Đề thi thử THPT QG 2019 môn Lịch sử trường THPT Ng...
- Câu 1 : Xu thế chung trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh là gì?
A Tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.
B Chống lại các tổ chức khủng bố, nhà nước hồi giáo cực đoan.
C Hòa bình, hợp tác để cùng nhau phát triển.
D Cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.
- Câu 2 : Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất thể hiện rõ tính chất là cuộc chiến tranh
A chính nghĩa của nhân dân.
B phi nghĩa giữa các nước đế quốc.
C phi nghĩa của các tập đoàn tư bản.
D chính nghĩa bảo vệ hòa bình thế giới
- Câu 3 : Ý nào sau đây không phải là biến đổi của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A Đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng và phát triển kinh tế.
B Từ thân phận thuộc địa trở thành những nước độc lập.
C Thái Lan giành được độc lập từ tay Anh, Pháp.
D Tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
- Câu 4 : Vì sao thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?
A Để bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra.
B Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam.
C Để nền công nghiệp, nông nghiệp Việt Nam phát triển.
D Để bù vào những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất.
- Câu 5 : Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã:
A tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai
B bắt đầu xúc tiến việc thiết lập bộ máy chính quyền thực dân và chế độ bảo hộ lên phần lãnh thổ của Bắc Kì và Trung Kì.
C bắt đầu việc thiết lập bộ máy cai trị lên toàn cõi Việt Nam.
D tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất
- Câu 6 : Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A Tổ chức ASEAN được ra đời.
B Các nước giành được độc lập dân tộc.
C Nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển mạnh.
D Xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến.
- Câu 7 : Chính sách “đồng hóa” về văn hóa - xã hội của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc nhằm mục đích?
A Phát triển nền văn hóa Văn Lang – Âu Lạc
B Khôi phục nền văn hóa thời kỳ Hùng Vương
C Đưa văn hóa Trung Quốc xâm nhập vào nước ta
D Biến nước ta thành quận huyện của Trung Quốc
- Câu 8 : Chiến tranh lạnh chấm dứt đã có tác động như thế nào đến tình hình thế giới?
A Hội đồng tương trợ kinh tế tuyên bố giải thể
B Phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô đều bị thu hẹp
C Nhiều xung đột tranh chấp đã được giải quyết bằng thương lượng hòa bình
D Cuộc đua tranh giữa các cường quốc nhằm thiết lập trật tự thế giới “đa cực” diễn ra mạnh mẽ.
- Câu 9 : Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ trên những lĩnh vực nào?
A Tôn giáo, chữ viết, kinh tế.
B Chữ viết, văn hóa, nghệ thuật.
C Điêu khắc, lễ hội, chữ viết, kiến trúc.
D Tôn giáo, kiến trúc, chữ viết.
- Câu 10 : Nhận xét nào dưới đây không đúng về cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
A Địa bàn khởi nghĩa rộng khắp bốn tỉnh Bắc Trung Kì.
B Chế tạo và sử dụng vũ khí hiện đại.
C Có sự phối hợp lãnh đạo của Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
D Kéo dài nhất trong phong trào Cần vương.
- Câu 11 : Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn nào trở thành mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của cách mạng Việt Nam?
A Giữa tư sản dân tộc với Pháp.
B Giữa nông dân với địa chủ.
C Giữa công nhân với tư sản.
D Giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
- Câu 12 : Tính chất chiến tranh thế giới thứ 2 có gì khác so với chiến tranh thế giới thứ nhất?
A Từ khi Liên Xô tham gia thì đó là chiến tranh chống phát xít.
B Quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng hơn.
C Hậu quả vô cùng nặng nề với 60 triệu người chết.
D Quy mô mở rộng lớn hơn với 76 nước tham gia.
- Câu 13 : Đặc điểm quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1930 là
A truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
B chuẩn bị thực hiện chủ trương “vô sản hóa” để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam.
C thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam.
D chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930)
- Câu 14 : Một trong những nét độc đáo của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương là:
A Nhiều cuộc chiến đấu quyết liệt diễn ra tại các vùng căn cứ.
B Buộc thực dân Pháp phải chấp nhận giảng hòa với nghĩa quân.
C Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra quyết liệt.
D Phong trào có sự tham gia của đông đảo nhân dân
- Câu 15 : Thanh Hóa là nơi đầu tiên phát hiện ra nền văn hóa đồng thau rực rỡ với tên gọi:
A Văn hóa Sa Huỳnh.
B Văn hóa Hòa Bình.
C Văn hóa Đông Sơn.
D Văn hóa Bắc Sơn.
- Câu 16 : Điểm khác nhau cơ bản của phong trào Cần vương từ năm 1888 đến năm 1896 so với phong trào từ năm 1885 đến 1888 là:
A lãnh đạo chủ yếu là sĩ phu, văn thân.
B phát triển mạnh.
C không diễn ra dưới sự chỉ đạo của triều đình.
D lan rộng ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Câu 17 : Quyền lực trong xã hội Địa Trung Hải nằm trong tay
A Bô lão các thị tộc
B Bình dân thành thị
C Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn
D Tăng lữ
- Câu 18 : Đặc điểm nổi bật nhất của cách mạng khoa học- công nghệ là gì?
A Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B Khoa học- kĩ thuật đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
C Khoa học đi trước mở đường cho sản xuất phát triển.
D Khoa học mở đường cho công cụ mới phát triển.
- Câu 19 : Chiến thắng vĩ đại nào được xem là mốc đánh dấu kết thúc thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc?
A Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938)
B Họ Khúc giành được quyền tự chủ (905-907)
C Chiến thắng của Lý Bí và sự ra đời nhà nước Vạn Xuân độc lập (544)
D Chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (776-791)
- Câu 20 : Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam?
A Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).
B Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Vécxai (18-6-1919).
C Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).
D Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6-1925).
- Câu 21 : Đặc điểm mang tính khách quan quy định giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là
A Vừa lớn lên đã tiếp thu ngay được ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới, nhất là cách mạng tháng mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lênin.
B Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản dân tộc.
C Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
D Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc.
- Câu 22 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng mục đích của chính quyền thuộc địa Pháp chú trọng phát triển giao thông ở Việt Nam?
A xây dựng hệ thống giao thông phục vụ công cuộc khai thác lâu dài
B xây dựng hệ thống giao thông phục vụ mục đích quân sự
C xây dựng hệ thống giao thông để thu lợi nhuận
D xây dựng hệ thống giao thông để phát triển kinh tế thuộc địa
- Câu 23 : Trong thời kì Bắc thuộc, văn hoá Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc những lĩnh vực văn hoá nào của Trung Quốc?
A Chữ viết, khoa học kỹ thuật.
B Tư tưởng, văn học
C Nho giáo, thơ Đường, chữ viết
D Lịch pháp, chữ viết
- Câu 24 : Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đến nền kinh tế Việt Nam là gì?
A Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập.
B Nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm lệ thuộc Pháp.
C Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp.
D Nền kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu, què quặt.
- Câu 25 : Nội dung nào dưới đây gắn liền với Hội nghị thành lập Đảng (3-2-1930)?
A Thông qua Luận cương chính trị của Đảng.
B Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương
C Bầu ban chấp hành Trung ương lâm thời
D Thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
- Câu 26 : Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911-1930 là gì?
A Từ chủ nghĩa yêu nuớc đến chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
B Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.
C Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
D Khởi thảo Cuơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Câu 27 : Sự thất bại của phong trào cách mạng Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đặt ra yêu cầu gì cho lịch sử dân tộc?
A Phải thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất để tập hợp đông đảo lực lượng cách mạng
B Phải có Đảng cộng sản lãnh đạo
C Phải tìm ra con đường cứu nước mới
D Phải thay đổi chiến lược lãnh đạo
- Câu 28 : Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác?
A Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn ngăn tàu chiến Pháp đi đàn áp cách mạng ở Trung Quốc (8 - 1925).
B Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).
C Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).
D Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922)
- Câu 29 : Vua của các quốc gia cổ đại phương Đông đã dựa vào điều gì để bắt mọi người phải phục tùng?
A Tôn giáo
B Tôn giáo và quý tộc
C Uy quyền của bản thân
D Lực lượng quý tộc
- Câu 30 : Xu hướng cứu nước của các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX theo ngọn cờ:
A dân chủ tư sản kiểu mới
B dân chủ tư sản
C vô sản
D phong kiến
- Câu 31 : Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) có hai sự kiện trong nước tiêu biểu nhất, đó là sự kiện nào?
A Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (6-1924) và Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách đến Hội nghị Vécxai (6-1919).
B Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và đám tang Phan Châu Trinh (1926).
C Phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son (8-1925) và công nhân Phú Riềng (1927).
D Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (6-1924) và phong trào đòi thả Phan Bội Châu (1925).
- Câu 32 : Con đường đi tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường cứu nước của lớp người đi trước là đi sang
A phương Tây tìm đường cứu nước.
B châu Phi tìm đường cứu nước.
C phương Đông tìm đường cứu nước.
D châu Mĩ tìm đường cứu nuớc.
- Câu 33 : Nhược điểm lớn nhất của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX là:
A hậu cần thiêu thốn, trang bị vũ khí thô sơ.
B thiếu một lực lượng lãnh đạo tiên tiến.
C thiếu tổ chức và lãnh đạo không thống nhất.
D chưa động viên được tất cả các tầng lớp xã hội tham gia.
- Câu 34 : Từ sự bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bài học nào là quan trọng nhất được rút ra để ngăn chặn một cuộc chiến tranh?
A Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn.
B Kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
C Đoàn kết nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.
D Biết kiềm chế giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình
- Câu 35 : Việc xây dựng Kim Tự Tháp ở Ai Cập và Vạn Lí Trường Thành ở Trung Quốc biểu hiện quyền lực gì dưới thời cổ đại ở phương Đông?
A Sức mạnh của nhà nước quân chủ chuyên chế
B Sức mạnh của nô lệ
C Kì tích về sức lao động của con người
D Tài năng sáng tạo của con người.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12