Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử - Trường THPT C...
- Câu 1 : Sau hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương nhiệm vụ của cách mạng nước ta là gì?
A tiến hành kháng chiến chống chế độ thực dân mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam
B tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam
C giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
D xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước
- Câu 2 : Nét nổi bật nhất về tình hình chính trị ở Việt Nam sau khi kí hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết là
A Pháp rút quân khỏi miền Bắc
B Đất nước bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị-xã hội khác nhau
C nhân dân hai miền tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước
D Hà Nội được giải phóng
- Câu 3 : Tinh thần “đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” với khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” là của chiến dịch nào 1975?
A chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
B chiến dịch Tây Nguyên
C chiến dịch Huế-Đà Nẵng và chiến dịch Tây Nguyên
D chiến dịch Tây Nguyên
- Câu 4 : Chiến thắng quân sự nào của ta đánh dấu sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
A chiến thắng Bình Giã, Ấp Bắc
B chiến thắng An Lão, Ba Gia, Bình Giã
C chiến thắng An Lão, Đồng Xoài
D chiến thắng An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài
- Câu 5 : Trong “Việt Nam hóa chiến tranh” lực lượng nào là chủ yếu tiến hành chiến tranh?
A quân đội Sài Gòn
B quân đội Mĩ
C quân đội Mĩ + quân Sài Gòn
D quân đội Mĩ + các đồng minh
- Câu 6 : Mục đích của Mĩ-Diệm khi xây dựng “ấp chiến lược” ở miền Nam VN là
A để cải tạo nông thôn, phục vụ chính sách mị dân
B để bình định miền Nam Việt Nam
C để bóc lột nhân lực, vật lực ở nông thôn
D để tịch thu ruộng đất của nông dân
- Câu 7 : 10h45’ ngày 30-4-1975 ở Sài Gòn diễn ra sự kiện gì?
A xe tăng và bộ binh của ta tiến vào dinh độc lập
B chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng
C lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập
D năm cánh quân của ta tiến vào trung tâm Sài Gòn
- Câu 8 : ngày 6-6-1969 gắn liền với sự kiện nào trong lịch sử dân tộc ta?
A Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc lần hai
B chính thủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời
C hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương
D phái đoàn ta do Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến hội nghị Pari
- Câu 9 : Ý nghĩa của trận Vạn Tường là
A được coi là Ấp Bắc đối với quân Mĩ, chứng tỏ khả năng thắng Mĩ trong chiến tranh “cục bộ” và mở ra cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt” trên toàn miền Nam
B buộc Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược chiến tranh mới
C tạo ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ
D đánh bại Mĩ về quân sự
- Câu 10 : Đâu là ý nghĩa quan trọng nhất của trận Điện Biên Phủ trên không?
A đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, Lào, Campuchia
B buộc Mĩ kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lặp lại hòa bình ở Việt Nam
C buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng bắn các hoạt động chống phá miền Bắc
D đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
- Câu 11 : Sau khi hiệp định Pari kí kết, tình hình ở miền Nam như thế nào?
A ta đã đánh thắng lợi ở Tây Nguyên
B Mĩ đã “cút” nhưng Ngụy chưa “nhào”
C ta kết thúc thắng lợi về quân sự và ngoại giao
D D.cả Mĩ Ngụy đều bị thất bại
- Câu 12 : Ý nghĩa lớn nhất của cuộc tổng công kích nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là gì?
A buộc Mĩ phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc
B đây là đòn tấn công bất ngờ, làm cho Mĩ không dám đưa quân Mĩ và quân chư hầu vào miền Nam
C làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố phi Mĩ hóa chiến tranh xâm lược
D Mĩ phải đến Pari để đàm phán với ta
- Câu 13 : Cuộc tiến công 1972 của quân dân ta đã buộc Mĩ phải
A rút khỏi chiến tranh Việt Nam, rút quân về nước
B dùng thủ đoạn ngoại giao thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô để gây sức ép với ta
C tuyên bố Mĩ hóa trở lại chiến tranh xâm lược
D huy động quân đội các nước đồng minh của Mĩ tham chiến
- Câu 14 : Chỗ dựa trong “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam là gì?
A ấp chiến lược và ngụy quân ngụy quyền
B ấp chiến lược và cố vấn Mĩ
C cố vấn Mĩ và ngụy quân, ngụy quyền
D ngụy quân, ngụy quyền
- Câu 15 : Chiến thắng nào của quân dân miền Nam năm 1975 đã đưa cuộc tiến công chiến lược lên thành cuộc tổng tiến công chiến lươc lên toàn miền Nam?
A chiến dịch Hồ Chí Minh
B chiến dịch Huế-Đà Nẵng
C chiến dịch Tây Nguyên
D chiến dịch Phước Long
- Câu 16 : Bình định miền Nam trong vòng 18 tháng là nội dung của kế hoạch nào
A Đơ lát Đơ tát xi nhi
B Giôn xơn- Mác Namara
C Xtlay-Taylo
D cải cách điền lệ
- Câu 17 : Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã mở ra cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”trên toàn miền Nam?
A chiến thắng Vạn Tường
B chiến thắng Ấp Bắc
C chiến thắng hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967
D phong trào Đồng khởi
- Câu 18 : “Thời cơ chiến lược đã đến ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam.......” Nội dung này được phản ánh trong
A hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng 7/1973
B hội nghị BCT mở rộng họp từ 18/12/1974 đến 8/1/1975
C hội nghị BTC hop từ 30/9 đến 7/10/1975
D nghị quyết BTC từ 25/3/1975
- Câu 19 : Điều khoản nào của Hiệp định Pari 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
A hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam
B nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị
C Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân đồng minh
D các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có 2 chính quyền
- Câu 20 : Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian1.chiến thắng Vạn Tường2.chiến thắng Ba Gia3.chiến thắng 2 mùa khô4.chiến thắng Điện Biên Phủ trên không
A 2-4-3-1
B 2-1-3-4
C 1-2-3-4
D 1-3-2-4
- Câu 21 : Đâu không phait ý nghĩa của thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta là gì?
A chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc trên đất nước ta
B mở ra 1 kỉ nguyên mới cho lịch sử Việt Nam: đất nước độc lập thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội
C là nguồn cổ vũ mạnh mẽ với phong trào cách mạng thế giới
D nhận được sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế
- Câu 22 : Thất bại trong chiến lược chiến tranh nào buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đamg phán với ta ở Hội nghị Pari?
A chiến tranh đặc biệt
B Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh
C chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2
D chiến tranh cục bộ
- Câu 23 : Đỉnh cao của đợt hoạt động quân sự Đông-Xuân 1974-1975 là
A loại khỏi vòng chiến đấu 5000 tên địch
B mở rộng vùng giải phóng
C giải phóng hoàn toàn đất nước
D chiến thắng đường 14-Phước Long
- Câu 24 : Toán lính Pháp rút khỏi miền bắc nước ta ở địa điểm nào?
A Quảng Ninh
B Cát Bà (Hải Phòng)
C Ninh Bình
D Hà Nội
- Câu 25 : Cuộc hành quân mang tên “ánh sáng sao” được tiến hành trong chiến lược chiến tranh nào của Mĩ
A chiến tranh cục bộ
B chiến tranh đặc biệt .
C Việt Nam hóa chiến tranh
D chiến tranh phá hoại
- Câu 26 : Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu hiệp định Giơnevơ là
A đấu tranh chính trị
B đấu tranh vũ trang
C khởi nghĩa giành chính quyền làm chủ
D bạo lực cách mạng
- Câu 27 : Ý nghĩa cơ bản nhất của chiến dịch Tây Nguyên là gì?
A nguồn cổ vũ mạnh mẽ để quân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam
B là thắng lợi lớn nhất của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
C chuyển cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước sang giai đoạn mới:từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam
D tinh thần địch hốt hoảng mất khả năng chiến đấu
- Câu 28 : Sau Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng miền Nam là gì?
A quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ rút khỏi nước ta
B chính quyền và quân đội Sài Gòn hoang mang dao động, có nguy cơ sụp đổ
C quân Mĩ vẫn còn ở lại miền Nam nên cách mạng miền Nam gặp khó khăn
D lực lượng cách mạng lớn mạnh về mọi mặt, khả năng đánh đổ quân đội Sài Gòn
- Câu 29 : Hội nghị lần thứ 21 (7-1973) của Đảng chủ trương đấu tranh những mặt trận nào?
A quân sự, ngoại giao
B quân sự, chính trị, ngoại giao
C chính trị, quân sự
D quân sự, ngoại giao
- Câu 30 : Chiến dịch nào đã mở đầu cho đại thắng mùa xuân 1975?
A Huế-Đà Nẵng
B Tây Nguyên
C Trị Thiên
D Hồ Chí Minh
- Câu 31 : Chiến thuật quân sự nào được Mĩ sử dụng trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
A chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”
B chiến thuật “chiến tranh tâm lí”
C Chiến thuật “dân vận”
D chiến thuật “tìm diệt”
- Câu 32 : chiến lược “chiến tranh đặc biệt” nằm trong chiến lược toàn cầu nào của Mĩ
A chiến lược “ngăn chặn”
B chiến lược “ngăn đe thực tế”
C chiến lược “bên miệng bố chiến tranh”
D chiến lược “phản ứng linh hoạt”
- Câu 33 : Trong những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
A do có hậu phương vững chắc là miền Bắc XHCN
B sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo
C do truyền thống của dân tộc
D tinh thần đoàn kết của 3 nước Đông Dương
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12