95 câu trắc nghiệm lý thuyết Dòng điện xoay chiều...
- Câu 1 : Máy phát điện xoay chiều một pha mà phần ứng có p cặp cực, rô to quay với tốc độ n vòng/s. Tần số của dòng điện do máy phát ra là
A. f = np
B.
C.
D.
- Câu 2 : Người ta xây dựng đường dây tải điện 500kV để truyền tải điện năng nhằm mục đích
A. tăng công suất nhà máy điện.
B. tăng dòng điện trên dây tải.
C. tăng hệ số công suất nơi tiêu thụ.
D. giảm hao phí khi truyền tải.
- Câu 3 : Khi nói về máy biến áp, phát biểu nào sau đây sai?
A. máy biến áp là thiết bị có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều
B. máy biến áp có thể làm giảm điện áp xoay chiều.
C. máy biến áp có thể làm tăng điện áp xoay chiều.
D. máy biến áp là thiết bị có khả năng biến đổi tần số xoay chiều
- Câu 4 : Hiện nay, để giảm hao phí điện năng trên đường dây trong quá trình truyền tải điện, người ta thường sử dụng biện pháp.
A. tăng điện áp nơi phát trước khi truyền tải.
B. xây dựng nhà máy điện gần nơi tiêu thụ.
C. dùng dây dẫn làm bằng vật liệu siêu dẫn.
D. tăng tiết diện dây dẫn dùng để truyền tải.
- Câu 5 : Cho mạch RLC nối tiếp, đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều có biểu thức Đại lượng nào sau đây biến đổi không thể làm cho mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện?
A. Điện dung C của tụ.
B. Độ tự cảm L của cuộn dây.
C. Điện trở thuần R.
D. Tần số của điện áp xoay chiều.
- Câu 6 : Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện. Nếu điện dung của tụ điện không đổi thì dung kháng của tụ
A. Lớn khi tần số của dòng điện lớn.
B. Nhỏ khi tần số của dòng điện lớn.
C. Nhỏ khi tần số của dòng điện nhỏ.
D. Không phụ thuộc vào tần số của dòng điện.
- Câu 7 : Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R và cuộn cảm thuần thì cảm kháng của cuộn cảm là. Hệ số công suất của đoạn mạch là
A.
B.
C.
D.
- Câu 8 : Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cuộn cảm có cảm kháng và tụ điện có dung kháng Tổng trờ của đoạn mạch là:
A.
B.
C.
D.
- Câu 9 : Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đọa mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi trong đoạn mạch có cộng hưởng điện thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch
A. lệch pha 900 so với cường độ dòng điện trong mạch.
B. trễ pha 600 so với dòng điện trong mạch.
C. cùng pha với cường độ dòng điện trong mạch.
D. sớm pha 300 so với cường độ dòng điện trong mạch.
- Câu 10 : Đặt điện áp xoay chiều vào đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Công suất đoạn mạch nào sau đây bằng không?
A. Hai đầu đoạn RL.
B. Hai đầu đoạn RLC.
C. Hai đầu đoạn LC.
D. Hai đầu R.
- Câu 11 : Trong một mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện luôn
A. sớm pha π/2.
B. trễ pha π/2.
C. sớm pha π/4.
D. trễ pha π/4.
- Câu 12 : Chọn câu Đúng. Trên một đoạn mạch xoay chiều, hệ số công suất bằng 0 (cosϕ = 0), khi:
A. đoạn mạch có điện trở bằng không.
B. đoạn mạch không có cuộn cảm.
C. đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần.
D. đoạn mạch không có tụ điện.
- Câu 13 : Đặt một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh. Hiệu điện thế giữa hai đầu
A. đoạn mạch luôn cùng pha với dòng điện trong mạch.
B. cuộn dây luôn ngược pha với hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện.
C. cuộn dây luôn vuông pha với hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện.
D. tụ điện luôn cùng pha với dòng điện trong mạch.
- Câu 14 : Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên
A. hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. tác dụng của từ trường lên dòng điện.
C. hiện tượng quang điện.
D. tác dụng của dòng điện lên nam châm.
- Câu 15 : Nhận xét nào sau đây về máy biến áp là không đúng?
A. Máy biến áp có thể thay đổi tần số dòng điện xoay chiều.
B. Máy biến áp có thể dùng biến đổi cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
C. Máy biến áp có thể giảm điện áp hiệu dụng của điện áp xoay chiều.
D. Máy biến áp có thể tăng điện áp hiệu dụng của điện áp xoay chiều.
- Câu 16 : Giá trị đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ
A. Giá trị cực đại của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
B. Giá trị trung bình của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
C. Giá trị tức thời của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.
D. Giá trị hiệu dụng của điện áp và cường độ dòng điện hiệu dụng.
- Câu 17 : Đặt điện áp (V) vào hai đầu một tụ điện thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị hiệu dụng là I. Tại thời điểm t, điện áp ở hai đẩu tụ điện là u và cường độ dòng điện qua nó là i. Hệ thức liên hệ giữa các đại lượng là
A.
B.
C.
D.
- Câu 18 : Số chỉ của ampe kế khi mắc nối tiếp vào đoạn mạch điện xoay chiều cho ta biết giá trị nào?
A. cường độ dòng điện tức thời
B. cường độ dòng điện hiệu dụng
C. cường độ dòng điện trung bình
D. cường độ dòng điện cực đại
- Câu 19 : Một máy biến áp có số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp. Máy biến áp này có tác dụng
A. tăng cường độ dòng điện, giảm điện áp
B. giảm cường độ dòng điện tăng điện áp
C. giảm cường độ dòng điện, giảm điện áp
D. tăng cường độ dòng điện tăng điện áp
- Câu 20 : Mắc một vôn kế nhiệt vào một đoạn mạch điện xoay chiều. Số chỉ của vôn kế mà ta nhìn thấy được cho biết giá trị của hiệu điện thế
A. hiệu dụng.
B. cực đại.
C. tức thời.
D. trung bình.
- Câu 21 : Trong mạch điện xoay chiều, cường độ dòng điện luôn luôn nhanh pha hơn điện áp ở hai đầu đoạn mạch khi
A. đoạn mạch chỉ có L thuần cảm
B. đoạn mạch có R và C mắc nối tiếp
C. đoạn mạch có R và L mắc nối tiếp
D. đoạn mạch chỉ có R
- Câu 22 : Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu tụ điện có điện dung C. Dung kháng của tụ điện được tính bằng:
A.
B.
C.
D.
- Câu 23 : Phát biểu nào sau đây sai?
A. Dòng điện có cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.
B. Điện áp biến thiên điều hòa theo thời gian gọi là điện áp xoay chiều.
C. Dòng điện và điện áp xoay chiều luôn biến thiên điều hòa cùng pha với nhau.
D. Suất điện động biến thiên điều hòa theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.
- Câu 24 : Khi nói về hệ số công suất của đoạn mạch xoay chiều, phát biểu nào sau đây sai?
A. Với đoạn mạch chỉ có tụ điện hoặc chỉ có cuộn cảm thuần thì
B. Với đoạn mạch có điện trở thuần thì
C. Với đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng thì
D. Với đoạn mạch gồm tụ điện và điện trở thuần mắc nối tiếp thì
- Câu 25 : Đặt điện áp xoay chiều (U0 không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch.
B. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch càng lớn khi tần số f càng lớn.
C. Dung kháng của tụ điện càng lớn khi tần số f càng lớn.
D. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch không đổi khi tần số f thay đổi.
- Câu 26 : Chọn câu Đúng. Trên một đoạn mạch xoay chiều, hệ số công suất bằng 0 (cosφ = 0), khi
A. đoạn mạch có điện trở bằng không.
B. đoạn mạch không có tụ điện.
C. đoạn mạch không có cuộn cảm.
D. đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần.
- Câu 27 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tụ điện
A. cho dòng không đổi qua
B. cho dòng điện biến thiên qua
C. cho dòng xoay chiều qua
D. luôn cản trở dòng xoay chiều
- Câu 28 : Trong động cơ không đồng bộ 3 pha, gọi lần lượt là tần số góc của dòng điện xoay chiều ba pha, tốc độ góc của từ trường quay tại tâm O và tốc độ quay của rôto . Kết luận nào sau đây là sai:
A.
B.
C.
D.
- Câu 29 : Dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có cường độ . Đại lượng được gọi là
A. tần số góc của dòng điện.
B. chu kì của dòng điện.
C. tần số của dòng điện.
D. pha của dòng điện ở thời điểm t.
- Câu 30 : Dòng diện xoay chiều qua một đoạn mạch có cường độ . Đại lượng được gọi là
A. tần số góc của dòng điện.
B. chu kì của dòng điện.
C. tần số của dòng điện.
D. pha ban đầu của dòng điện
- Câu 31 : Dòng điện xoay chiều qua điện trở thuần biến thiên điều hoà cùng pha với điện áp giữa hai đầu điện trở
A. khi và chỉ khi mạch chỉ chứa điện trở thuần R
B. trong mọi trường hợp
C. khi và chỉ khi mạch RLC không xảy ra cộng hưởng điện
D. khi và chỉ khi mạch RLC xảy ra cộng hưởng điện
- Câu 32 : Khi cho một dòng điện xoay chiều chạy qua một dây dẫn thẳng bằng kim loại, xung quanh dây dẫn sẽ có
A. trường hấp dẫn
B. từ trường
C. điện từ trường
D. điện trường
- Câu 33 : Dung kháng của một mạch RLC nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch, ta cần điều chỉnh theo hướng
A. tăng hệ số tự cảm của cuộn dây
B. giảm điện trở
C. giảm tần số dòng điện
D. tăng điện dung của tụ điện
- Câu 34 : Khi máy biến áp hoạt động, nếu các hao phí điện năng không đáng kể thì đại lượng nào của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp bằng nhau ?
A. Điện áp
B. Công suất
C. Dòng điện
D. Biên độ suất điện động
- Câu 35 : Khi có cộng hưởng điện trong đoạn mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh thì nhận xét nào dưới đây là đúng ?
A. Cường độ dòng điện tức thời qua tụ điện ngược pha với cường độ dòng điện tức thời qua cuộn cảm
B. Điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở thuần cùng pha với điện áp tức thời giữa hai đầu mạch
C. Điện áp hiệu dụng trên tụ điện và điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm đều bằng không
D. Điện áp tức thời giữa hai đầu tụ điện cùng pha với điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn cảm
- Câu 36 : Khi nói về máy biến thế, điều nào dưới đây sai ?
A.Máy biến thế gồm hai cuộn dây có số vòng khác nhau quấn trên một lõi thép kĩ thuật
B. Hoạt động của máy biến thế dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ
C. Là thiết bị cho phép biến đổi hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều mà không làm thay đổi tần số dòng điện
D. Máy biến thế có thể làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều
- Câu 37 : Dung kháng của một đoạn mạch RLC nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Ta làm thay đổi chỉ một trong các thông số của đoạn mạch bằng các cách nêu sau đây,cách nào có thể làm cho hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra?
A. giảm tần số dòng điện.
B. giảm điện trở thuần của đoạn mạch
C. tăng hệ số tự cảm của cuộn dây
D. tăng điện dung của tụ điện
- Câu 38 : Khi truyền tải một công suất điện P từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, để giảm hao phí trên đường dây do toả nhiệt ta có thể
A. đặt ở đầu ra của nhà máy điện máy tăng thế
B. đặt ở đầu của nhà máy điện máy tăng thế và ở nơi tiêu thụ máy hạ thế
C. đặt ở nơi tiêu thụ máy hạ thế
D. đặt ở đầu ra của nhà máy điện máy hạ thế
- Câu 39 : Khi nói về mạch điện xoay chiều, điều nào dưới đây đúng ?
A. Hiệu điện thế ở hai đầu điện trở thuần biến thiên điều hoà sớm pha hơn dòng điện π/2.
B. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm thì sớm pha hơn hiệu điện thế ở hai đầu cuộn cảm.
C. Dung kháng của tụ điện C tỉ lệ thuận với chu kì của dòng điện xoay chiều qua C.
D. Ở tụ điện thì tần số của hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ hơn tần số của dòng điện qua tụ.
- Câu 40 : Phần ứng của máy phát điện xoay chiều một pha là phần
A. tạo ra dòng điện
B. tạo ra từ trường
C. gồm 2 vành khuyên và 2 chổi quét
D. đưa điện ra mạch ngoài
- Câu 41 : Điều nào sau đây là sai khi nói về động cơ không đồng bộ ba pha?
A. Từ trường quay trong động cơ là kết quả của việc sử dụng dòng điện xoay chiều một pha
B. Biến đổi điện năng thành năng lượng khác
C. Hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay.
D. Có hai bộ phận chính là roto và stato.
- Câu 42 : Công thức nào sau đây đúng:
A.
B.
C.
D.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất