Đề kiểm tra học kỳ I vật lý 6 phòng giáo dục Vĩnh...
- Câu 1 : Giới hạn đo (GHĐ) của thước là :
A Khoảng cách tính từ đầu thước đến cuối thước.
B Độ dài lớn nhất ghi trên thước.
C Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
D Cả A, B, C đều sai.
- Câu 2 : Những dụng cụ nào sau đây không sử dụng nguyên lí của các máy cơ đơn giản?
A Cái kéo cắt giấy.
B Cái mở nút chai.
C Thanh chắn đường.
D Cái nhiệt kế thuỷ ngân đo nhiệt độ cơ thể.
- Câu 3 : Một người dùng lực 400N để đưa vật nặng 1200N từ mặt đất lên xe ô tô bằng một mặt phẳng nghiêng. Nếu sử dụng mặt phẳng nghiêng ngắn hơn thì người đó sẽ dùng lực nào trong các lực nào trong các lực sau đây ?
A F = 1200N.
B F > 400N.
C F = 400N.
D F < 400N.
- Câu 4 : Dùng đòn bẩy để đưa vật lên cao nhẹ hơn đưa trực tiếp thì khoảng cách từ điểm tác dụng lực đến điểm tựa so với khoảng cách từ điểm tác dụng của vật đến điểm tựa:
A Phải lớn hơn.
B Phải bằng nhau.
C Phải nhỏ hơn.
D Không phụ thuộc nhau.
- Câu 5 : Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cây thước (hình dưới) lần lượt là :
A 100 cm và 1 cm.
B 100 cm và 2 cm.
C 100 cm và 2,5 cm.
D 100 cm và 10 cm.
- Câu 6 : Phát biểu nào sau đây về trọng lực là đúng?
A Trọng lực tác dụng lên vật luôn làm cho vật đứng yên.
B Trọng lực là lực hút của Trái đất tác dụng lên vật.
C Trọng lực tác dụng lên vật luôn làm cho vật chuyển động nhanh dần.
D Trọng lực tác dụng lên vật luôn làm cho vật chuyển động chậm dần.
- Câu 7 : Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất rắn?
A Khối lượng của chất rắn tăng.
B Khối lượng của chất rắn giảm.
C Thể tích của chất rắn tăng.
D Thể tích của chất rắn giảm.
- Câu 8 : Một hộp phấn nằm yên trên bàn. Hỏi hộp phấn có chịu tác dụng của lực nào không ?
A Chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn.
B Không chịu tác dụng của lực nào.
C Chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
D Chỉ chịu tác dụng của lực đỡ của mặt bàn.
- Câu 9 : Lực nào trong các lực sau đây là lực đàn hồi ?
A Trọng lượng của con chim.
B Lực đẩy của gió lên cánh buồm.
C Lực tác dụng của đầu búa lên đinh.
D Lực do cái giảm xóc đặt vào khung xe máy.
- Câu 10 : Dùng một cái cốc đong một lượng nước gần đầy cốc thì ta được kết quả 0,482l. Hãy lựa chọn phương án phù hợp nhất về giá trị của GHĐ và ĐCNN của cốc.
A 0,5 l và 0,001 l.
B 0,4 l và 0,005 l.
C 0,8 l và 0,004 l.
D 0,5 l và 0,005 l.
- Câu 11 : Để xác định thể tích của một hòn đá nhỏ, bạn Nam sử dụng bình chia độ có GHĐ 2000 ml. Bạn đổ nước vào bình đến vạch 1000 ml rồi thả hòn đá lọt và ngập trong nước thì thấy mức nước trong bình lên tới vạch 1200 ml. Thể tích của hòn đá là :
A 2200 ml.
B 1200 ml.
C 800 ml.
D 200 ml.
- Câu 12 : Trên vỏ hộp bánh có ghi 700 g. Số này cho biết:
A Khối lượng bánh trong hộp.
B Khối lượng hộp
C Số các thành phần của bánh trong hộp.
D Số bánh trong hộp.
- Câu 13 : Đổi đơn vị thể tích 0,45 dm3 được:
A 4500 cm3.
B 450 cm3.
C 45,0 cm3.
D 4,50 cm3.
- Câu 14 : Ròng rọc cố định giúp làm
A Thay đổi trọng lượng của vật.
B Thay đổi hướng của trọng lực tác dụng lên vật.
C Thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
D Lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
- Câu 15 : Hai lực cân bằng là hai lực :
A Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng đặt vào một vật.
B Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều và cùng đặt vào một vật.
C Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiềuvà đặt vào hai vật.
D Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều và đặt vào hai vật..
- Câu 16 : Một người đẩy một cái thùng hàng trượt trên sàn nhà. Lực tác dụng lên thùng là:
A Lực đẩy của tay người.
B Lực đỡ của sàn.
C Lực hút của Trái Đất.
D Cả 3 lực trên.
- Câu 17 : Đối với cân Rô-bec-van, kết luận nào sau đây là không đúng?
A ĐCNN của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất trong hộp quả cân.
B GHĐ của cân là khối lượng của quả cân lớn nhất trong hộp quả cân.
C GHĐ của cân là tổng khối lượng của các quả cân trong hộp quả cân.
D Khối lượng vật cần cân bằng tổng khối lượng các quả cân trên cân và giá trị trên con mã.
- Câu 18 : Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào ?
A Chỉ xuất hiện khi lò xo bị kéo dãn ra.
B Chỉ xuất hiện khi lò xo bị nén lại.
C Xuất hiện cả khi lò xo bị kéo dãn hoặc nén ngắn.
D Xuất hiện ngay cả khi lò xo không bị kéo dãn hoặc nén ngắn.
- Câu 19 : Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách:
A Đo thể tích bình tràn.
B Đo thể tích bình chứa.
C Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
D Đo thể tích nước còn lại trong bình.
- Câu 20 : Giữa trọng lượng và khối lượng có mối liên hệ về độ lớn nào sau đây?
A \(P = m\)
B \(P = 10m\)
C \(P = \frac{m}{{10}}\)
D \(P.m = 10\)
- Câu 21 : Trong các cách ghi kết quả đo với bình chia độ có độ chia tới 0,5cm3 sau đây, cách ghi nào là không đúng:
A 16,5cm3
B 16,2cm3 .
C 16cm3
D 16,50cm3 .
- Câu 22 : Một bình tràn chứa nước tới miệng tràn là 150cm3, bỏ vào bình một vật rắn không thấm nước thì vật ấy nổi một phần và thể tích phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa là 25cm3. Dùng một que thật nhỏ dìm vật chìm hoàn toàn vào trong bình tràn thì thể tích nước ở bình chứa tăng thêm 5cm3. Thể tích của vật rắn là:
A V = 25cm3.
B V = 125cm3.
C V = 30cm3.
D V = 20cm3.
- Câu 23 : Cho một viên đá, khối lượng riêng của đá có thể được xác định bằng cách nào sau đây?
A Xác định khối lượng và thể tích của viên đá, sau đó lấy khối lượng chia cho thể tích.
B Xác định khối lượng và thể tích của viên đá, sau đó lấy thể tích chia cho khối lượng.
C Xác định khối lượng của viên đá, sau đó lấy khối lượng nhân với 10.
D Xác định khối lượng của viên đá, sau đó lấy khối lượng chia cho 10.
- Câu 24 : Trọng lượng của một vật \(20\,\,kg\) là:
A \(0,2\,\,N\)
B \(2\,\,N\)
C \(20\,\,N\)
D \(200\,\,N\)
- Câu 25 : Tính trọng lượng riêng của một hộp sữa, biết sữa trong hộp có khối lượng tịnh 397g và có thể tích 314ml. Chọn đáp số đúng.
A 1,264 N/m3
B 0,791 N/m3.
C 12 650 N/m3.
D 1265 N/m3.
- Câu 26 : Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực ?
A Ròng rọc động.
B Ròng rọc cố định.
C Đòn bẩy.
D Mặt phẳng nghiêng.
- Câu 27 : Có thể làm tăng độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách nào sau đây?
A Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng và giữ nguyên độ dài.
B Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêngvà giữ nguyên độ dài.
C Giảm chiều dài mặt phẳng nghiêngvà đồng thời giảm theo cùng tỉ lệ chiều cao kê.
D Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng và đồng thời giảm chiều cao kê.
- Câu 28 : Lực không gây ra tác dụng nào trong các tác dụng sau đây?
A Làm cho vật chuyển động nhanh lên.
B Làm cho vật chuyển động chậm lại.
C Làm cho vật chuyển động đều.
D Làm cho vật biến dạng.
- Câu 29 : Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng vì:
A Khối lượng của vật tăng.
B Thể tích của vật tăng.
C Khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích của vật tăng.
D Khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích của vật giảm
- Câu 30 : Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi là không đúng?
A Lực đàn hồi xuất hiện khi lò xo dãn.
B Lực đàn hồi xuất hiện khi lò xo nén.
C Lực đàn hồi tác dụng lên vật làm lò xo biến dạng.
D Lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi vật bị biến dạng đủ nhiều để mắt phân biệt được.
- Câu 31 : Một học sinh dùng thước đo độ dài có ghi độ chia nhỏ nhất là 1cm để đo độ chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng ?
A 5m
B 500cm.
C 50dm
D 500,0cm.
- Câu 32 : Một lò xo xoắn dài 25cm khi treo vật nặng có trọng lượng 1N. Treo thêm vật nặng có trọng lượng 2N vào thì độ dài của lò xo là 27cm. Vậy chiều dài tự nhiên 10 của lò xo là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng :
A 22cm.
B 23cm.
C 24cm.
D 25cm.
- Câu 33 : Một vật bằng nhôm hình trụ có chiều cao 20cm và bán kính 2cm. Khối lượng riêng của nhôm 2,7g/cm3. Khối lượng của khối trụ này.
A 108,00 g.
B 216,00 g .
C 678,24 g.
D 84,78 g.
- Câu 34 : Cho hộp quả cân có các quả cân 10g, 20g, 50g, 100g. Đặt một vật lên một đĩa cân (cân Rô-béc-van). Đĩa cân bên kia đặt quả cân 50 g, cùng quả cân 10 g. Khi đó cân nằm thăng bằng. Khối lượng của vật là:
A 60g
B 50g
C 40g
D
10g
- Câu 35 : Khi muốn thuyền ra xa bờ, người trên thuyền dùng cây sào tre chống vào bờ và đẩy mạnh cây sào. Kết luận nào sau đây là sai ?
A Người dùng sào đẩy bờ một lực thì ngược lại bờ cũng đẩy sào và người một lực.
B Chính lực đẩy của bờ lên sào và thông qua sào đã đẩy người và thuyền rời bến.
C Lực do người đẩy bờ (thông qua cây sào) có tác dụng làm bờ biến dạng.
D Lực do người đẩy bờ (thông qua cây sào) không gây tác dụng nào cho bờ cả.
- Câu 36 : Khi nút chai bị kẹt, để lấy nút ra dễ hơn người ta làm cách nào trong các cách sau:
A Hơ nóng nút chai.
B Hơ nóng thân chai.
C Hơ nóng cổ chai
D Hơ nóng đáy chai.
- Câu 37 : Để đưa một cống bê tông khối lượng \(200\,\,kg\) từ dưới một hố sâu hơn vị trí cần đặt lên đúng vị trí, người ta luồn một sợi dây qua lỗ cống và đứng trên miệng hố ở phía hai đầu cống kéo dây. Sức kéo của mỗi người coi là như nhau và bằng \(460\,\,N\). Để nâng được cống lên cần số người kéo ít nhất là:
A 2
B 4
C 5
D 6
- Câu 38 : Một người muốn lấy ra 0,5kg gạo từ túi có 0,9kg gạo. Trong tay người đó chỉ có một cân Rô béc van và 01 quả cân 100g. Số lần cân ít nhất của người đó để lấy được 500g gạo là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 24 Sự nóng chảy và sự đông đặc
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 25 Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 28 Sự sôi
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 30 Tổng kết chương 2 Nhiệt học
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 26 Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 29 Sự sôi (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 23 Thực hành đo nhiệt độ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 2 Đo độ dài (tiếp theo)