- Kiểm tra học kì I - đề số 1
- Câu 1 : Chất nào sau đây không phân li ra ion khi hòa tan vào nước?
A HClO3.
B NaOH.
C CuSO4.
D C2H5OH.
- Câu 2 : Nhiệt phân muối AgNO3 thu được sản phẩm là:
A Ag2O, NO2 và O2.
B Ag2O, N2O và O2.
C Ag2O, NO2.
D Ag, NO2 và O2.
- Câu 3 : Khí nào là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên?
A Khí hidroclorua.
B Khí cacbon monooxit.
C Khí clo.
D Khí cacbonic.
- Câu 4 : Thành phần chính của cát là
A Si.
B Na2SiO3.
C H2SiO3.
D SiO2.
- Câu 5 : Những ion nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A NO3-, OH- Na+, Fe3+.
B Cl-, NO3-, Ba2+, Fe3+.
C SO42-, Ba2+, Fe3+, Al3+.
D Mg2+, SO42-, Cl-, Ba2+.
- Câu 6 : Tiến hành hai thí nghiệm sau:Thí nghiệm 1: Cho từ từ từng giọt HCl cho đến dư vào dung dịch Na2CO3 và khuấy đều.Thí nghiệm 2: Cho từ từ từng giọt Na2CO3 cho đến dư vào dung dịch HCl và khuấy đều.Kết luận rút ra là:
A Cả hai thí nghiệm đều có khí bay ra ngay từ ban đầu.
B Thí nghiệm 1 lúc đầu chưa có khí sau đó có khí, thí nghiệm 2 có khí ngay lập tức.
C Cả hai thí nghiệm đều không có khí.
D Thí nghiệm 1 không có khí bay ra, thí nghiệm 2 có khí bay ra ngay lập tức.
- Câu 7 : Cho luồng khí CO (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung ở nhiệt độ cao, sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A Cu, FeO, Al2O3, MgO.
B Cu, Fe, Al, MgO.
C Cu, Fe, Al2O3, MgO.
D Cu, Fe, Zn, Mg.
- Câu 8 : Dung dịch H3PO4 (không kể các thành phần của nước) chứa những thành phần nào sau đây:
A H+; PO43-; H3PO4.
B H+; HPO42-; PO43-; H3PO4.
C H+; H2PO4-; HPO42-; PO43-; H3PO4.
D H+; H2PO4-; PO43-; H3PO4.
- Câu 9 : Tổng số hệ số nguyên, tối giản của phản ứng: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + NO2 + H2O (tỉ lệ NO : NO2 = 2 : 3) là
A 50.
B 60.
C 70.
D 63.
- Câu 10 : Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 6 gam NaOH, thu được dung dịch X. Dung dịch X chứa muối:
A Na2CO3.
B NaHCO3 và Na2CO3.
C NaHCO3.
D Không xác định được.
- Câu 11 : Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam chất hữu cơ A thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy trong dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình chứa tăng 4,08 gam. Biết rằng số mol CO2 gấp 0,75 lần số mol của nước. Biết A có 1 nguyên tử oxi trong phân tử. CTPT của A là:
A C3H8O.
B CH2O.
C C4H10O.
D C3H6O.
- Câu 12 : Một dung dịch chứa các ion sau Fe2+, Mg2+, H+, K+, Cl-, Ba2+. Muốn tách được nhiều ion ra khỏi dung dịch nhất mà không đưa thêm ion lạ vào dung dịch, ta có thể cho dung dịch đó tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch nào sau đây?
A Na2CO3.
B Ba(OH)2.
C K2SO3.
D K2SO4.
- Câu 13 : Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt sau: NH4Cl; NaNO3; K3PO4. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có).
- Câu 14 : Hoà tan hoàn toàn 14,25 gam hỗn hợp Al và Al2O3 vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 3,36 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu?
- Câu 15 : Este X có tỉ khối so với CO2 bằng 2. Xà phòng hóa hoàn toàn 0,1 mol X bằng 200 ml dd 1M của một hiđrôxit kim loại kiềm MOH rồi chưng cất thu được 13,6 gam chất rắn khan và 3,2 gam chất hữu cơ A. Số CTCT của X và kim loại kiềm là:
A 1; Na
B 1; K
C 2; Na
D 3; Na
- Câu 16 : Cho 2,52g một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 6,84g muối sunfat. Kim loại đó là
A Mg.
B Al.
C Zn.
D Fe.
- Câu 17 : Đun nóng dung dich chứa 27 gam glucozơ với dung dich AgNO3/NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là
A 32,4 g.
B 16,2 g.
C 21,6 g.
D 10,8 g.
- Câu 18 : Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng ba dung dịch: glucozơ, hồ tinh bột, glixerol. Để phân biệt 3 dung dịch, người ta dùng thuốc thử
A Phản ứng với Na.
B Dung dịch axit.
C Dung dịch iot.
D Dung dịch iot và dung dịch AgNO3/NH3,t0.
- Câu 19 : Trong chất béo luôn có một lượng axit tự do. Để trung hòa 2,8g chất béo cần 3,0 ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là bao nhiêu?
A 5
B 6
C 8
D 7
- Câu 20 : Công thức chung của amin no đơn chức, mạch hở là:
A CnH2n+3N.
B CxHyN.
C CnH2n+1NH2.
D CnH2n+1N.
- Câu 21 : Để trung hoà 3,1g một amin đơn chức cần 100ml dung dịch HCl 1M. Amin đó là
A C3H9N.
B CH5N.
C C3H7N.
D C2H7N.
- Câu 22 : Đốt cháy hoàn toàn một este X thu được nCO2 = nH2O. Este đó là
A đơn chức.
B no, mạch hở.
C đơn chức no, mạch hở.
D hai chức no, mạch hở.
- Câu 23 : Monome dùng để điều chế thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) là
A C6H5CH=CH2.
B CH2=C(CH3)COOCH3.
C CH3COOCH=CH2.
D CH2 =CHCOOCH3.
- Câu 24 : Nhận định sai là
A Phân biệt glucozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương.
B Phân biệt mantozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương.
C Phân biệt saccarozơ và glixerol bằng Cu(OH)2.
D Phân biệt tinh bột và xenlulozơ bằng I2..
- Câu 25 : So sánh tính bazơ nào sau đây là đúng?
A C6H5NH2 > C2H5NH2.
B C6H5NH2 > CH3NH2 > NH3.
C CH3NH2 > NH3 > C2H5NH2.
D C2H5NH2 > CH3NH2 > C6H5NH2.
- Câu 26 : Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Vậy M là
A Cu.
B Al.
C Mg.
D Zn.
- Câu 27 : Thủy phân không hoàn toàn tetra peptit X ngoài các α - amino axit còn thu được các đi peptit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo đúng của X là:
A Ala-Val-Phe-Gly.
B Val-Phe-Gly-Ala.
C Gly-Ala-Phe -Val.
D Gly-Ala-Val-Phe.
- Câu 28 : Chia m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 thành 2 phần đều nhau:Phần 1: Hòa tan trong nước dư thu được 1,02 gam chất rắn không tan.Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch HCl 1M thì cần vừa đủ 140 ml dung dịch HCl.Khối lượng hỗn hợp ban đầu có giá trị bằng
A 2,26 gam
B 2,66 gam
C 5,32 gam
D 7,00 gam
- Câu 29 : Khi trùng ngưng 13,1g axit α-aminocaproic với hiệu suất 80%, ngoài aminoaxit còn dư ta còn thu được m gam polime và 1,44 gam nước. m có giá trị là
A 11,66g.
B 10,41g.
C 9,04g.
D 9,328g.
- Câu 30 : Trong dãy các nguyên tố thuộc chu kì 3, khi đi từ Na đến Cl
A độ âm điện giảm dần
B tính khử giảm dần
C bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần
D tính bazơ của các hiđroxit tương ứng tăng dần
- Câu 31 : Chia 29,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Na, K và Ca thành 2 phần bằng nhau.Phần 1: Tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng thu được 1,568 lít khí N2 duy nhất (đktc) và dung dịch chứa x gam muối (không chứa NH4NO3).Phần 2: Tác dụng hoàn toàn với oxi thu được y gam hỗn hợp oxit.Giá trị của x và y lần lượt là:
A 73,2 và 35,4.
B 58,3 và 20,5.
C 66,98 và 26,1.
D 73,2 và 35,4.
- Câu 32 : Số đơn vị điện tích hạt nhân của sắt là 26. Sắt thuộc nguyên tố
A s
B p
C d
D f
- Câu 33 : Anion X− có phân lớp ngoài cùng là 3p6. Nguyên tố X thuộc:
A nhóm IIA, chu kì 4
B nhóm VIIA, chu kì 3
C nhóm VIIIA, chu kì 3
D nhóm VIA, chu kì 3
- Câu 34 : Trong tự nhiên nguyên tố clo có hai đồng vị 35Cl và 37Cl, nguyên tử khối trung bình của Cl là 35,48. Số nguyên tử 35Cl có trong 200 nguyên tử clo là:
A 132
B 48
C 76
D 152
- Câu 35 : Cho các nguyên tố : K( Z = 19), N (Z = 7), Si ( Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:
A K, Mg, N, Si
B Mg, K, Si, N
C K, Mg, Si, N
D N, Si, Mg, K
- Câu 36 : Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?
A CaO + H2O → Ca(OH)2
B SO2 + Na2O → Na2SO3
C P2O5 +H2O → H3PO4
D 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
- Câu 37 : Trong các phản ứng hóa học sau, loại nào luôn là phản ứng oxi – hóa khử?
A Phản ứng hóa hợp
B Phản ứng trung hòa
C Phản ứng phân hủy
D Phản ứng thế
- Câu 38 : Hòa tan 13,9 gam muối FeSO4. 7H2O trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch X cần 50ml dung dịch KMnO4 aM. Gía trị của a là:
A 0,3M
B 0,15M
C 0,1M
D 0,2M
- Câu 39 : Trong phản ứng : 2NO2 + 2KOH → KNO3 + KNO2 + H2ONO2 đóng vai trò là:
A Chất oxi hóa
B Chất khử
C Môi trường
D chất oxi hóa đồng thời là chất khử
- Câu 40 : Nguyên tử nguyên tố M có tổng số electron và proton là 22. Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố M là:
A 1s22s22p3
B 1s22s22p63s1
C 1s22s22p63s23p1
D 1s22s22p63s2
- Câu 41 : Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng làNa2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Na2SO3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
A 23.
B 27.
C 47.
D 31.
- Câu 42 : Cho các oxit: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Dãy các hợp chất trong phân tử chỉ gồm liên kết cộng hóa trị là:
A SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7
B SiO2, P2O5, Cl2O7, Al2O3
C Na2O, MgO SiO2, SO3
D SiO2, P2O5, SO3, Al2O3
- Câu 43 : Dãy các chất khử là:
A H2S, Fe, KMnO4, Mg, NH3
B H2S, Fe, HCl, Mg, NH3
C H2S, HNO3, HCl, CuSO4, Cl2
D HClO4, Fe, HCl, Cl2
- Câu 44 : Tỉ lệ số phân tử HNO3 là chất oxi hóa và số phân tử HNO3 là môi trường trong phản ứng sau làMg + HNO3 ⟶ Mg(NO3)2 + NH4NO3 + NO + H2O (tỉ lệ nNH4NO3 : nNO = 1 : 1)
A 1 : 6.
B 6 : 1.
C 1 : 8.
D 8 : 1.
- Câu 45 : Trong phản ứng : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.1 mol ion Cu2+ đã
A nhường 1 mol electron.
B nhận 1 mol electron
C nhận 2 mol electron
D nhường 2 mol electron
- Câu 46 : Cho các phát biểu sau:(a) Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một cặp electron chung(b) Trong liên kết cộng hóa trị có cực, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện bé hơn(c) Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu(d) Trong liên kết cộng hóa trị không cực, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơnSố phát biểu đúng là:
A 2
B 3
C 4
D 1
- Câu 47 : Các đồng vị của một nguyên tố hóa học có cùng số:
A proton
B nơtron
C số khối A
D lớp electron
- Câu 48 : Trong nhóm IA, khi đi từ Li đến Cs, khả năng nhường electron của các nguyên tố tăng dần. Nguyên nhân là do
A điện tích hạt nhân tăng.
B số lớp electron tăng.
C số lớp electron tăng làm bán kính nguyên tử các nguyên tố tăng nhanh.
D bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm.
- Câu 49 : Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol Al và 0,2 mol Zn tác dụng với 500 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 47,35 gam chất rắn A gồm 3 kim loại và dung dịch B chứa 2 muối. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi. Tổng nồng độ mol/l cả muối trong dung dịch B là
A 0,6
B 0,5
C 0,3
D 0,4
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ