Đề thi HK1 môn Vật Lý 6 năm 2020 trường THCS Kim Đ...
- Câu 1 : Một cặp sách có trọng lượng 35 N thì có khối lượng bao nhiêu gam?
A. 3,5 g.
B. 35 g.
C. 350 g.
D. 3500 g.
- Câu 2 : Độ chia nhỏ nhất của một bình chia độ là 0,1cm3. Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng?
A. 20cm3
B. 20,20cm3
C. 20,2cm3
D. 20,25cm3
- Câu 3 : Kéo vật trọng lượng 10 N lên theo phương thẳng đứng phải dùng lực như thế nào?
A. Lực ít nhất bằng 10 N.
B. Lực ít nhất bằng 1 N.
C. Lực ít nhất bằng 100 N.
D. Lực ít nhất bằng 1000 N.
- Câu 4 : Treo một quả nặng 50 g vào móc của một lực kế lò xo thì kim chỉ thị của lực kế dừng lại ở
A. 0,5 N
B. 5 N
C. 50 N
D. 500 N
- Câu 5 : Giới hạn đo của một cái thước là gì?
A. Số nhỏ nhất ghi trên thước.
B. Số lớn nhất ghi trên thước.
C. Số ghi ở giữa thước.
D. Cả A, B và C đều đúng.
- Câu 6 : Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là:
A. Xen-ti-mét khối (cm3)
B. Mét (m)
C. Ki-lô-gam (kg)
D. Niu-tơn(N)
- Câu 7 : Khi đo chiều dài của một tờ giấy, ba bạn cùng dùng một thước nhưng lại thu được các kết quả khác nhau là: 25 cm, 25,5 cm, 25,1 cm. Thước đo đó có ĐCNN là:
A. 1 mm
B. 0,5 cm
C. 1 cm
D. 5 mm
- Câu 8 : Để đo chiều dài và chu vi miệng của một cái cốc ta nên dùng thước nào?
A. Thước thẳng
B. Thước dây
C. Cả 2 thước đều được
D. Cả 2 thước đều không được
- Câu 9 : Trang cuối sách Vật lý 6 có ghi “ khổ 17x24cm” các con số đó có nghĩa là:
A. Chiều dài của sách bằng 24cm và chiều dày bằng 17cm.
B. Chiều dài của sách bằng 17cm, chiều rộng bằng 24cm.
C. Chiều dài của sách bằng 24cm, chiều rộng bằng 17cm.
D. Chiều dài của sách bằng 17x24cm=408cm.
- Câu 10 : Để đo thể tích của một hòn sỏi ta dùng dụng cụ nào?
A. Thước dây
B. Thước thẳng.
C. Cân đồng hồ.
D. Bình chia độ.
- Câu 11 : Trên một hộp mứt tết có ghi 250g, số đó chỉ điều gì?
A. Sức nặng của hộp mứt.
B. Thể tích của hộp mứt.
C. Khối lượng của mứt trong hộp.
D. Cả A, B và C đều đúng.
- Câu 12 : Đầu một cái cầu có gắn biển báo giao thông hình tròn, viền đỏ, nền trằng, chữ đen ghi 10T. Ý nghĩa của biển đó là gì?
A. Khối lượng của cầu là 10 tấn.
B. Trọng lượng của cầu là 10 tấn.
C. Xe có khối lượng trên 10 tấn không được đi qua cầu.
D. Cả A, B và C đều đúng.
- Câu 13 : Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào?
A. Bình chia độ.
B. Bình tràn.
C. Cân.
D. Cả A, B và C đều đúng.
- Câu 14 : Hãy chọn câu trả lời đúng: Một quyển sách có 200 trang dày 2,0 cm. Độ dày của mỗi tờ giấy là:
A. 0,01 cm
B. 0,02 cm
C. 0,01 mm
D. 0,02 mm
- Câu 15 : Dùng bình chia độ để đo thể tích của một hòn đá, thể tích nước ban đầu đọc trên bình là V1=60cm3, sau khi thả hòn đá vào bình, đọc được thể tích nước và đá là V2=105cm3, thể tích hòn đá là:
A. 60cm3
B. 105cm3
C. 45cm3
D. 165cm3
- Câu 16 : Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, thì thể tích của vật bằng
A. thể tích bình tràn
B. thể tích bình chứa
C. thể tích nước còn lại trong bình tràn
D. thể tích nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa
- Câu 17 : Người ta dùng bình chia độ chứa \(50{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\) nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới \(150{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\). Hỏi thể tích hòn đá là bao nhiêu?
A. \(100{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\)
B. \(150{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\)
C. \(200{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\)
D. \(50{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\)
- Câu 18 : Một quyển sách nằm yên trên bàn thì nó
A. chỉ chịu tác dụng của trọng lực
B. không chịu tác dụng của lực nào cả
C. chỉ chịu tác dụng của lực đỡ mặt bàn
D. chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn
- Câu 19 : Dụng cụ nào sau đây dùng để đo độ dài?
A. thước thẳng
B. bình tràn
C. cân
D. bình chia độ
- Câu 20 : Để đo thể tích một vật, người ta dùng đơn vị
A. kg
B. N
C. m3
D. m
- Câu 21 : Một quả cầu có khối lượng là 15kg thì trọng lượng của nó là
A. 150N
B. 15N
C. 1500N
D. 1,5N
- Câu 22 : Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là
A. ca đong và bình chia độ.
B. bình tràn và bình chứa
C. bình tràn và ca đong.
D. . bình chứa và bình chia độ.
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 24 Sự nóng chảy và sự đông đặc
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 25 Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 28 Sự sôi
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 30 Tổng kết chương 2 Nhiệt học
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 26 Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 29 Sự sôi (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 23 Thực hành đo nhiệt độ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 2 Đo độ dài (tiếp theo)