- Đề kiểm tra hết chương dòng điện trong các môi t...
- Câu 1 : Khi tạo ra hồ quang điện, ban đầu ta cần phải cho hai đầu thanh than chạm vào nhau để
A Tạo ra cường độ điện trường rất lớn.
B Tăng tính dẫn điện ở chỗ tiếp xúc của hai thanh than.
C Làm giảm điện trở ở chỗ tiếp xúc của hai thanh than đi rất nhỏ.
D Làm tăng nhiệt độ ở chỗ tiếp xúc của hai thanh than lên rất lớn.
- Câu 2 : Phát biểu nào sau đây về đặc điểm của chất bán dẫn là không đúng?
A Điện trở suất của chất bán dẫn lớn hơn so với kim loại nhưng nhỏ hơn so với chất điện môi.
B Điện trở suất của chất bán dẫn giảm mạnh khi nhiệt độ tăng.
C Điện trở suất phụ thuộc rất mạnh vào hiệu điện thế.
D Tính chất điện của bán dẫn phụ thuộc nhiều vào các tạp chất có mặt trong tinh thể.
- Câu 3 : Câu nào dưới đây nói về phân loại chất bán dẫn là không đúng?
A Bán dẫn hoàn toàn tinh khiết là bán dẫn trong đó mật độ electron bằng mật độ lỗ trống.
B Bán dẫn tạp chất là bán dẫn trong đó các hạt tải điện chủ yếu được tạo bởi các nguyên tử tạp chất.
C Bán dẫn loại n là bán dẫn trong đó mật độ lỗ trống lớn hơn rất nhiều mật độ electron.
D Bán dẫn loại p là bán dẫn trong đó mật độ electron tự do nhỏ hơn rất nhiều mật độ lỗ trống.
- Câu 4 : Chọn câu đúng?
A Electron tự do và lỗ trống đều chuyển động ngược chiều điện trường.
B Electron tự do và lỗ trống đều mang điện tích âm.
C Mật độ các hạt tải điện phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, mức độ chiếu sáng.
D Độ linh động của các hạt tải điện hầu như không thay đổi khi nhiệt độ tăng.
- Câu 5 : Hiệu điện thế của lớp tiếp xúc p-n có tác dụng:
A Tăng cường sự khuếch tán của các hạt cơ bản.
B Tăng cường sự khuếch tán các lỗ trống từ bán dẫn p sang bán dẫn n.
C Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p.
D Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n.
- Câu 6 : Khi lớp tiếp xúc p-n được phân cực thuận, điện trường ngoài có tác dụng:
A Tăng cường sự khuếch tán của các không hạt cơ bản.
B Tăng cường sự khuếch tán các lỗ trống từ bán dẫn n sang bán dẫn p.
C Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p.
D Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n.
- Câu 7 : Tranzito bán dẫn có cấu tạo gồm:
A một lớp tiếp xúc p – n.
B hai lớp tiếp xúc p – n.
C ba lớp tiếp xúc p – n.
D bốn lớp tiếp xúc p – n.
- Câu 8 : Tranzito bán dẫn có tác dụng:
A chỉnh lưu.
B khuếch đại.
C cho dòng điện đi theo hai chiều.
D cho dòng điện đi theo một chiều từ catôt sang anôt.
- Câu 9 : Dùng một mini ampe kế đo cường độ dòng điện I qua điôt, và một vôn kế đo hiệu điện thế UAK giữa hai cực A(anôt) và K(catôt) của điôt. Kết quả nào sau đây là không đúng?
A UAK = 0 thì I = 0.
B UAK > 0 thì I = 0.
C UAK < 0 thì I = 0.
D UAK > 0 thì I > 0.
- Câu 10 : Dùng một mini ampe kế đo cường độ dòng điện IB qua cực bazơ, và một ampe kế đo cường độ dòng điện IC qua côlectơ của tranzto. Kết quả nào sau đây là không đúng?
A IB tăng thì IC tăng.
B IB tăng thì IC giảm.
C IB giảm thì IC giảm.
D IB rất nhỏ thì IC cũng nhỏ.
- Câu 11 : Dùng một mini ampe kế đo cường độ dòng điện IB qua cực bazơ, và một vôn kế đo hiệu điện thế UCE giữa côlectơ và emintơ của tranzto mắc E chung. Kết quả nào sau đây là không đúng?
A IB tăng thì UCE tăng.
B IB tăng thì UCE giảm.
C IB giảm thì UCE tăng.
D IB đạt bão hào thì UCE bằng không.
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp