Đề ôn tập HK1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 trườ...
- Câu 1 : Định luật Len-xơ dùng để xác định
A. độ lớn của suất điện động cảm ứng.
B. nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn.
C. độ lớn của dòng điện cảm ứng.
D. chiều của dòng điện cảm ứng.
- Câu 2 : Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đo bằng
A. công của lực lạ tác dung lên điện tích dương q.
B. thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực dương đến cực âm và thời gian thực hiện công ấy.
C. thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.
D. thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực dương đến cực âm và độ lớn của điện tích q đó.
- Câu 3 : Trong mạch điện kín gồm có nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r và mạch ngoài có điện trở Rn, I là cường độ dòng điện chạy trong mạch trong khoảng thời gian t. Nhiệt lượng toả ra ở mạch ngoài và mạch trong là
A. \(Q = {R_N}{I^2}t\)
B. \(Q = \left( {{Q_N} + r} \right){I^2}\)
C. \(Q{\rm{ }} = \left( {{R_N} + r} \right){I^2}t\)
D. \({\rm{Q}} = r.{I^2}t\)
- Câu 4 : Phát biểu nào sai? Nguồn điện có tác dụng.
A. tạo ra các điện tích mới.
B. làm các điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường trong nó.
C. tạo ra sự tích điện khác nhau ở hai cực của nó.
D. làm các điện tích âm dịch chuyển cùng chiều điện trường trong nó.
- Câu 5 : Một mạch kín gồm nguồn có suất điện động ξ, điện trở trong r, mạch ngoài gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Khi đó dòng điện I trong mạch được xác định bằng biểu thức:
A. \(I = \frac{\xi }{{r + {R_1} + {R_2}}}\)
B. \(I = \frac{\xi }{{r + {R_1} - {R_2}}}\)
C. \(I = \frac{\xi }{{r - {R_1} + {R_2}}}\)
D. \(I = \frac{\xi }{{r + \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}}}\)
- Câu 6 : Chọn câu đúng nhất. Điều kiện để có dòng điện :
A. có hiệu điện thế.
B. có điện tích tự do.
C. có hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn.
D. có nguồn điện.
- Câu 7 : Nguồn điện có suất điện động \(\xi \), điện trở trong r. Khi điện trở mạch ngoài thay đổi thì hiệu điện thế mạch ngoài :
A. Giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng
B. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chay trong mạch
C. Tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng
D. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chay trong mạch
- Câu 8 : Bốn nguồn điện, mỗi nguồn có suất điện động \({\xi = 4,5V}\) và điện trở trong \({r = 1\Omega }\) , được mắc song song với nhau và mắc với điện trở ngoài \({R = 2\Omega }\) để tạo thành mạch kín. Cường độ dòng điện đi qua R bằng :
A. 1A
B. 1,5 A
C. 2A
D. 3A
- Câu 9 : Dấu hiệu đặc trưng nhất để nhận biết dòng điện là
A. Tác dụng nhiệt
B. Tác dụng từ
C. Tác dụng hóa học
D. Tác dụng sinh lí
- Câu 10 : Có n điện trở R giống nhau được mắc sao cho điện trở thu được lớn nhất, Sau đó n điện trở này lại được mắc sao cho điện trở thu được nhỏ nhất. Tỉ số của giá trị nhỏ nhất và lớn nhất bằng
A. \({\frac{1}{n}}\)
B. n.
C. n2.
D. \({\frac{1}{{{n^2}}}}\)
- Câu 11 : Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức lần lượt bằng U1 = 36 V và U2 = 12 V. Tìm tỉ số các điện trở của chúng nếu công suất định mức của hai bóng đèn đó bằng nhau.
A. R1/R2 = 2.
B. R1/R2 = 3.
C. R1/R2 = 6.
D. R1/R2 = 9.
- Câu 12 : Chọn câu sai: Đặt một hiệu điện thế U vào một điện trở R thì dòng điện chạy qua có cường độ dòng điện I. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở là:
A. P = I2R.
B. P = UI2.
C. P = UI.
D. P = U2/R.
- Câu 13 : Một đoạn mạch thuần điện trở có hiệu điện thế 2 đầu không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ mất 40 J điện năng. Thời gian để mạch tiêu thụ hết 1kJ điện năng là :
A. 25 phút.
B. 50 phút.
C. 10 phút.
D. 4 phút.
- Câu 14 : Dòng điện chạy trong mạch điện nào dưới đây không phải là dòng điện không đổi ?
A. Trong mạch điện thắp sáng đèn của xe đạp với nguồn điện là điamô.
B. Trong mạch điện kín của đèn pin.
C. Trong mạch điện kín thắp sáng đèn với nguồn điện là acquy.
D. Đáp án khác.
- Câu 15 : Một bếp điện đun hai lít nước ở nhiệt độ t1 = 200C. Muốn đun sôi lượng nước đó trong 20 phút thì bếp điện phải có công suất là bao nhiêu ? Biết nhiệt dung riêng của nước c = 4,18 kJ/(kg.K) và hiệu suất của bếp điện H = 70%.
A. 796W.
B. 769W.
C. 679W.
D. 697W.
- Câu 16 : Đối với toàn mạch thì suất điện động của nguồn điện luôn có giá trị bằng :
A. Độ giảm điện thế mạch ngoài.
B. Độ giảm điện thế mạch trong.
C. Tổng các độ giảm điện thế cả mạch ngoài và mạch trong.
D. Hiệu điện thế giữa hai cực của nó.
- Câu 17 : Pin vônta được cấu tạo gồm:
A. hai cực bằng kẽm (Zn) nhúng trong dung dịch axit sunphuric loãng \(\left( {{H_2}S{O_4}} \right)\).
B. hai cực bằng đồng (Cu) nhúng trong dung dịch axit sunphuric loãng \(\left( {{H_2}S{O_4}} \right)\).
C. một cực bằng kẽm (Zn), một cực bằng đồng (Cu) nhúng trong dung dịch axit sunphuric loãng \(\left( {{H_2}S{O_4}} \right)\).
D. một cực bằng kẽm (Zn), một cực bằng đồng (Cu) nhúng trong dung dịch muối.
- Câu 18 : Đưa một thanh kim loại trung hoà về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện dương. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại :
A. có hai nữa tích điện trái dấu.
B. tích điện dương.
C. tích điện âm.
D. trung hoà về điện.
- Câu 19 : Công của lực điện trường khi một điện tích di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều là A = |q|Ed. Trong đó d là :
A. chiều dài MN.
B. chiều dài đường đi của điện tích.
C. đường kính của quả cầu tích điện.
D. hình chiếu của đường đi lên phương của một đường sức.
- Câu 20 : Trong nguồn điện hóa học (Pin và acquy) có sự chuyển hóa năng lượng từ:
A. cơ năng thành điện năng.
B. nội năng thành điện năng.
C. hóa năng thành điện năng.
D. quang năng thành điện năng.
- Câu 21 : Dùng một pin có suất điện động 1,5 V và điện trở trong 0,5 Ω mắc vào mạch ngoài có điện trở 2,5 Ω tạo thành mạch kín. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch ngoài là:
A. 0,30 V.
B. 1,20 V.
C. 1,25 V.
D. 1,50 V.
- Câu 22 : Một mạch kín gồm nguồn điện có công suất động là E, điện trở trong r = 4 Ω . Mạch ngoài là một điện trở R = 20 Ω . biết cường độ dòng điện trong mạch là I = 0,5A Suất điện động của nguồn là :
A. 10 V.
B. 12 V.
C. 2 V.
D. 24 V.
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp