Đề thi HK 1 môn Lịch sử lớp 12 Sở GD&ĐT Lạng Sơn -...
- Câu 1 : Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh được xuất bản nhằm mục đích chủ yếu nào?
A Tổ chức quần chúng đứng lên chống đế quốc và tay sai.
B Tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu.
C Tuyên truyền tư tưởng dân chủ tư sản cho nhân dân.
D Trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
- Câu 2 : Theo những quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) về phân chia khu vực đóng quân, Mĩ không có quyền lợi ở khu vực nào?
A Tây Âu.
B Bắc Triều Tiên.
C Nam Triều Tiên.
D Nhật Bản.
- Câu 3 : Từ năm 1950 đến năm 1973, nền kinh tế của các nước Tây Âu
A phục hồi và phát triển.
B phát triển nhanh chóng.
C cơ bản ổn định và phục hồi.
D suy thoái và khủng hoảng.
- Câu 4 : Mĩ và Liên Xô từ liên minh chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu vì nguyên nhân gì?
A Mĩ nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.
B Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.
C Mĩ lôi kéo các nước Đông Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô.
D Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới.
- Câu 5 : Trước những hạn chế của các phong trào yêu nước do các vị tiền bối lãnh đạo, Nguyễn Tất Thành có quyết định như thế nào?
A Tích cực tham gia phong trào bãi công của công nhân.
B Sang Trung Quốc và Nhật Bản tìm viện trợ.
C Tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
D Viết sách báo phân tích hạn chế của các phong trào yêu nước đó.
- Câu 6 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) ở Việt Nam, thực dân Pháp chủ yếu đầu tư vào ngành kinh tế nào?
A Nông nghiệp.
B Công nghiệp.
C Thương nghiệp.
D Tài chính.
- Câu 7 : Phong trào công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) có tính chất gì?
A Là phong trào tự giác.
B Hoàn toàn từ tự phát lên tự giác.
C Bước đầu từ tự phát lên tự giác
D Là phong trào tự phát.
- Câu 8 : Trong nửa sau thế kỉ XX, quốc gia nào ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là “con rồng” kinh tế châu Á?
A Xingapo.
B Trung Quốc.
C Nhật Bản.
D Hàn Quốc.
- Câu 9 : Trong những năm 1945-1973, một trong những mục tiêu của Mĩ khi Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu là gì?
A Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
B Phát triển phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
C Xâm lược các nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh.
D Tăng cường khôi phục sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
- Câu 10 : Mục đích chính trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Việt Nam là gì?
A Khôi phục nền kinh tế của Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B Tận dụng nguồn nhân công giá rẻ của Việt Nam.
C Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam về Đông Dương.
D Phục vụ quyền lợi của nhân dân Việt Nam.
- Câu 11 : Trong những năm 50, 60 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN tiến hành chiến lược kinh tế hướng nội nhằm mục tiêu gì?
A Phát triển sản xuất hàng tiêu dùng.
B Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
C Phát triển ngoại thương.
D Xây dựng nền kinh tế tự chủ.
- Câu 12 : Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, Hội nghị Ianta (2-1945) đã có quyết định nào dưới đây?
A Phân công Pháp và Anh phản công quân Nhật Bản.
B Mĩ tham gia chống Nhật trước khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
C Liên Xô tham chiến chống Nhật ở châu Á sau khi đánh bại phát xít Đức.
D Phân công Anh, Mĩ, Pháp cùng tham gia chống Nhật.
- Câu 13 : Lực lượng đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A tiểu tư sản.
B nông dân
C công nhân.
D tư sản dân tộc.
- Câu 14 : Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai có đặc điểm gì?
A Đấu tranh chủ yếu bằng hình thức vũ trang.
B Lực lượng tham gia chủ yếu là giai cấp tư sản.
C Phát triển từ thấp đến cao cuối cùng giành được độc lập hoàn toàn.
D Do giai cấp công nhân lãnh đạo.
- Câu 15 : Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không tổ chức hoạt động nào?
A Các hoạt động quân sự, chủ yếu là ám sát cá nhân.
B Mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ.
C Ra báo để tuyên truyền, giáo dục quần chúng.
D Thực hiện chủ trương “vô sản hóa”.
- Câu 16 : Sắp sếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:1. Tổ chức Hiệp ước Vácsava được thành lập.2. Kế hoạch Mácsan ra đời.3. Thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ra đời.
A 1, 3, 2.
B 3, 1, 2.
C 2, 1, 3.
D 2, 3, 1.
- Câu 17 : Trong những năm 1929-1933, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam là gì?
A Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với công nhân.
B Mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ phong kiến với nông dân.
C Mâu thuẫn giữa thực dân Pháp với toàn thể nhân dân Việt Nam.
D Mâu thuẫn giữa thực dân Pháp với giai cấp công nhân.
- Câu 18 : Đảng ta xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương trong những năm 1936-1939 là gì?
A Chủ nghĩa phát xít và đế quốc Pháp xâm lược.
B Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.
C Chống đế quốc Pháp và tay sai đòi độc lập.
D Chống đế quốc và phong kiến.
- Câu 19 : Ở Nhật Bản các học thuyết Phucu đa (1977) và Kaiphu (1991) có nội dung chủ yếu là gì?
A Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị với các nước Đông Nam Á.
B Mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác trên phạm vi toàn cầu.
C Duy trì liên minh chặt chẽ với Liên Xô.
D Chủ trương quan hệ với các nước Tây Âu.
- Câu 20 : Trình bày quy mô, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh của phong trào cách mạng 1930-1931.
- Câu 21 : Nêu hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng trong Tổng Khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12