Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử - Trường THPT N...
- Câu 1 : Loại hình chiến tranh xâm lược mà Mĩ thực hiện ở Việt Nam trong thời gian 1961 – 1965 là?
A “Việt Nam hóa chiến tranh”.
B “Chiến tranh đơn phương”.
C “Chiến tranh đặc biệt”.
D “Chiến tranh cục bộ”.
- Câu 2 : Nội dung nào sau đây không thuộc Hiệp định Sơ bộ?
A Nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa ở Việt Nam.
B Ngừng bắn ở Nam Bộ chuẩn bị đi đến kí kết một hiệp ước chính thức
C Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối liên hiệp Pháp.
D Ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng, số quân này sẽ rút dần trong 5 năm.
- Câu 3 : Ngày 2/3/1946, ở nước ta diễn ra sự kiện
A Thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa
B Lưu hành tền Việt Nam trong cả nước
C Phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
D Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa
- Câu 4 : “Gấp rút tập trung quân Âu – Phi, xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh, ra sức phát trển ngụy quân”. Đó là một trong bốn nộ dung của kế hoạch nào?
A Đờ Cát Tơ-ri.
B Na-va
C Đờ-lát đơ Tát-xi-nhi.
D Rơ-ve.
- Câu 5 : Nơi nào hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh đầu tiên?
A Sài Gòn.
B Hà Nội.
C Nam Định.
D Huế.
- Câu 6 : Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu mở chiến dịch Điện Biên Phủ của Bộ Chính trị Trung ương Đảng?
A Giải phóng vùng Tây Bắc Việt Nam.
B Tiêu diệt một bộ phận quang trọng sinh lực địch.
C Tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
D Tạo điều kiện giải phóng hoàn toàn Đông Dương.
- Câu 7 : Nguyên nhân đầu năm 1946, thực dân Pháp kí với Trung Hoa Dân quốc bản Hiệp ước Hoa – Pháp là chúng muốn
A Tiêu diệt quân Trung Hoa Dân quốc
B Nhượng bộ với Trung Hoa Dân quốc
C Thỏa hiệp với Trung Hoa Dân quốc để được thế chân ở miền Bắc Việt Nam
D Bắt tay với Trung Hoa Dân quốc để lật đổ chế độ chính quyền cách mạng nước Việt Nam.
- Câu 8 : Trong những năm 1954 – 1960, cách mạng mền Bắc thực hiện nhiều nhệm vụ khác nhau, ngọai trừ nhiệm vụ
A Chiến đấu chống chiến tranh phá họai của Mĩ
B Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
C Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát trển kinh tế - xã hội.
D Hoàn thành cải cách ruộng đất.
- Câu 9 : Hoạt động quân sự nào của quân dân ta làm cho kế hoạch quân sự Na-va của Pháp có Mĩ giúp sức bước đầu bị phá sản?
A Các chiến dich ở đồng bằng Bắc Bộ.
B Chiến dịch Điện Biên Phủ - 1954
C Các chiến dịch ở trung du và mền núi Bắc Bộ.
D Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 - 1954.
- Câu 10 : Khi Pháp thực hiện kế hoạch Na-va, Mĩ viện trợ lên đến 73% chi phí chíên tranh ở Đông Dương vì Mĩ muốn?
A biến Đông Dương thành “sân sau”.
B Độc chiếm Đông Dương.
C Kéo dài và mở rộng cuộc chiến tranh.
D Thể hiện sức mạnh quân sự.
- Câu 11 : Nối sự kiện với mốc thời gian cho đúng:
A 1-b; 2-e; 3-a; 4-c; 5-d
B 1-c; 2-a; 3-e; 4-b; 5-d
C 1-b; 2-a; 3-e; 4-c; 5-d
D 1-c; 2-e; 3-a; 4-b; 5-d
- Câu 12 : Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp chính quyền cách mạng đã
A giảm tô, giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân.
B điều hòa thóc gạo.
C kêu gọi không dùng gạo, ngô khoai, sắn để nấu rượu.
D bãi bỏ thuế dân
- Câu 13 : Để xây dựng chính quyền cách mạng, sau khi hoàn thành bầu cử Quốc hội khóa I, các địa phương đã thực hiện nhiệm vụ gì?
A Thành lập Tòa án nhân dân các cấp.
B Thành lập chính quyền cách mạng ở các địa phương.
C Bầu cử Hội đống nhân dân, Ủy ban hành chính các cấp.
D Thành lập quân đội ở các địa phương.
- Câu 14 : Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960) là
A Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp các cuộc đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ của đồng bào miền Nam
B Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp các cuộc đấu tranh chống khủng bố, chống đàn áp, chống chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”,chống “trưng cầu ý dân”, “bầu cử quốc hội” của Ngô Đình Diệm.
C Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp “phong trào hòa bình” của trí thức và các tàng lớp nhân dân ở Sài Gòn – Chợ Lớn vào tháng 8-1954.
D Chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành luật 10 – 59, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục đồng bào yêu nước bị tù đày.
- Câu 15 : Ngày 6/1/1946 là thời gian diễn ra sự kiện
A Thông qua hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa
B Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa
C Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh lập nha bình dân học vụ
D Vệ quốc đoàn đươc đổi tên thành Quân đội Quốc gia
- Câu 16 : Hãy điền vào chỗ trống trong câu sau đây: “chiến thắng Điện Biên Phủ ghi vào lịch sử như…….của thế kỷ XX”
A Một Chi Lăng, một Xương Giang, một Đống Đa
B Một Bạch Đằng, một Rạnh Gầm- Xoài Mút, một Đống Đa
C Một Ngọc Hồi, một Hà Hồi, một Đống Đa
D Một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa
- Câu 17 : Mục tiêu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A “Bình định” trên toàn miền Nam.
B “Bình định” miền Nam trong 8 tháng.
C “Bình định” miền Nam có trọng điểm.
D “Bình định” miền Nam trong 18 tháng.
- Câu 18 : “Thắng lợi đó đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối kháng chiến của Đảng là một mốc khởi đầu sự thay đổi trong so sánh lực lượng có lợi cho cuộc kháng chiến của ta ”. Đó là ý nghĩa của chiến dịch
A Tây Bắc 1952.
B Điện Biên Phủ 1954.
C Biên Giới 1950.
D Việt Bắc 1947.
- Câu 19 : Từ 6/9/1950 – 22/10/1950 là thời gian diễn ra chiến dịch
A Biên giới thu – đông
B Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947
C Quang Trung
D Điện Biên Phủ
- Câu 20 : Âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp bị thất bại hoàn toàn bởi chiến thắng nào của ta?
A Chiến cuộc đông – xuân 1953 – 1954
B Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947
C Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
D Chiến dịch biên giới thu – đông 1950
- Câu 21 : Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương quy định ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải – Quảng Trị) làm
A Ranh giới tạm thời
B Giới tuyến quân sự tạm thời
C Vị trí tập kết của hai bên
D Biên giới tạm thời
- Câu 22 : Trong Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương được Pháp và các nước tham dự Hội nghị công nhận gồm
A Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
B Độc lập, chủ quyền, thống nhất và phát triển.
C Độc lập, tự do, chủ quyền và mưu cầu hạnh phúc.
D Độc lập, tự do, chủ quyền và thống nhất lãnh thổ.
- Câu 23 : Hãy điền nội dung phù hợp vào đoạn trống trong câu sau đây: “Bằng việc kí Hiệp định Sơ Bộ 6/3 và Tạm ước Việt – Pháp 14/9/1946, chúng ta đã đập tan âm mưu của ……….để chống lại ta”
A Tưởng câu kết với Pháp.
B Đế quốc Pháp câu kết với Anh.
C Đế quốc Mĩ câu kết với Tưởng.
D Đế quốc Pháp câu kết với Tưởng.
- Câu 24 : Âm mưu nào sau đây không nằm trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ ?
A Cứu nguy cho chiến lược, “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam.
B Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài ở miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
C Uy hiếp tinh thần chiến đấu chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền Nam – Bắc.
D Phá tiềm lực kinh tế, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Câu 25 : Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc chống Pháp?
A Pháp chiếm Hải Phòng
B Hội nghị trù bị Đà Lạt giữa ta và Pháp thất bại
C Pháp được hỗ trợ của Anh đã nổ súng đánh chiếm Nam Bộ
D Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng
- Câu 26 : Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ được thực hiện bằng lực lượng nào?
A Lực lượng tổng lực với vũ khí hiện đại, tối tân nhất.
B Quân viễn chinh, quân chư hầu của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
C Lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
D Quân đội Sài Gòn do cố vấn Mĩ chỉ huy, vũ khí Mĩ.
- Câu 27 : Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm 1954 là gì?
A Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để thống nhất nước nhà.
B Tiếp tục làm cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C Hàn gắn vết thương chiến tranh và đi lên chủ nghĩa xã hội.
D Khôi phục kinh tế và đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Câu 28 : Công cụ chiến lược của Mĩ trong âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới trong giai đoạn 1961 – 1965 là
A Cố vấn Mĩ
B Chính quyền và quân đội Sài Gòn
C Quân các nước đồng minh của Mĩ
D Quân viễn chinh của Mĩ
- Câu 29 : Vì sao nói, Hiệp định Giơ-ne-vơ là một thắng lợi của nhân dân ta nhưng chưa trọn vẹn?
A Ngay sau khi kí Hiệp định. Mĩ đã câu kết với Pháp phá hoại hiệp định.
B Mĩ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta nhưng sau đó lại xâm lược nước ta.
C Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam vẫn chưa hoàn thành.
D Thực dân Pháp không phối hợp với nhân dân ta thực hiện cuộc tổng tuyển cử tự do.
- Câu 30 : Các thế lực “ngoại xâm và nội phản” gây khó khăn với nước ta sau cách mạng tháng Tám nhằm:
A Mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam.
B Chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam.
C Đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam.
D Bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam.
- Câu 31 : Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ nhằm
A Giáo dục tinh thần yêu nước và ý thức cách mạng cho nhân dân.
B Chăm lo công cuộc chống nạn mù chữ.
C Chăm lo đời sống tinh thần nhân dân.
D Chống các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút…
- Câu 32 : Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” là
A “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
B Chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
C Biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.
D “Dùng người Việt đánh người Việt ”.
- Câu 33 : Cho các dữ liệu sau:1, Mặt trận Liên Việt2, Mặt trận Việt Minh3, Mặt trận dân chủ Đông Dương4, Liên minh Việt – Miên – LàoSắp xếp theo thứ tự thời gian thành lập các mặt trận dân tộc thống nhất
A 2,1,3,4.
B 1,2,3,4.
C 1,3,2,4.
D 3,2,1,4.
- Câu 34 : Biện pháp lâu dài của chính quyền cách mạng để giải quyết nạn dốt là
A Ra sắc lệnh thành lập “Nha Bình dân học vụ”.
B Khai giảng các trường học phổ thông đến cao đẳng đại học.
C Thực hiện cải cách toàn diện về giáo dục.
D Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục theo tinh thần dân tọc dân chủ
- Câu 35 : Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1945 - 1954) là
A Điện Biên Phủ năm 1954.
B Biên giới thu – đông năm 1950.
C Việt Bắc thu – đông năm 1947.
D Thượng Lào năm 1954.
- Câu 36 : Điểm giống nhau giữa “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” là
A Sử dụng quân Mĩ, quân đồng minh và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B Do cố vấn Mĩ chỉ huy nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
C Gây chiến tranh phá hoại miền Bắc và mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương.
D Sử dụng cố vấn Mĩ và vũ khí Mĩ, tìm diệt lực lượng cách mạng là khâu then chốt.
- Câu 37 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cách mạng miền Nam có vai trò
A Quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
B Quan trọng đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.
C Quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
D Chủ chốt để hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân.
- Câu 38 : Để thực hiện “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đã sử dụng lực lượng quân đội nào là chủ yếu?
A Quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ.
B Quân viễn chinh Mĩ.
C Quân đội Mĩ.
D Quân đội tay sai.
- Câu 39 : Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành
A 50 cứ điểm và 3 phân khu.
B 55 cứ điểm và 3 phân khu.
C 45 cứ điểm và 3 phân khu.
D 49 cứ điểm và 3 phân khu.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12