Đề thi thử THPT Quốc Gia - Môn Vật Lý năm 2017- Đề...
- Câu 1 : Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6mm. Khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn quan sát là 2,5m, bề rộng của miền giao thoa là 1,25cm. Tổng số vân sáng và vân tối có trong miền giao thoa là
A 21 vân
B 15 vân
C 17 vân
D 19 vân
- Câu 2 : Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm có độ tự cảm 4mH và một tụ điện có điện dung biến đổi từ 10pF đến 640 fF. Lấy pi2 = 10. Chu kỳ dao động riêng của mạch này có giá trị
A từ 2.10-8s đến 3,6.10-7s
B từ 4.10-8s đến 2,4.10-7s
C từ 4.10-8s đến 3,2.10-7s
D
từ 2.10-8s đến 3.10-7s
- Câu 3 : Cho ba hạt nhân X, Y, Z có số nuclon tương ứng là AX, AY, AZ với AX = 2AY = 0,5AZ. Biết năng lượng liên kết của từng hạt nhân tương ứng là DEX, DEY, DEZ với DEZ<DEX<DEY. Sắp xếp các hạt nhân này theo thứ tự tính bền vững giảm dần là
A Y, X, Z
B Y, Z, X
C X, Y, Z
D Z, X, Y
- Câu 4 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dao động điều hòa của chất điểm?
A Biên độ dao động của chất điểm là đại lượng không đổi.
B Động năng của chất điểm biến đổi tuần hoàn theo thời gian.
C Tốc độ của chất điểm tỉ lệ với li độ của nó.
D Độ lớn của hợp lực tác dụng vào chất điểm tỉ lệ thuận với li độ của nó.
- Câu 5 : Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng 720nm và bức xạ màu lục có bước sóng λ (có giá trị trong khoảng từ 500nm đến 575nm). Trên màn quan sát, giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 8 vân sáng màu lục. Giá trị của λ là
A 500 nm
B 520 nm
C 540 nm
D 560 nm
- Câu 6 : Một chất có khả năng phát ra ánh sáng phát quang với tần số 6.1014Hz. Khi dùng ánh sáng có bước sóng nào dưới dây để kích thích thì chất này không thể phát quang?
A 0,55 mm
B 0,45 mm
C 0,38 mm
D 0,40 mm
- Câu 7 : Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Tại thời điểm t = 0, điện tích trên một bản tụ điện cực đại. Sau khoảng thời gian ngắn nhất Dt thì điện tích trên bản tụ này bằng một nửa giá trị cực đại. Chu kỳ dao động riêng của mạch dao động này là
A 4Δt
B 6Δt
C 3Δt
D 12Δt
- Câu 8 : Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Gọi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện, giữa hai đầu biến trở và hệ số công suất của đoạn mạch khi biến trở có giá trị R1 lần lượt là UC1, UR1 và cosφ1; khi biến trở có giá trị R2 thì các giá trị tương ứng nói trên là UC2, UR2 và cosj2. Biết UC1 = 2UC2, UR2 = 2UR1. Giá trị của cosφ1 và cosφ2 là:
A
B
C
D
- Câu 9 : Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 380nm đến 760nm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,8mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Trên màn, tại vị trí cách vân trung tâm 3mm có vân sáng của các bức xạ với bước sóng
A 0,48 µm và 0,56 µm
B 0,40 µm và 0,60 µm
C 0,45 µm và 0,60 µm
D 0,40 µm và 0,64 µm
- Câu 10 : Xét mạch dao động điện từ lí tưởng. Chu kì dao động riêng của mạch thứ nhất là T1, của mạch thứ hai là T2 = 2T1. Ban đầu điện tích trên mỗi bản tụ điện có độ lớn cực đại Q0. Sau đó mỗi tụ điện phóng điện qua cuộn cảm của mạch. Khi điện tích trên mỗi bản tụ của hai mạch đều có độ lớn bằng q (0 < q <Q0) thì tỉ số độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ nhất và độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ hai là
A 2
B 4
C 1/2
D 1/4
- Câu 11 : Theo tiên đề của Bo, khi electron trong nguyên tử hidro chuyển từ quĩ đạo L sang quĩ đạo K thì nguyên tử phát ra photon có bước sóng λ21, khi electron chuyển từ quĩ đạo M sang quĩ đạo L thì nguyên tử phát ra photon có bước sóng λ32, khi electron chuyển từ quĩ đạo M sang quĩ đạo K thì nguyên tử phát ra photon có bước sóng λ31. Biểu thức xác định l31 là
A
B
C
D
- Câu 12 : Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quĩ đạo K của electron trong nguyên tử hidro là r0. Khi electron chuyển từ quĩ đạo N về quĩ đạo L thì bán kính quĩ đạo giảm bớt
A 12 r0
B 4 r0
C 9 r0
D 16 r0
- Câu 13 : Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 2cos40πt và uB = 2cos(40πt + π) (uA, uB tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là
A 19
B 18
C 17
D 20
- Câu 14 : Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng 0,02kg và lò xo có độ cứng 1N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt của giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10m/s2. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là
A
B
C
D
- Câu 15 : Đặt điện áp u = U0coswt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Gọi i là cường độ dòng điện tức thời trong đoạn mạch; u1, u2, u3 lần lượt là điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở, giữa hai đầu cuộn cảm và giữa hai đầu tụ điện. Hệ thức đúng là
A
B
C
D
- Câu 16 : Một dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là
A biên độ và năng lượng
B li độ và tốc độ
C biên độ và tốc độ
D biên độ và gia tốc
- Câu 17 : Một kim loại có công thoát electron là 7,2.10-19J. Chiếu lần lượt vào kim loại này các bức xạ có bước sóng λ1 = 0,18mm ; λ 2 = 0,21mm ; λ 3 = 0,32mm và λ4 = 0,35µm. Những bức xạ có thể gây ra hiện tượng quang điện ở kim loại này có bước sóng là
A l1, l2 và l3
B l1 và l2
C l2, l3 và l4
D l3 và l4
- Câu 18 : Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kỳ T và biên độ 5cm. Biết trong một chu kỳ, khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn gia tốc không vượt quá 100cm/s2 là T/3. Lấy π2 = 10. Tần số dao động của vật là
A 4 Hz
B 3 Hz
C 1 Hz
D 2 Hz
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất