Đề thi HK1 môn Lịch sử lớp 12 THPT Nguyễn Trãi - H...
- Câu 1 : Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?
A Liên Xô thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn.
B Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
C Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc “chiến tranh lạnh” của Mĩ.
D Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
- Câu 2 : Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là
A thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.
B ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.
C duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.
- Câu 3 : Ai là người khởi xướng công cuộc cải cách và mở cửa Trung Quốc từ năm 1978?
A Đặng Tiểu Bình.
B Mao Trạch Đông.
C Tập Cận Bình.
D Chu Ân Lai.
- Câu 4 : Nguyên tắc nào sau đây không phải của Liên hợp quốc?
A Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
B Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
C Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước.
D
Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
- Câu 5 : Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh từ ngày 4 đến ngày 11 - 2 - 1945 được tổ chức tại
A Oa-sinh-tơn (Mĩ).
B Luân Đôn (Anh).
C I-an-ta (Liên Xô).
D Pốt-xđam (Đức).
- Câu 6 : Trọng tâm của đường lối đổi mới ở Trung Quốc (1978-2000) là
A phát triển văn hóa, giáo dục.
B cải tổ chính trị.
C phát triển kinh tế.
D phát triển kinh tế, chính trị.
- Câu 7 : Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở
A châu Âu.
B châu Phi.
C châu Á.
D châu Mĩ.
- Câu 8 : Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
A bước vào giai đoạn kết thúc.
B đang diễn ra vô cùng ác liệt.
C đã hoàn toàn kết thúc.
D bùng nổ và ngày càng lan rộng.
- Câu 9 : Sau khi "Chiến tranh lạnh" chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới theo xu thế
A đa cực nhiều trung tâm.
B đa cực.
C một cực nhiều trung tâm.
D đơn cực.
- Câu 10 : Mục tiêu thành lập của tổ chức ASEAN là
A xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực thịnh vượng chung và hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
B hợp tác có hiệu quả trong tất các các lĩnh vực.
C xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực năng động, đoàn kết cùng phát triển.
D phát triển kinh tế và văn hóa thông qua sự hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
- Câu 11 : Xu thế toàn cầu hoá trên thế giới là hệ quả của
A cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
B sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.
C sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế.
D quá trình thống nhất thị trường thế giới.
- Câu 12 : Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam lực lượng nào được coi là nhạy bén với tình hình chính trị và có tinh thần cách mạng?
A Giai cấp tư sản dân tộc.
B Giai cấp công nhân.
C Tiểu tư sản trí thức.
D Giai cấp địa chủ.
- Câu 13 : Cuối năm 1929, cán bộ lãnh đạo và hội viên tiên tiến trong Tổng bộ, Kỳ bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nam Kỳ đã quyết định thành lập
A Tân Việt cách mạng đảng.
B An Nam cộng sản đảng.
C Đông Dương cộng sản liên đoàn.
D Đông Dương cộng sản đảng.
- Câu 14 : Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đã chuyển từ tự phát lên tự giác hoàn toàn?
A Cuộc bãi công của công nhân ở Ba Son (8/1925).
B Khởi nghĩa Yên Bái thất bại (2/1930).
C Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).
D Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930).
- Câu 15 : Những yếu tố nào góp phần làm cho phong trào yêu nước ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất mang màu sắc mới?
A Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam.
B Sự chuyển biến về kinh tế.
C Pháp tiếp tục duy trì quan hệ sản xuất phong kiến.
D Sự tác động của cách mạng thế giới và sự ra đời của các tầng lớp, giai cấp mới trong xã hội.
- Câu 16 : Tư tưởng cốt lối của Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là
A cách mạng dân chủ tư sản.
B dân chủ.
C độc lập và tự do
D dân tộc và người cày có ruộng.
- Câu 17 : Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là
A tiến hành cuộc “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
B đánh đổ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc.
C thực hiện cách mạng ruộng đất.
D tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc.
- Câu 18 : Tại sao thực dân Pháp lại đẩy mạnh khai thác thuộc địa Việt Nam ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc?
A Pháp là nước thắng trận nên có đủ sức mạnh để tiến hành khai thác ngay.
B Để hàn gắn và khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh.
C Để độc chiếm thị trường Việt Nam.
D Do Việt Nam có nhiều cao su và than đá là hai mặt hàng mà thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn.
- Câu 19 : Công lao đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919- 1930 là
A hợp nhất các tổ chức cộng sản.
B thành lập hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
D tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
- Câu 20 : Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là do
A giai cấp tư sản ra đời muộn, số lượng ít.
B chênh lệch về lực lượng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
C Giai cấp tư sản thế lực kinh tế yếu.
D hệ tư tưởng dân chủ tư sản lỗi thời lạc hậu.
- Câu 21 : Phần lớn số học viên tham gia các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (Trung Quốc) vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX thuộc giai cấp
A Tư sản.
B Nông dân.
C Công nhân.
D Tiểu tư sản.
- Câu 22 : Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản cuối năm 1929 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
A Phong trào công nhân trở thành nòng cốt trong phong trào dân tộc dân chủ
B Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng cách mạng vô sản ở nước ta.
C Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cách mạng và giai cấp lãnh đạo.
D Đánh dấu giai cấp công nhân hoàn toàn chuyển sang đấu tranh tự giác
- Câu 23 : Nguyên nhân nào dưới đây đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển?
A Các chính sách, biện pháp điều tiết của nhà nước.
B Các tổ hợp công nghiệp – quân sự, các công ti, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả.
C Không bị chiến tranh tàn phá mà còn làm giàu từ chiến tranh.
D Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- Câu 24 : Chiến lược “Cam kết và mở rộng” do ai đề ra?
A Tổng thống Truman.
B Tổng thống Níchxơn.
C Tổng thống Bill Clintơn.
D Tổng thống Rudơven.
- Câu 25 : Việc Mĩ thực hiện kế hoạch Mácsan (1947) đã có tác động như thế nào đến tình hình châu Âu?
A Tạo nên sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Tây Âu- Đông Âu
B Tạo nên sự đối lập về ý thức hệ giữa Tây Âu và Đông Âu
C Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế- chính trị giữa Tây Âu- Đông Âu
D Dẫn đến sự chia cắt châu Âu
- Câu 26 : Nguồn lợi nhuận mà Mĩ thu được trong chiến tranh thế giới thứ hai chủ yếu là từ
A chiến lợi phẩm thu được từ các trận đánh phát xít.
B buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh
C cho thuê các căn cứ quân sự ở các nước.
D cho vay nặng lãi.
- Câu 27 : Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc
A Liên Xô, Mĩ, Anh.
B Mĩ, Anh, Pháp.
C Liên Xô, Anh, Pháp.
D Liên Xô, Mĩ, Trung Quốc.
- Câu 28 : Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
C sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ.
D khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Câu 29 : Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào? Tại đâu?
A Tháng 8-1967. Tại Băng Cốc (Thái Lan).
B Tháng 6-1967. Tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a).
C Tháng 9-1968. Tại Băng Cốc (Thái Lan).
D Tháng 8-1967. Tại Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a).
- Câu 30 : Tháng 12/1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định nước Nga theo
A Thể chế quân chủ chuyên chế.
B Dân chủ đại nghị.
C Thể chế quân chủ Lập Hiến.
D Thể chế Tổng Thống Liên Bang.
- Câu 31 : Những nước nào ở khu vực Đông Bắc Á đã trở thành “con rồng kinh tế Châu Á”?
A Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
B Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo.
C Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
D Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan.
- Câu 32 : Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương là
A Lê Hồng Phong.
B Nguyễn Văn Cừ.
C Trần Phú.
D Trường Chinh.
- Câu 33 : Lí luận nào sau đây đã được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá vào Việt Nam?
A Lí luận Mác - Lênin.
B Lí luận đấu tranh giai cấp.
C Lí luận cách mạng vô sản.
D Lí luận giải phóng dân tộc.
- Câu 34 : Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của nông dân Việt Nam trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4/1930 là
A giảm sưu, giảm thuế.
B tăng lương, giảm giờ làm.
C thành lập chính quyền Xô Viết.
D thả tù chính trị.
- Câu 35 : Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa
A Tư sản dân tộc - thực dân Pháp.
B Vô sản - tư sản.
C dân tộc Việt Nam - thực dân Pháp.
D Nông dân - địa chủ phong kiến.
- Câu 36 : Trong những tổ chức yêu nước và cách mạng được thành lập tại Trung Quốc dưới đây, tổ chức nào không phải do Nguyễn Ái Quốc sáng lập?
A Tâm tâm xã.
B Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
C Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
D Cộng sản đoàn.
- Câu 37 : Lĩnh vực kinh tế nào được Pháp đầu tư nhiều nhất trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?
A Nông nghiệp và công nghiệp.
B Nông nghiệp và khai mỏ.
C Công nghiệp và thương nghiệp.
D Nông nghiệp và giao thông vận tải.
- Câu 38 : Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương chuyển hướng chỉ đạo cách mạng trong những năm 1936- 1939 là do
A Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
B mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt.
C sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản.
D tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi.
- Câu 39 : Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 3/1938, Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi thành
A Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
B Mặt trận dân chủ Đông Dương.
C Mặt trận Việt Minh.
D Mặt trận Liên Việt.
- Câu 40 : Nội dung quyết định để Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng là
A thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
B phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ.
C bầu ra Ban chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư.
D thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12