Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử - Trường THPT H...
- Câu 1 : Những nước tham gia thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á tại Băng Cốc (8/1967) là:
A Việt Nam, Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia.
B Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Brunây.
C Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Malaixia.
D Malaixia, Philippin, Mianma, Thái Lan, Indonexia.
- Câu 2 : Ý nghĩa lớn nhất quân dân ta đạt được trong chiến dịch Biên Giới – thu đông 1950 là?
A Đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch
B Khai thông biện giới Việt Trung với chiều dài 750km
C Nối liền căn cứ địa việt Bắc với đồng bằng liên khu III, IV
D Ta đã giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ
- Câu 3 : Trong các nội dung sau, nội dung nào không nằm trong hiệp định Giơ-ne-vơ?
A Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia.
B Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7 – 1956.
C Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người đã ký kết và những người kế tục
D Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa bình.
- Câu 4 : Nước được mệnh danh là "Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh"?
A Achentina
B Chi lê
C Nicanagoa
D Cuba
- Câu 5 : “Không thành công thì cũng thành nhân” là câu nói nổi tiếng trong cuộc khởi nghĩa nào?
A Khởi nghĩa Yên Thế
B Khởi nghĩa Hương Khê
C Khởi nghĩa Yên Bái
D Phong trào công nhân Ba Son
- Câu 6 : Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập thời gian nào?
A 3/1928
B 3/1929
C 4/1929
D 5/1929
- Câu 7 : “Không! chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Câu văn trên trích trong văn bản nào?
A Tuyên ngôn độc lập
B Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
C Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng
D Hịch Việt Minh
- Câu 8 : Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc là?
A Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
B Đưa yêu sách đến Hội nghi Vécxai (18-6-1919)
C Đọc luận cương cùa Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)
D Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920)
- Câu 9 : Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.
A Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ.
B Đưa con người sang nền văn minh trí tuệ.
C Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
D Đưa con người sang thời kỳ tự động hóa
- Câu 10 : Mục tiêu Ba chương trình kinh tế “Lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu” được đề ra tại đại hội Đảng nào?
A Đại hội IV
B Đại hội V
C Đại hội VI
D Đại hội VII
- Câu 11 : Thời gian thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
A Tháng 10 – 1948
B Tháng 10 - 1949
C Tháng 10 – 1950
D Tháng 10 - 1951.
- Câu 12 : Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (Liên Xô):
A Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
B Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc.
C Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận
D Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
- Câu 13 : Mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là?
A Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến
B Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản
C Mâu thuẫn giữa công nhân và nông dân với đế quốc và phong kiến
D Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai của chúng
- Câu 14 : Lần đầu tiên nhân dân Việt Nam kỷ niệm ngày Quốc tế lao động khi nào?
A 1/5/1930
B 1/5/1931
C 1/5/1936
D 1/5/1939
- Câu 15 : Điểm khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị tháng 10/1930 là?
A Phương hướng chiến lược cách mạng
B Vai trò lãnh đạo của Đảng
C Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng
D Phương pháp cách mạng
- Câu 16 : “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được”. Đoạn văn trên được Nguyễn Ái Quốc trình bày lúc nào?
A Trong hội nghị trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939).
B Trong hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941)
C Trong thư gửi đồng bào toàn quốc sau hội nghị trung ương lần thứ 8.
D Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Câu 17 : Sau 1945, nước ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù, nhưng kẻ thù chủ yếu là?
A Tưởng.
B Anh.
C Pháp
D Nhật
- Câu 18 : Tháng 11 - 1939, tên gọi của Mặt trận ở Đông Dương là gì?
A Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương
B Mặt trận dân chủ Đông Dương
C Mặt trận phản đế Đông Dương
D Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
- Câu 19 : Nội dung cơ bản trong bước 1 của kế hoạch quân sự Nava là gì?
A Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.
B Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc
C Tấn công chiến lược ở hai miền Nam - Bắc
D Phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc - Nam
- Câu 20 : Sau đại thắng mùa xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của nước ta là gì?
A Khắc phục hậu quả chiến tranh và khôi phục kinh tế.
B Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam
C Thống nhất đất nước về mặt nhà nước
D Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước
- Câu 21 : Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng VI là gì?
A Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
B Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
C Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường
D Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Câu 22 : Chiến thắng nào của ta đã mở đầu cho cao trào” tìm Mỹ mà đánh, tìm nguỵ mà diệt” ?
A Chiến thắng Vạn Tường
B Chiến thắng Ấp Bắc
C Chiến thắng Bình Giã.
D Chiến thắng Ba Gia
- Câu 23 : Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam?
A Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
B Phần lớn xuất thân từ nông dân, bị đế quốc, phong kiến và tư sản bóc lột
C Sống tập trung, có tinh thần đoàn kết đấu tranh
D Là lực lượng đông đảo, đại diện cho Phương thức sản xuất tiến bộ
- Câu 24 : Nguyên nhân chủ yếu có ý nghĩa quyết định sự bùng nổ và phát triển của cao trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931?
A Ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933
B Chính sách khủn bố trắng của thực dân Pháp
C Chính sách tăng cường vơ vét bóc lột của thực dân Pháp
D Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
- Câu 25 : Đảng cộng sản Đông Dương đã đề ra chủ trương chuyển hướng đấu tranh trong những năm 1936-1939 căn cứ vào:
A chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của Pháp
B nghị quyết của đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương
C phong trào đấu tranh của quần chúng cách mạng trong nước
D tinh thần nghị quyết hội nghị lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản và căn cứ vào tình hình cụ thể ở Việt Nam
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12