Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Lịch sử - Đề số 16 (C...
- Câu 1 : Thành quả lớn nhất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A Lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng.
B Bắt sống toàn bộ nội các của chính phủ tư sản lâm thời.
C Thành lập được các Xô Viết của giai cấp công nhân.
D Lênin trở thành nhà lãnh đạo của cách mạng Nga.
- Câu 2 : Từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng bài học nào để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay?
A Kết hợp đấu tranh chính trị và quân sự.
B Đấu tranh quân sự là chủ yếu.
C Kết hợp đấu tranh kinh tế - văn hóa.
D Sử dụng sức mạnh đoàn kết dân tộc.
- Câu 3 : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7-1936) đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là gì?
A Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
B Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
D Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
- Câu 4 : Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) cho thấy: Hậu phương của chiến tranh nhân dân
A ở phía sau và phân biệt rạch ròi với tiền tuyến bằng yếu tố không gian.
B ở phía sau và bảo đảm cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.
C là đối xứng của tiền tuyến, thực hiện nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến.
D không thể phân biệt rạch ròi với tiền tuyến chỉ bằng yếu tố không gian.
- Câu 5 : Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc ký kết Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21 – 7 – 1954) là
A Đảm bảo không vi phạm chủ quyền dân tộc.
B Đảm bảo giành thắng lợi từng bước.
C Đảm bảo giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
D Đảm bảo phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.
- Câu 6 : Quyết định quan trọng đối với cách mạng ba nước Đông Dương tại Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Đảng cộng sản Đông Dương (2 – 1951) là gì?
A Cả ba nước phải tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của bên ngoài.
B Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng Mác - Lênin riêng.
C Tăng cường hơn nữa tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
D Chuẩn bị kế hoạch cho các hoạt động quân sự, phối hợp với lực lượng quân đội ba nước.
- Câu 7 : Điểm tương đồng và cũng là quyết định quan trọng nhất của hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 năm 1939 và tháng 5 năm 1941 là
A Thay đổi hình thức mặt trận dân tộc thống nhất để giải quyết nhiệm vụ dân tộc.
B Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, tập trung vào giải phóng dân tộc.
C Thành lập chính phủ dân chủ cộng hòa thay cho Chính quyền Xô viết.
D Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, các nhiệm vụ khác tạm thời gác lại.
- Câu 8 : Ý nào dưới đây không phải là âm mưu của Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất?
A Phá hoại tiềm lực kinh tế quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
B Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
C Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ của nhân dân ta.
D Giành thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự.
- Câu 9 : Biểu hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt đến năm 2000?
A Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới.
B Các quốc gia đều tập trung lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
C Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế.
D Các nước lớn điều chỉnh quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp.
- Câu 10 : Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” là hình thức:
A Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
B Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, sử dụng quân đội Mỹ là chủ yếu.
C Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.
D Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.
- Câu 11 : “Một trong những tiến bộ của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX là ở cơ quan niệm về phạm trù yêu nước”. Đây là nhận định
A Đúng, vì các sĩ phu đã đưa ra vấn đề yêu nước phải gắn với xây dựng xã hội tiến bộ.
B Sai, phạm trù yêu nước thương dân luôn ăn sâu vào tư tưởng người dân Việt Nam.
C Sai, vì khuynh hướng cứu nước mới của các sĩ phu không đem đến sự thành công.
D Đúng, vì hoạt động của các sĩ phu gắn liền với khái niệm dân quyền dân chủ.
- Câu 12 : Nội dung nào dưới đây không thuộc Hiệp định Pari 1973?
A Hoa Kỳ cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
B Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do.
C Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
D Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- Câu 13 : Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh là
A Sự phát triển và chi phối nền kinh tế thế giới của các tập đoàn tư bản tài chính.
B Sự phát triển và ngày càng mở rộng của các công ty độc quyền xuyên quốc gia.
C Sự phát triển của các lực lượng cách mạng hòa bình dân chủ và tiến bộ xã hội.
D Quá trình hình thành các trung tâm kinh tế - tài chính mới ở các châu lục.
- Câu 14 : Ở Việt Nam sự kiện nào được coi là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931?
A Cuộc biểu tình của công nhân ngày (1 - 5 - 1930).
B Sự thành lập các Xô Viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
C Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh - Bến Thủy.
D Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy dệt Nam Định.
- Câu 15 : Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương (1945 – 1954) kết thúc bằng giải pháp nào?
A Quân sự.
B Kinh tế.
C Ngoại giao.
D Văn hóa.
- Câu 16 : Cuộc chiến đấu của các đội dân binh ở Gia Định (1859) buộc thực dân Pháp phải chuyển sang thực hiện kế hoạch nào?
A Chinh phục từng gói nhỏ.
B Đánh nhanh, thắng nhanh.
C Đánh điểm, diệt viện.
D Vừa đánh vừa đàm.
- Câu 17 : Một trong những nét độc đáo của cách mạng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
A Bùng nổ ở các trung tâm đô thị rồi tỏa về các vùng nông thôn.
B Kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị.
C Nổ ra mạnh mẽ ở các đô thị lớn đánh bại cơ quan đầu não của kẻ thù.
D Bùng nổ ở các vùng nông thôn rồi tiến vào thành thị.
- Câu 18 : Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà Đảng và Chính phủ ta phải thực hiện sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là gì?
A Giải quyết tàn dư của chế độ cũ để lại.
B Đối phó với thù trong giặc ngoài.
C Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
D Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
- Câu 19 : Từ năm 1954 đến năm 1975, miền Bắc nước ta đã đạt được thành tựu gì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?
A Xây dựng xong cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
B Chuẩn bị xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
C Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
D Xây dựng xong cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa cộng sản.
- Câu 20 : Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ của Liên Xô và đổi mới đất nước ở Việt Nam là gì?
A Tiến hành khi đất nước chưa giành độc lập.
B Cải tổ chính trị, thực hiện đa nguyên, đa đảng.
C Tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.
D Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.
- Câu 21 : Điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử diễn ra hai cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976 ở Việt Nam là
A Tình hình đất nước có những điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội.
B Đối mặt với những nguy cơ đe dọa của thù trong, giặc ngoài.
C Được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân loại tiến bộ trên thế giới.
D Được tiến hành ngay sau những thắng lợi to lớn của dân tộc Việt Nam.
- Câu 22 : Mục đích của hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 – 1920) và Washington (1921 – 1922) là
A Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
B Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
C Thiết lập một trật tự thế giới.
D Ký kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.
- Câu 23 : Mục tiêu cốt lõi của Trung Quốc khi tiến hành công cuộc cải cách mở cửa từ năm 1978 là gì?
A Đưa Trung Quốc trở thành nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.
B Biến Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
C Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng.
D Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân mang đặc sắc Trung Quốc.
- Câu 24 : Thủ đoạn thâm độc của Mỹ và cũng là điểm khác trước mà Mỹ đã triển khai khi thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là
A Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam.
B Thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”.
C Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.
D Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn.
- Câu 25 : Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu (từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000), Mĩ đã đạt được kết quả nào dưới đây?
A Duy trì vị trí cường quốc số một thế giới trên tất cả các lĩnh vực.
B Duy trì sự tồn tại và hoạt động của tất cả các tổ chức quân sự.
C Làm chậm quá trình giành thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
D Trực tiếp xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12