biểu của tầng lớp nào đóng vai trò quan trọng trong chính phủ mới do Nhật hoàng thành lập?
A. Thị dân
B. Đaimyô
C. Quý tộc tư sản hóa
D. Tư sản thương nghiệp
- Câu 30 : Sự phát triển của phong trào công nhân ở Nhật Bản là cơ sở cho việc thành lập các tổ chức:
A. Xã đoàn
B. Công đoàn
C. Thương đoàn
D. Nghiệp đoàn
- Câu 31 : Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập vào thời gian nào?
A. Năm 1900
B. Năm 1901
C. Năm 1902
D. Năm 1903
- Câu 32 : Tổ chức được thành lập vào năm 1901 ở Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của Ca-tai-a-ma Xen là:
A. Đảng Cộng sản
B. Đảng Dân chủ
C. Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản
D. Đảng Dân chủ Tự do
- Câu 33 : Đặc điểm của đế quốc Nhật là:
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân
B. Chủ nghĩa đế quốc tài phiệt
C. Chủ nghĩa đế quốc chuyên quyền
D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt
- Câu 34 : Nơi bị Nhật Bản chiếm năm 1910 là:
A. đảo Đài Loan
B. tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc)
C. bán đảo Triều Tiên
D. phía nam đảo Xa-kha-lin
- Câu 35 : Nơi bị Nhật Bản chiếm năm 1914 là:
A. phía nam đảo Xa-kha-lin
B. tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc)
C. đảo Đài Loan
D. bán đảo Triều Tiên
- Câu 36 : Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược:
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất
B. Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Trung - Nhật, Chiến tranh Nga - Nhật
C. Chiến tranh Đài Loan, Chiến tranh Trung - Nhật, Chiến tranh Triều Tiên
D. Chiến tranh Đài Loan, Chiến tranh Trung - Nhật, Chiến tranh Nga - Nhật
- Câu 37 : Trong những năm 90 của thế kỷ XX, trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, Nhật Bản hợp tác có hiệu quả với Mỹ, Nga trong các chương trình
A. Vũ trụ quốc tế
B. Công nghiệp điện hạt nhân
C. Giáo dục - khoa học
D. Vật liệu mới và năng lượng
- Câu 38 : Nội dung chủ yếu của các học thuyết Phucưđa (1977) và học thuyết Kaiphu (1991) là
A. Tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, quân sự với các nước phương Tây.
B. Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
C. Tăng cường quan hệ hữu nghị mọi mặt với các nước châu Á.
D. Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước đang phát triển.
- Câu 39 : Sự kiện nào đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được kí kết
B. Mỹ viện trợ cho Nhật Bản
C. Mỹ đóng quân tại Nhật Bản
D. Mỹ xây dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật Bản
- Câu 40 : Chính sách ngoại giao xuyên suốt của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là
A. Hòa bình trung lập.
B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C. Sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào.
D. Mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước Đông Nam Á.
- Câu 41 : Nguyên nhân chủ yếu để Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Đảm bảo quyền, lợi ích quốc gia của Nhật Bản.
B. Để nhận viện trợ của Mĩ.
C. Cùng Mĩ chống lại phong trào giải phóng dân tộc.
D. Giúp Mĩ chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12