Đề thi chính thức THPT QG môn Lịch Sử năm 2018 - M...
- Câu 1 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tư bản Pháp ở Việt Nam tập trung vào lĩnh vực nào?
A Công nghiệp hóa chất.
B Chế tạo máy.
C Luyện kim.
D Khai thác mỏ.
- Câu 2 : Đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Tây Âu trở thành
A trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.
B trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
C liên minh kinh tế - tài chính - quân sự lớn nhất thế giới.
D một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
- Câu 3 : Một trong những mục tiêu của đường lối đổi mới ở Việt Nam được đề ra từ tháng 12 - 1986 là
A bước đầu khắc phục hậu quả chiến tranh.
B hoàn thiện cơ chế quản lý đất nước.
C đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng.
D hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất.
- Câu 4 : Sau chiến thắng Đường số 14 - Phước Long của quân dân miền Nam Việt Nam (tháng 1 - 1975), chính quyền Sài Gòn đã
A đưa quân đến hòng chiếm lại nhưng thất bại.
B phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa.
C nhanh chóng rút quân để bảo toàn lực lượng.
D phối hợp với quân đội Mỹ phản công tái chiếm.
- Câu 5 : Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (tháng 2 - 1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai ở Việt Nam với tên gọi
A Đảng Dân chủ Việt Nam.
B Đảng Lao động Việt Nam.
C Đảng Dân chủ Đông Dương.
D Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Câu 6 : Vào giữa thế kỷ XIX, trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây, triều đình nhà Nguyễn thực hiện chính sách nào?
A Cải cách, mở cửa.
B Tự do tôn giáo.
C Bế quan tỏa cảng.
D Cải cách văn hóa.
- Câu 7 : Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng, vì đây là nơi có
A lực lượng vũ trang phát triển lớn mạnh.
B địa hình thuận lợi để phát triển lực lượng.
C nhiều căn cứ du kích đã được xây dựng.
D các tổ chức cứu quốc đã được thành lập.
- Câu 8 : Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Liên Xô và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12 - 1989) là
A nền kinh tế hai nước đều lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng.
B sự suy giảm thế mạnh của cả hai nước trên nhiều mặt.
C phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị mất, của Liên Xô bị thu hẹp.
D trật tự hai cực Ianta bị xói mòn và sụp đổ hoàn toàn.
- Câu 9 : Từ tháng 4 - 1953 đến tháng 7 - 1954, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện
A cải cách ruộng đất ở một số nơi trong vùng tự do.
B giảm tức và xóa nợ ở những vùng gặp thiên tai.
C giảm tô và hoãn nợ trong các vùng có chiến sự.
D chia lại công điền và công thổ ở vùng Pháp tạm chiếm.
- Câu 10 : Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh (đầu thế kỷ XX) không có nội dung nào dưới đây?
A Đề cao cải cách, duy tân nhằm nâng cao dân trí và dân quyền.
B Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
C Chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển kinh tế.
D Dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và chế độ phong kiến lạc hậu.
- Câu 11 : Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mỹ và chính quyền Sài Gòn không thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A Triển khai hoạt động chống phá miền Bắc.
B Tiến hành các cuộc hành quân càn quét.
C Mở những cuộc hành quân “tìm diệt”.
D Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.
- Câu 12 : Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1914 có điểm gì mới so với phong trào yêu nước trước đó?
A Do giai cấp tư sản mới ra đời lãnh đạo.
B Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang.
C Đoàn kết nhân dân trong một mặt trận.
D Gắn cứu nước với canh tân đất nước.
- Câu 13 : Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm gì khác so với Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?
A Khẳng định vai trò lãnh đạo thuộc về chính đảng vô sản.
B Xác định được công nhân và nông dân là lực lượng cách mạng.
C Đánh giá đúng khả năng chống đế quốc của giai cấp bóc lột.
D Xác định đúng nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc.
- Câu 14 : Biện pháp cơ bản được Mỹ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là
A tiến hành chiến tranh tổng lực.
B ra sức chiếm đất, giành dân.
C sử dụng quân đội đồng minh.
D sử dụng quân đội Mỹ làm nòng cốt.
- Câu 15 : Cuộc Chiến tranh lạnh do Mỹ phát động chống Liên Xô là cuộc chiến
A không tiếng súng nhưng đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng.
B giành thị trường quyết liệt giữa Mỹ và Liên Xô.
C với những xung đột trực tiếp giữa Mỹ và Liên Xô.
D không hồi kết về quân sự và ý thức hệ giữa Mỹ và Liên Xô.
- Câu 16 : Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 - 1941) chủ trương hoàn thành cuộc cách mạng nào?
A Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B Cách mạng tư sản dân quyền.
C Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D Cách mạng giải phóng dân tộc.
- Câu 17 : Trong thời kỳ 1954 - 1975, đâu là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm cho Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”?
A Phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam chống Mỹ.
B Ý chí thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.
C Hiệp định Giơnevơ chia Việt Nam thành hai miền.
D Sự chi phối của cục diện thế giới hai cực, hai phe.
- Câu 18 : Nhân dân miền Nam Việt Nam sử dụng bạo lực cách mạng trong phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) vì
A lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.
B không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình.
C cách mạng miền Nam đã chuyển hẳn sang thế tiến công.
D mọi xung đột chỉ có thể được giải quyết bằng vũ lực.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12