- Đề kiểm tra hết chương - Đề kiểm tra hết chương...
- Câu 1 : Chỉ ra công thức đúng của định luật Culông trong điện môi đồng tính.
A
B
C
D
- Câu 2 : Một tụ điện có điện dung 50 µF, được tích điện dưới hiệu điện thế 6 mV. Điện tích của tụ điện sẽ là bao nhiêu ?
A 3.10-6C.
B 3. 10-7 C.
C 10-4 C.
D 100 C.
- Câu 3 : Cho hai điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ nhỏ nhất khi đặt trong
A chân không ( hằng số điện môi ε = 1 ) .
B nước nguyên chất ( hằng số điện môi ε = 81 ) .
C dầu hỏa ( hằng số điện môi ε = 2,1 ).
D thạch anh ( hằng số điện môi ε = 4,5 ).
- Câu 4 : Trong các nhận xét sau, nhận xét không đúng với đặc điểm đường sức điện ?
A Các đường sức của cùng một điện trường có thể cắt nhau.
B Các đường sức của điện trường tĩnh là đường không khép kín.
C Hướng của đường sức điện tại mỗi điểm là hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó
D Các đường sức là các đường có hướng.
- Câu 5 : Công của lực điện không phụ thuộc vào
A vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.
B cường độ của điện trường.
C hình dạng của đường đi.
D độ lớn điện tích bị dịch chuyển.
- Câu 6 : Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động
A ngược chiều đường sức điện trường.
B vuông góc đường sức điện trường.
C cùng chiều đường sức điện trường.
D theo một quỹ đạo là đường êlip.
- Câu 7 : Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A Theo thuyết electron , một vật nhiễm điện âm là vật thừa electron.
B Theo thuyết electron , một vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron.
C Theo thuyết electron , một vật nhiễm điện âm là vật có số electron > số proton.
D Theo thuyết electron , một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
- Câu 8 : Khái niệm nào sau đây cho biết độ mạnh yếu của điện trường tại một điểm?
A Điện trường.
B Điện tích.
C Cường độ điện trường.
D Đường sức điện.
- Câu 9 : Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường E = 1000V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2N. Độ lớn của điện tích là
A 1,6.10-19 C
B 500C.
C 2.10-3 C
D 1.10-3 C
- Câu 10 : Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách nhau một khoảng r trong chân không thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn bằng F0. Nếu đặt chúng trong điện môi đồng tính (hằng số điện môi ε = 2) và khoảng cách như cũ thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn là F. Biểu thức nào dưới đây xác định đúng mối quan hệ giữa F0 và F?
A \(F = {{{F_0}} \over 4}\)
B \(F = {{{F_0}} \over 2}\)
C F = 4F.
D F = 2F.
- Câu 11 : Giữa hai bản tụ phẳng cách nhau 1 dm có một hiệu điện thế 10 V. Cường độ điện trường đều trong lòng tụ là
A 100 V/m.
B 1 kV/m.
C 10 V/m.
D 0 V/m.
- Câu 12 : Có thể sử dụng một đồ thị nào trong 4 đồ thị được vẽ sau để biểu diễn sự phụ thuộc giữa độ lớn của lực tương tác F giữa hai điện tích điểm và khoảng cách r giữa hai điện tích đó?
A Đồ thị a).
B Đồ thị b)
C Đồ thị c)
D Đồ thị d)
- Câu 13 : Một hạt bụi tích điện có khối lượng m = 10-8 kg nằm cân bằng trong điện trường đều có hướng thẳng đứng hướng xuống dưới và có cường độ E = 10000 V/m, lấy g = 10m/s2. Điện tích của hạt bụi là
A q = - 10-11 C
B q = 10-11 C
C q = - 10-13 C
D q = 10-13 C
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp