Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử Trường THP...
- Câu 1 : Khu vực Mĩ Latinh gồm bao nhiêu nước?
A. 33 nước.
B. 34 nước .
C. 35 nước.
D. 36 nước.
- Câu 2 : Các nước Mĩ Latinh nằm chủ yếu ở khu vực nào của châu Mĩ?
A. Bắc Mĩ.
B. Bắc và Nam Mĩ.
C. Trung và Nam Mĩ.
D. Nam Mĩ.
- Câu 3 : Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới 2 là gì?
A. Chiến tranh cách mạng.
B. Khởi nghĩa vũ trang.
C. Đấu tranh nghị trường.
D. Chính trị- ngoại giao.
- Câu 4 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự nhượng bộ của thực dân Anh đối với Ấn Độ thông qua “phương án Maobáttơn” là gì?
A. Do sự suy yếu của thực dân Anh.
B. Do sự phát triển của phong trào đấu tranh ở Ấn Độ.
C. Do sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
D. Do tác động của cuộc chiến tranh lạnh.
- Câu 5 : Đặc điểm đường lối đối ngoại của Ấn Độ từ sau khi giành được độc lập là gì?
A. Hòa bình, trung lập tích cực.
B. Hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
C. Hòa bình, trung lập.
D. Hòa bình, thân thiện.
- Câu 6 : Cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo có tính chất là
A. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
B. Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ.
C. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
- Câu 7 : Nội dung nào gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị lanta?
A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật.
B. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên hợp quốc.
C. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.
D. Giải quyết hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
- Câu 8 : Công cuộc cải cách - mở cửa của nhân dân Trung Quốc hoàn thành nhờ vào yếu tố nào?
A. Sự viện trợ của nước Mĩ.
B. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
D. Sự lao động quên mình của nhân dân Trung Quốc và sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô.
- Câu 9 : Anh (chị) hiểu như thế nào là “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”?
A. Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin.
B. Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc.
C. Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản.
D. Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc.
- Câu 10 : Biến đổi đầu tiên có tính chất bước ngoặt của Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Thu hồi chủ quyền đối với 2 vùng đất Hồng Kông và Ma Cao.
B. Thử thành công bom nguyên tử.
C. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
D. Công cuộc cải cách - mở cửa.
- Câu 11 : Tổ chức nào sau đây không phải là tiền thân của Liên minh châu Âu?
A. Cộng đồng thương mại - tài chính châu Âu.
B. Cộng đồng than, thép châu Âu.
C. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
D. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
- Câu 12 : Tháng 6-1979 đã diễn ra sự kiện nổi bật gì của Liên minh châu Âu (EU)?
A. Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu đầu tiên.
B. Đồng tiền chung châu Âu được phát hành.
C. Liên minh châu Âu (EU) ra đời.
D. Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam- EU được hình thành.
- Câu 13 : Trước xu thế mới trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh Việt Nam có thuận lợi gì?
A. Có được thị trường lớn để xuất và nhập khẩu hàng hóa.
B. Nâng cao trình độ, tập trung vốn và lao động.
C. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học kỹ thuật.
D. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Câu 14 : Trước những xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, Việt Nam cần đề ra chiến lược phát triển đất nước như thế nào?
A. Tập trung ổn định tình hình chính trị.
B. Tập trung phát triển kinh tế.
C. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
D. Mở rộng quan hệ ngoại giao.
- Câu 15 : Một trong những xu thế trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh mà Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông là
A. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp liên minh chính trị với các nước.
B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp kinh tế.
C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp chính trị kết hợp với quân sự.
- Câu 16 : Bước sang thế kỉ XXI, sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, đã tạo ra cho Việt Nam thời cơ gì để phát triển kinh tế?
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
B. Học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến trên thế giới.
C. Thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lý và chuyển giao công nghệ.
D. Thu hút vốn từ bên ngoài, mở rộng thị trường.
- Câu 17 : Đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng xung đột quân sự ở nhiều khu vực khi Chiến tranh lạnh đã chấm dứt, mâu thuẫn Đông- Tây không còn?
A. Mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ.
B. Hậu quả của cuộc Chiến tranh lạnh.
C. Sự tranh chấp quyền lợi giữa các nước lớn.
D. Chủ nghĩa khủng bố.
- Câu 18 : Từ sau năm 1991 đến năm 2000, Mỹ ra sức thiết lập trật tự thế giới một cực trong hoàn cảnh nào sau đây?
A. Nhiều quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
B. Mỹ xây dựng được hệ thống căn cứ quân sự ở tất cả các nước.
C. Mỹ đã kiểm soát được tất cả các liên minh kinh tế - chính trị - quân sự khu vực.
D. Mỹ là trung tâm kinh - tế tài chính duy nhất của thế giới.
- Câu 19 : Nhận xét nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
A. Trật tự thế giới mới được hình thành theo xu hướng “đa cực”.
B. Trật tự “hai cực Ianta” tiếp tục được duy trì.
C. Thế giới phát triển theo xu thế một cực và nhiều trung tâm.
D. Mĩ vươn lên trở thành “một cực” duy nhất.
- Câu 20 : Cơ quan nào dưới đây không nằm trong cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu (EU)?
A. Hội đồng Quản thác.
B. Hội đồng Bộ trưởng.
C. Hội đồng châu Âu.
D. Tòa án châu Âu.
- Câu 21 : Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)?
A. Hiệp ước Rôma.
B. Hiệp ước Maxtrích.
C. Định ước Henxinki.
D. Hiệp ước Lisbon.
- Câu 22 : Sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử Trung Quốc?
A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc.
B. Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc.
C. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và lên xã hội chủ nghĩa.
D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.
- Câu 23 : Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc thắng lợi không mang ý nghĩa lịch sử nào dưới đây
A. Lật đổ chế độ phong kiến.
B. Chấm dứt sự nô dịch, thống trị của đế quốc.
C. Mở rộng không gian chủ nghĩa xã hội.
D. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12