Lịch sử 12 (có đáp án) Lịch sử thế giới hiện đại (...
- Câu 1 : Vì sao, sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp trở thành thành mâu thuẫn cơ bản nhất?
A. Vì thực dân Pháp áp bức dân tộc Việt Nam.
B. Vì thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”
C. Vì thực dân Pháp xâm lược, thống trị Việt Nam đụng đến nền độc lập của toàn thể dân tộc Việt Nam.
D. Vì thực dân Pháp tước đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam.
- Câu 2 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, thực dân Pháp không chú ý phát triển
A. ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
B. ngành thương nghiệp và ngân hàng
C. ngành khai thác mỏ, nhất là mỏ than.
D. ngành công nghiệp nặng.
- Câu 3 : Giai cấp trở thành tay sai, làm chỗ dựa cho thực dân Pháp tăng cường chiếm đoạt, bóc lột kinh tế, đàn áp chính trị đối với người nông dân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Giai cấp địa chủ phong kiến.
B. Tầng lớp đại địa chủ.
C. Tầng lớp tư sản mại bản.
D. Giai cấp tư sản dân tộc.
- Câu 4 : Một trong những lí do để người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước là
A. sớm nhận thấy những hạn chế của các con đường cứu nước của các bậc tiên bối cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
B. bị thực dân Pháp đàn áp, bóc lột.
C. không chấp nhận sự cai trị của Pháp.
D. muốn tìm hiểu nước Pháp.
- Câu 5 : Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Việt Nam thời kì thuộc địa là
A. sự phát triển mất cân đối, lạc hậu và lệ thuộc kinh tế chính quốc.
B. nông nghC. nền công nghiệp lệ thuộc vào Pháp.
C. nền công nghiệp lệ thuộc vào Pháp.
D. nền kinh tế lệ thuộc vào kỉnh tế Pháp.
- Câu 6 : Một trong những lí do giải thích rằng, cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8-1925) đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam dần dần chuyển sang tự giác là
A. cuộc đấu tranh có sự lãnh đạo.
B. cuộc đấu tranh đề ra mục đích rõ ràng về kinh tế và chính trị.
C. cuộc đấu tranh tiêu biểu nhất từ trước đến thời điểm đó.
D. cuộc đấu tranh buộc Pháp phải nhượng bộ.
- Câu 7 : “Muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”. Nhận định đó của Nguyễn Ái Quốc trong hoàn cảnh nào?
A. Khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin.
B. Khi mở lớp huấn luyện cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
C. Khi đưa yêu sách đến Hội nghị Vécxai không được chấp nhận.
D. Khi trở về nước triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8.
- Câu 8 : Một trong những ý nghĩa của những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX là
A. chuẩn bị lực lượng để đấu tranh chống Pháp.
B. mở ra thời kì đấu tranh mới cho dân tộc Việt Nam.
C. chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam.
D. chuẩn bị tích cực cho sự ra đời của Đảng.
- Câu 9 : Sự kiện nào được ví như “cánh én nhỏ báo hiệu mùa xuân”?
A. Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo luận cương Lênin.
B. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái ám sát toàn quyền Đông Dương Méclanh.
D. Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách đến Hội nghị Vécxai.
- Câu 10 : Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò, sức mạnh to lớn của nông dân ở các nước thuộc địa trong
A. Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp ở Tưa (12-1920).
B. Hội nghị Quốc tế Nông dân (6-1923).
C. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V ở Liên Xô (1924).
D. Đại hội Đại biểu lần thứ nhất Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (5-1929).
- Câu 11 : Thời gian tháng 6-1924 gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô, đó là sự kiện nào?
A. Người dự Hội nghị Quốc tế Nông dân.
B. Người dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản.
C. Người dự Đại hội Quốc tế Phụ nữ.
D. Người dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản.
- Câu 12 : Trong quá trình hoạt động để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động nào dưới đây của Nguyễn Ái Quốc đã diễn ra tại Quảng Châu (Trung Quốc)?
A. Dự Hội nghị Quốc tế Nông dân.
B. Dự Đại hội Quốc tế Cộng sản.
C. Xuất bản tác phẩm "Đường kách mệnh".
D. Xuất bản tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp".
- Câu 13 : Việc đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với các bậc tiền bối là
A. đi hầu hết các nước để tìm đường cứu nước.
B. đi đến nước Nga để tìm con đường cách mạng vô sản.
C. đi sang phương Tây, trước tiên là Pháp tìm đường cứu nước.
D. đi đên các nước tư bản để tìm con đường cứu nước.
- Câu 14 : Cuối năm 1924, đã diễn ra sự kiện gì gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?
A. Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân.
B. Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu - Trung Quốc.
C. Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm "Đường kách mệnh".
D. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội Đại biểu lần thứ nhất Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- Câu 15 : Những hoạt động nào của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gắn bó mật thiết với vai trò của Nguyễn Ái Quốc?
A. Mở lớp tập huấn chính trị đào tạo cán bộ tại Quảng Châu - Trung Quốc, ra báo "Thanh niên".
B. Bí mật chuyển các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc về nước
C. Chủ trương phong trào "vô sản hoá".
D. Phong trào bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm và cưa Ben Thủy.
- Câu 16 : Ý nghĩa của những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919- 1925 là
A. Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận tư tưởng Chủ nghĩa Mác - Lênin.
B. chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tồ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
C. xây dựng mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
- Câu 17 : Ba tư tưởng sau đây được trình bày trong tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc?
A. Tạp chí Thư tín quốc tế.
B. "Bản án chế độ thực dân Pháp",
C. "Đường kách mệnh".
D. Báo "Người cùng khổ".
- Câu 18 : Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức cách mạng của
A. giai cấp tư sản.
B. giai cấp vô sản.
C. tầng lớp tiểu tư sản.
D. giai cấp nông dân.
- Câu 19 : Việt Nam Quốc dân đảng là tổ chức cách mạng của
A. giai cấp tư sản.
B. giai cấp vô sản.
C. tầng lớp tiểu tư sản.
D. giai cấp nông dân.
- Câu 20 : Việt Nam Quốc dân đảng chịu ảnh hưởng của tư tưởng nào?
A. Chủ nghĩa dân tộc.
B. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
C. Chủ nghĩa Mác - Lênin.
D. Chủ nghĩa dân sinh.
- Câu 21 : Một trong những biểu hiện về sự non yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là
A. thành phần đảng viên của đảng phức tạp.
B. tổ chức chưa đồng bộ.
C. cơ sở hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.
D. chưa phát huy được sức mạnh tập thể.
- Câu 22 : Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (9-2-1930)?
A. Thực dân Pháp tổ chức nhiều cuộc vây ráp.
B. Nhiều cơ sở của đảng bị phá vỡ.
C. Bị động trước tình thế thực dân Pháp khủng bố sau vụ giết chết Badanh (9-2-1929) trùm mộ phu cho các đồn điền cao su.
D. Thực hiện mục tiêu của đảng: đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền.
- Câu 23 : Địa điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái (9-2-1930)?
A. Yên Bái, Hải Phòng, Hà Nội.
B. Yên Bái, Hà Nội, Phú Thọ
C. Yên Bái, Phú Thọ, Hải Duơng, Thái Bình.
D. Yên Bái, Hải Phòng, Sơn La.
- Câu 24 : Nguyên nhân chủ quan nào là cơ bản làm cho khởi nghĩa Yên Bái thất bại?
A. Thực dân Pháp còn mạnh.
B. Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng non yếu.
C. Khởi nghĩa nổ ra bị động.
D. Khởi nghĩa nổ ra chậm so với yêu cầu.
- Câu 25 : Một trong những ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Bái là
A. nối tiếp tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
B. góp phần đánh bại thực dân Pháp ngay từ khi chúng thống trị nước ta.
C. đánh dấu sự khủng hoảng của huynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
D. thể hiện vai trò to lớn của Việt Nam Quốc dân đảng.
- Câu 26 : Trong ba tổ chức cộng sản được thành lập năm 1929, tổ chức nào ra đời sớm nhất?
A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
B. Đông Dương Cộng sản đảng
C. An Nam Cộng sản đảng.
D. Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.
- Câu 27 : Từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đã họp ở đâu?
A. Quảng Châu (Trung Quốc).
B. Ma Cao (Trung Quốc).
C. Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc).
D. Câu A và B cùng đúng.
- Câu 28 : Vấn đề cơ bản, cốt lõi của lý luận giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc được in năm 1927 là
A. “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
B. “Đường kách mệnh”.
C. “Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt”.
D. Báo “Người cùng khổ”.
- Câu 29 : Thúc đẩy quá trình kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đó là kết quả thực hiện chủ trương
A. Nâng cao tính "tự giác" trong phong trào quần chúng.
B. “Vô sản hoá” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
C. Rèn luyện đội ngũ cán bộ đảng viên của Nguyễn Ái Quốc.
D. Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên năm 1928.
- Câu 30 : Tháng 7-1925, Nguyễn Ái Quốc cùng những người yêu nước Inđônêxia, Triều Tiên... đã thành lập
A. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.
D. Hội Liên hiệp thanh niên Đông Dương.
- Câu 31 : Phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929 có điểm nào khác so với giai đoạn 1919 - 1925
A. Số lượng các cuộc bãi công không nhiều, nhưng quy mô lớn, tính chất quyết liệt.
B. Các cuộc đấu tranh đã mang tính chất chính trị rõ nét, bắt đầu có sự liên kết thành một phong trào chung.
C. Phong trào công nhân đã thu được nhiều thắng lợi quan trọng.
D. Phong trào không còn đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế.
- Câu 32 : Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương dựa vào lực lượng nào để tiến hành cách mạng?
A. Tiểu tư sản và tư sản dân tộc yêu nước.
B. Binh lính người Việt Nam trong quân đội Pháp
C. Công nhân và nhân dân lao động thành thị.
D. Nông dân và thị dân nghèo căm thù thực dân Pháp.
- Câu 33 : Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào?
A. Tháng 3 năm 1930.
B. Tháng 5 năm 1930.
C. Tháng 10 năm 1930.
D. Tháng 12 năm 1930.
- Câu 34 : Nội dung nào dưới đây gắn liền với Hội nghị thành lập Đảng (3-2-1930)?
A. Thông qua Luận cương chính trị của Đảng.
B. Thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt, Điều lệ của Đảng và chỉ định Ban Chấp hành Trung ương lâm thời.
C. Bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời.
D. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương
- Câu 35 : Ý nào dưới đây thể hiện Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là Cương lĩnh thắm đượm tính dân tộc và nhân văn sâu sắc?
A. Nêu cao vấn đề dân tộc và giai cấp lên hàng đầu.
B. Đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam.
C. Thấy được khả năng liên minh công nông trong cách mạng Việt Nam.
D. Nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu.
- Câu 36 : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là kết quả tất yếu của
A. phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919 - 1926.
B. cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.
C. phong trào công nhân trong những năm 1925 - 1927.
D. phong trào công nhân trong những năm 1919 - 1925.
- Câu 37 : Đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam, đó là ý nghĩa sự kiện lịch sử nào?
A. Thành lập Đông Dương Cộng sản đảng.
B. Thành lập An Nam Cộng sản đảng.
C. Thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Câu 38 : Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc), liên hệ với
A. tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. tổ chức Tâm tâm xã.
C. Hội những người Việt Nam yêu nước ở hải ngoại.
D. Hội Liên hiệp thuộc địa Á Đông.
- Câu 39 : Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cho các thành viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được tập hợp lại thành
A. Tác phẩm “Đường kách mệnh”.
B. “Bản án chế độ thực dân Pháp”
C. Báo “Thanh niên”.
D. Tuyên ngôn của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- Câu 40 : Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hoá” nhằm
A. yêu cầu các thành viên của Hội phải trở thành người vô sản.
B. cử cán bộ về nước tuyên truyền, vận động cách mạng
C. trang bị lí luận cách mạng cho Hội.
D. thể hiện quyết tâm đi theo con đường cách mạng vô sản.
- Câu 41 : Tiền thân của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là
A. Việt Nam Cách mạng đồng chí hội.
B. tổ chức Tâm tâm xã.
C. Việt Nam Nghĩa đoàn.
D. Hội Việt Nam Thanh niên.
- Câu 42 : Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập là
A. Báo “Người cùng khổ”.
B. Báo “Thanh niên”,
C. Báo “Tiếng dân”.
D. Báo “Sự thật”.
- Câu 43 : Tôn chỉ và mục đích hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng là gì?
A. Đánh đuổi đế quốc Pháp giành độc lập cho dân tộc Việt Nam.
B. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc
C. Không thành công cũng thành nhân.
D. Tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
- Câu 44 : Hành động bạo lực đầu tiên của Việt Nam Quốc dân đảng là
A. ám sát tên trùm mộ phu Badanh.
B. ám sát tên Toàn quyền Méclanh.
C. chủ động khởi nghĩa Yên Bái.
D. ném bom của quân khởi nghĩa ở Hà Nội.
- Câu 45 : Cuối tháng 3 - 1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì họp tại
A. số nhà 48, phố Hàng Ngang (Hà Nội).
B. số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội)
C. Quảng Châu (Trung Quốc).
D. Hương Cảng (Trung Quốc).
- Câu 46 : Đông Dương Cộng sản liên đoàn được thành lập trên cơ sở
A. Một bộ phận tích cực trong tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng.
B. Một bộ phận đảng viên tiên tiến của An Nam Cộng sản đảng.
C. Một bộ phận tiên tiến ở Nam Kì và Trung Quốc của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Một bộ phận tiên tiến của Tân Việt Cách mạng đảng.
- Câu 47 : Thành phần chủ yếu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên trong thời kì đầu mới thành lập là
A. công nhân.
B. nông dân.
C. tu sản dân tộc.
D. trí thức tiểu tư sản.
- Câu 48 : Một trong các ý nghĩa của Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam (1930) là
A. Hội nghị mang tầm vóc là một đại hội thành lập Đảng.
B. Hội nghị đánh dấu sự thống nhất 3 tổ chức cộng sản đã hoàn thành trên thực tế.
C. Hội nghị khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, hoàn toàn đủ năng lực lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D. Hội nghị thể hiện quyết tâm đưa cách mạng Việt Nam theo con đường vô sản.
- Câu 49 : Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam đã trở thành phong trào “tự giác hoàn toàn”?
A. Thành lập Công hội.
B. Đấu tranh của công nhân Ba Son.
C. Phong trào “vô sản hoá”.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập.
- Câu 50 : Một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra cho các nước Đồng minh khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối là
A. nhanh chóng đánh bại phát xít Đức.
B. nhanh chóng tiêu diệt phát xít Nhật.
C. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
D. thủ tiêu tận gốc chủ nghĩa phát xít.
- Câu 51 : Một trong các tổ chức thuộc lĩnh vực kinh tế của Liên hợp quốc ở Việt Nam là
A. Chương trình phát triển năng lượng.
B. Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục (UNESCO).
C. Tổ chức Lương thực và Thực phẩm (FAO).
D. Chương trình phát triển kinh tế (UNDP).
- Câu 52 : Một trong những nguyên tắc của Liên hợp quốc là
A. tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
B. tôn trọng quyền làm chủ của các nước.
C. không cam thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
D. giữ gìn hòa bình, an ninh cho mỗi nước.
- Câu 53 : Để kết thúc nhanh Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương, ba cường quốc Liên Xô, Anh, Mĩ đã thống nhất mục đích gì?
A. Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật.
B. Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công tận sào huyệt của phát xít Đức ở Béclin.
C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
D. Tập trung lực lượng đánh bại phát xít Nhật ở châu Á.
- Câu 54 : Tháng 3-1947, Tổng thống Truman của Mĩ chính thức phát động cuộc “Chiến tranh lạnh” nhằm mục đích
A. chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
B. giữ vững nền hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh.
C. xoa dịu tinh thần đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa
D. chống phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh.
- Câu 55 : Từ ngày 25-4 đến ngày 26-6-1945, một hội nghị quốc tế lớn đã họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) để
A. thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.
B. phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
C. tuyên bố chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. thỏa thuận việc đóng quân ở các nước mà phát xít chiếm đóng.
- Câu 56 : Vai trò của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là
A. giữ vai trò trọng yếu hàng đầu trong việc duy trì hòa bình an ninh thế giới.
B. giữ vai trò bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản của các nước.
C. giữ vai trò bảo vệ hòa bình cho các nước.
D. giữ vai trò ngăn chặn không cho các nước vi phạm chủ quyền lẫn nhau.
- Câu 57 : Việc phân chia khu vực chiếm đóng của các nước trong phe Đồng minh tại Hội nghị Ianta năm 1945 đối với các nước Đông Nam Á, Nam Á
A. thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Anh.
B. do Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát.
C. vẫn thuộc phạm vi của các nước phương Tây.
D. tạm thời quân đội Liên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát và đóng quân.
- Câu 58 : Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đồng minh đã làm gì để thay đổi tình hình thế giới?
A. Tấn công như vũ bão vào thủ đô Béclin của Đức.
B. Đặt yêu cầu nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
C. Gấp rút tổ chức lại thế giới mới sau chiến tranh.
D. Triệu tập Hội nghị tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 04 đến ngày 11-02-1945.
- Câu 59 : Căn nguyên dẫn đến cuộc Chiến tranh lạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. thế giới bị chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
B. sự phân chia ảnh hưởng sau Chiến tranh thế giới thứ hai chưa thỏa mãn.
C. sự bất đồng trong Hội nghị Ianta.
D. Mĩ không đạt được quyền lợi trong Hội nghị Ianta.
- Câu 60 : Trong thời gian nửa sau thế kỉ XX, quan hệ quốc tế luôn trong trạng thái
A. hòa giải, hòa hợp.
B. đối thoại và hợp tác.
C. luôn đối đầu căng thẳng.
D. giữ vững nền hòa bình cho các nước.
- Câu 61 : Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột nhiều khu vực bằng biện pháp hoà bình, đó là một trong các nội dung của
A. nguyên tắc Liên hợp quốc.
B. vai trò của Liên hợp quốc,
C. nghị quyết Hội nghị Ianta.
D. mục đích của Liên hợp quốc.
- Câu 62 : Năm 1949, ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật là
A. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
B. đập tan âm mưu thực hiện cuộc “Chiến tranh lạnh” của Mĩ.
C. thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn.
D. chế tạo thành công bom nguyên tử.
- Câu 63 : Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô đã trở thành
A. cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ).
B. nước có tông sản lượng công nghiệp đứng đầu thế giới.
C. nước có sản lượng nông phẩm dẫn đầu thế giới.
D. nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử.
- Câu 64 : Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên
A. đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất.
B. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
C. thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
D. chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
- Câu 65 : Chính sách đối ngoại của Nga trong những năm 1992 - 1993 là
A. thực hiện chính sách đối ngoại trung lập.
B. thực hiện chính sách đối ngoại thân Mĩ.
C. thực hiện chính sách đối ngoại ngả về các cường quốc phương Tây,
D. thực hiện chính sách đối ngoại thân Trung Quốc.
- Câu 66 : Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô so với Mĩ là gì?
A. Mở rộng lãnh thổ.
B. Duy trì nền hòa bình thế giới.
C. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
D. Khống chế các nước khác.
- Câu 67 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đế quốc do Mĩ cầm đầu đã thực hiện âm mưu cơ bản gì để chống lại Liên Xô?
A. Tiến hành bao vây kinh tế.
B. Gây cuộc “Chiến tranh lạnh”.
C. Đẩy mạnh chiến tranh tổng lực.
D. Lôi kéo các nước đồng minh chống lại Liên Xô.
- Câu 68 : Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957), phóng tàu vũ trụ có người lái vào quỹ đạo (1961) đã mở ra kỉ nguyên
A. chinh phục thế giới của con người.
B. Liên Xô trở thành đối trọng của Mĩ.
C. chinh phục vũ trụ của con người.
D. phá vỡ thế độc quyền vũ trụ của Mĩ.
- Câu 69 : Khi Liên Xô tiến hành công cuộc cải cách nhưng không thành công, Việt Nam rút ra bài học gì trong công cuộc đổi mới đất nước?
A. Tiến hành đổi mới về chính trị.
B. Tiến hành đổi mới toàn diện, lấy kinh tế làm trọng tâm.
C. Trước tiên phải đổi mới tư tưởng.
D. Tiến hành đổi mới về chính trị và văn hoá tư tưởng.
- Câu 70 : Từ những năm 1950 đến nửa đầu năm 1970, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, trong đó có Việt Nam đó là
A. Liên Xô đã giúp Việt Nam đánh bại thực dân Pháp.
B. Liên Xô đã giúp Việt Nam đánh bại đế quốc Mĩ.
C. Liên Xô giúp Việt Nam đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
D. Liên Xô giúp Việt Nam đánh bại thực dân Pháp và phát xít Nhật.
- Câu 71 : Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào ở Đông Bắc Á không bị phương Tây xâm lược?
A.Trung Quốc.
B. Nhật Bản.
C. Hàn Quốc.
D. Thái Lan.
- Câu 72 : Sau năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai nhà nước riêng biệt với hai thể chế chính trị khác nhau, Nam Triều Tiên có tên gọi là gì?
A. Đại Hàn Dân quốc.
B. Đại Hàn Quốc dân.
C. Nam Triều tự trị.
D. Nam Triều độc lập.
- Câu 73 : Nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á, các nước trở thành con rồng châu Á là
A. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
B. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
C. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
D. Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Câu 74 : Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân phiệt Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử
A. cuộc nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản.
B. cuộc chiến tranh giữa các thế lực chống Đảng Cộng sản.
C. cuộc thanh trừng giữa các phe phái.
D. cuộc cách mạng văn hoá tư tưởng.
- Câu 75 : Ngày 1-10-1949, đã ghi dấu ấn trong lịch sử Trung Quốc, đó là
A. chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến.
B. đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
C. nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức thành lập.
D. tạo điều kiện đưa Trung Quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội,
- Câu 76 : Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã bình thường hoá quan hệ với
A. Liên Xô, Việt Nam, Lào, Mông cổ.
B. Liên Xô, Việt Nam, Mông cổ.
C. Liên Xô, Việt Nam, Mông cổ, Campuchia.
D. Mĩ, Liên Xô, Việt Nam, Mông cổ.
- Câu 77 : Năm 1964, ghi dấu ấn trong lịch sử Trung Quốc về sự phát triển khoa học - kĩ thuật, đó là
A. Trung Quốc đã phóng với chế độ tự động 4 con tàu "Thần Châu".
B. Trung Quốc đã phóng với chế độ tự động tàu "Thần Châu 5".
C. Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử.
D. Trung Quốc đưa nhà du hành vũ trụ bay vòng quanh Trái Đất.
- Câu 78 : Cuộc nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra từ khi
A. Chiến tranh thế giới thứ hai đang tiếp diễn.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai chưa bùng nổ.
- Câu 79 : “Biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh”. Đó là nội dung của
A. ý nghĩa thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
B. thành tựu của cải cách Trung Quốc.
C. công cuộc cải cách ở Trung Quốc.
D. mục tiêu phấn đấu của Trung Quốc đến năm 2015.
- Câu 80 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố nào là cơ bản nhất giúp cách mạng Trung Quốc có nhiều biến động khác trước?
A. Sự giúp đỡ của Liên Xô.
B. Lực lượng cách mạnh lớn mạnh nhanh chóng.
C. Ảnh hưởng của phong trào cách mạnh thế giới.
D. Vùng giải phóng được mở rộng.
- Câu 81 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cách mạng Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, tập đoàn Trung Hoa Dân quốc thực hiện âm mưu gì?
A. Phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng Trung Quốc.
B. Cấu kết với đế quốc Mĩ để tiêu diệt cách mạng Trung Quốc.
C. Đưa 50 vạn quân sang Mĩ để huấn luyện quân sự.
D. Huy động toàn bộ lực lượng quân đội chính qui tấn công vào vùng giải phóng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo.
- Câu 82 : Từ năm 1950, Trung Quốc tiến hành những cải cách quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá nhằm mục đích
A. thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”.
B. thực hiện cuộc “đại nhảy vọt” đưa Trung Quốc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
C. xây dựng đất nước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa.
D. phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xây dựng nền văn hoá mới.
- Câu 83 : Từ năm 1987 trở đi, trong chính sách đối ngoại của mình, Trung Quốc bình thường hoá quan hệ với các nước nào?
A. Mĩ, Liên Xô, Mông Cổ.
B. Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Inđônêxia, Việt Nam.
C. Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam, Cuba.
D. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ.
- Câu 84 : Cuộc nội chiến (1946 - 1949) thắng lợi ở Trung Quốc có ý nghĩa quốc tế là
A. nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức thành lập.
B. tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ Âu sang Á.
C. ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào dân chủ nhân dân thế giới.
D. tạo điều kiện cho các nước tiên tiến đi theo con đường XHCN.
- Câu 85 : Trong những năm 1949-1959, Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao như thế nào?
A. Củng cố hoà bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
B. Liên minh với Mĩ và Tây Âu để chống Liên Xô.
C. Hòa bình, trung lập nhưng vẫn ngả về phương Tây.
D. Củng cố mối quan hệ với các nước đã từng đặt quan hệ ngoại giao.
- Câu 86 : Từ năm 1950, nhân dân Trung Quốc bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế, tiến hành những cải cách quan trọng, một trong những cải cách dưới đây là đúng.
A. Cải cách ruộng đất và hợp tác hoá nông nghiệp.
B. Cải tạo nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
C. Cải cách dân chủ và cải cách ruộng đất.
D. Cải cách giáo dục, y tế và văn hoá.
- Câu 87 : Trong công cuộc đổi mới, Trung Quốc kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản, trong đó nguyên tắc đầu tiên là
A. con đường xã hội chủ nghĩa.
B. chuyên chính dân chủ nhân dân.
C. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
D. chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông.
- Câu 88 : Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc (1946-1949) là cuộc cách mạng vô sản vì
A. cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo.
B. cuộc cách mạng vô sản do giai cấp vô sản lãnh đạo.
C. cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
D. cuộc cách mạng mang tính nội chiến.
- Câu 89 : Trước khi tiến hành cải cách đất nước, Trung Quốc bị chi phối bởi đường lối
A. công nghiệp hoá.
B. hiện đại hoá.
C. Ba ngọn cờ hồng.
D. Công xã nhân dân.
- Câu 90 : Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã diễn ra trong hoàn cảnh quốc tế như thế nào?
A. Mĩ gây ra chiến lược toàn cầu.
B. Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ đang ở thế đối đầu.
C. Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng.
D. Quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
- Câu 91 : Điểm giống nhau giữa công cuộc cải cách ở Trung Quốc với công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam là gì?
A. Lấy kinh tế làm trọng tâm.
B. Phát triển kinh tế gắn với chính trị.
C. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội.
D. Thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng”.
- Câu 92 : Khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện công cuộc cải cách thì đất nước Liên Xô đang ở trạng thái
A. bị khủng hoảng trầm trọng.
B. đang rơi vào tình trạng trì trệ.
C. bị sụp đổ chủ nghĩa xã hội.
D. vẫn đang phát triển mạnh mẽ.
- Câu 93 : Khi Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách đất nước, quan hệ quốc tế bị chi phối bởi
A. Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Chiến lược toàn cầu của Mĩ.
C. Chiến tranh lạnh.
D. xu thế toàn cầu hoá.
- Câu 94 : Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của
A. đế quốc Tây Âu và Mĩ.
B. Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản.
C. Anh, Pháp, Đức, Bỉ.
D. Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc.
- Câu 95 : Ngày 17-8-1945, gắn với lịch sử Inđônêxia, đó là
A. Inđônêxia rơi vào tình trạng rối loạn.
B. Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hoà.
C. Inđônêxia bước vào giai đoạn phát triển kinh tế, văn hoá và giáo dục.
D. Hà Lan quay trở lại xâm lược Inđônêxia.
- Câu 96 : Khi Xuháctô lên làm Tổng thống, đất nước Inđônêxia bước vào giai đoạn
A. phát triển toàn diện các mặt kinh tế, chính trị, xã hội.
B. khủng hoảng tài chính - tiền tệ.
C. phát triển kinh tế, văn hoá và giáo dục.
D. khủng hoảng kinh tế - tài chính.
- Câu 97 : Với Hiệp định Giơnevơ (7-1954) về Đông Dương thực dân Pháp đã
A. rút quân khỏi đất nước Lào.
B. thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
C. tái chiếm Lào lần thứ hai.
D. nhân nhượng cho Lào hai tỉnh Sầm Nưa và Phongxalì.
- Câu 98 : Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào giành được thắng lợi to lớn trong năm 1973, buộc Mĩ phải
A. kí Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hoà bình ở Lào.
B. công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
C. kí Hiệp định Pari về lập lại hoà bình và thực hiện hoà hợp dân tộc ở Lào.
D. tuyên bố rút quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ ra khỏi Lào.
- Câu 99 : Ngày 2-12-1975, là sự kiện đi vào lịch sử đáng nhớ của nhân dân Lào, đó là
A. Mĩ ký Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hoà bình ở Lào.
B. Mĩ phải công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
C. nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập.
D. Lào kí Hiệp định hợp tác toàn diện với Việt Nam.
- Câu 100 : Nhân dân Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gắn với sự kiện lịch sử nào dưới đây?
A. Đầu tháng 10-1945, Pháp quay trở lại xâm lược và thống trị Campuchia.
B. Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp quay lại xâm lược Campuchia.
C. Tháng 8-1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược và thống trị Campuchia.
D. Tháng 3-1946, thực dân Pháp trở lại tái chiếm Campuchia.
- Câu 101 : Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia, đến cuối năm 1953 đã buộc Pháp phải
A. rút quân Pháp và quân Đồng minh của Pháp ra khỏi Campuchia.
B. phải kí Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.
C. kí hiệp ước "trao trả độc lập cho Campuchia”.
D. tuyên bố chấm dứt chiến tranh ở Campuchia.
- Câu 102 : Từ tháng 3-1970, Campuchia bị kéo vào quỹ đạo của
A. cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ.
B. cuộc nội chiến tương tàn.
C. cuộc chiến tranh diệt chủng của phe Khơme đỏ.
D. cuộc chiến tranh chống bọn phản động Pôn Pốt - Iêngxêri.
- Câu 103 : Đế quốc nào kẻ thù lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đế quốc Mĩ.
B. Đế quốc Pháp.
C. Đế quốc Anh.
D. Đế quốc Hà Lan.
- Câu 104 : Trong những năm 1945 - 1947, cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của
A. nhóm vô sản cấp tiến.
B. tổ chức Mác-xít.
C. Đảng Quốc đại của giai cấp tư sản.
D. Đảng Xã hội dân chủ.
- Câu 105 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ nhất ở
A. Việt Nam, Thái Lan, Lào.
B. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
C. Việt Nam, Lào, Campuchia.
D. Inđônêxia, Brunây, Mianma.
- Câu 106 : Sau năm 1954, nhân dân Việt Nam và Lào phải trải qua một cuộc kháng chiến chống
A. thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
B. thực dân Pháp và phát xít Nhật.
C. thực dân Pháp và thực dân Anh.
D. chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mĩ.
- Câu 107 : Ý nghĩa quốc tế về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào là
A. kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.
B. đưa Lào bước sang giai đoạn mới: xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân.
C. góp phần làm thất bại âm mưu quốc tế hoá chiến tranh của Mĩ trên bán đảo Đông Dương.
D. góp phần làm thất bại chiến tranh của Mĩ trên toàn thế giới.
- Câu 108 : Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, công nhận
A. Campuchia là một quốc gia tự trị.
B. Campuchia là một nước không có đất cho quân giải phóng đóng,
C. Campuchia là một nước trung lập.
D. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.
- Câu 109 : Sau khi giành được độc lập, các nước ASEAN tiến hành công nghiệp hoá, thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) với mục tiêu
A. nhanh chóng xây dựng nền kinh tế tự chủ.
B. nhanh chóng xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
C. nhanh chóng làm cho dân giàu, nước mạnh.
D. tập trung phát triển kinh tế để xóa bỏ nghèo nàn.
- Câu 110 : Những năm 60 - 70 của thế kỉ XX, ASEAN thực hiện
A. Chiến lược hướng nội.
B. Chiến lược hướng nội và hướng ngoại,
C. Chiến lược hướng ngoại.
D. Chiến lược trung hòa.
- Câu 111 : Ngày 8-8-1967, gắn với Hiệp hội các nước Đông Nam Á là
A. Hiệp hội các nước Đông Nam Á họp phiên đầu tiên tại Ball.
B. Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập.
C. Hiệp hội các nước Đông Nam Á có sự tham gia của Thái Lan.
D. Hiệp hội các nước Đông Nam Á có sự tham gia của Inđônêxia.
- Câu 112 : Xây dựng mối quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh, đó là
A. nguyên tắc của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
B. tiêu chí hoạt động của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
C. mục tiêu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
D. tôn chỉ của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
- Câu 113 : Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), vị thế của ASEAN trên trường quốc tế như thế nào?
A. Một khu vực phát triển hùng mạnh, có vị thế trên trường quốc tế.
B. Còn non yếu, sự họp tác trong khu vực còn trong trạng thái khởi đầu, chưa có vị thế trên trường quốc tế.
C. Đã đủ mạnh để có tiếng nói trên trường quốc tế.
D. Đã mạnh về chính trị, quân sự nhưng còn yếu về kinh tế.
- Câu 114 : Ý nghĩa nào dưới đây không phải là ý nghĩa của sự ra đời của ASEAN?
A. Tạo điều kiện cho các nước ở Đông Nam Á duy trì hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
B. Giúp các nước Đông Nam Á cạnh tranh với các khu vực khác trên thế giới
C. Tạo điều kiện đưa nền kinh tế các nước Đông Nam Á có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt sự tăng trưởng cao, nhất là từ thập niên 70 của thế kỉ XX.
D. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ giữa các nước trong khu vực.
- Câu 115 : Sự kiện nào đánh dấu sự phát triển của ASEAN trong những năm 1976 đến năm 1999?
A. Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ball (Inđônêxia) tháng 2-1976.
B. quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện.
C. hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao và bắt đầu có các chuyên đi thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao.
D. Hội nghị cấp cao các nước ASEAN tại Băng Cốc (Thái Lan).
- Câu 116 : Một trong những lí do làm cho ASEAN có điều kiện mở rộng tổ chức, kết nạp thành viên mới là
A. các nước đã hợp tác để cùng phát triển.
B. "Vấn đề Campuchia" đã được Liên hợp quốc giải quyết
C. tình hình kinh tế khu vực đã phát triển.
D. nội bộ không còn mâu thuẫn.
- Câu 117 : Hiệp ước Bali (2-1976) đã nêu ra nguyên tắc cơ bản trong quan hệ các nước ASEAN là
A. tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. không tranh chấp quyền lợi của nhau.
C. giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp phù hợp.
D. tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhau.
- Câu 118 : Các quốc gia ở Đông Nam Á giành độc lập trong tháng 8-1945: Inđônexia, Việt Nam và Lào. Hãy nêu điều kiện khách quan để ba nước này sớm giành độc lập.
A. Mỗi nước có sự lãnh đạo của một chính đảng hoặc một tổ chức chính trị lãnh đạo với đường lối đúng đắn.
B. Có lực lượng quần chúng tham gia hăng hái.
C. Có sự đoàn kết và quyết tâm của cả dân tộc.
D. Nhật đầu hàng Đồng minh, các nước thực dân cũ chưa kịp quay lại xâm lược.
- Câu 119 : Nguyên nhân khách quan dẫn đến thành lập ASEAN là
A. để hạn chế ảnh hưởng của Mĩ và phương Tây đối với khu vực.
B. đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
C. tạo điều kiện cho các nước ở Đông Nam Á duy trì được nền hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
D. thành lập một tổ chức liên minh khu vực, nhằm cùng nhau hợp tác, phát triển.
- Câu 120 : Ngày 22-7-1992, sự kiện nào gắn với quan hệ Việt Nam và Lào đối với ASEAN?
A. Việt Nam và Lào tham gia ASEAN.
B. Việt Nam và Lào trở thành quan sát viên của ASEAN
C. Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali.
D. Việt Nam và Lào trở thành đối tác của ASEAN.
- Câu 121 : Thời kì 1967 - 1975, Việt Nam và các nước ASEAN có quan hệ như thế nào?
A. Quan hệ láng giềng thân thiện và hợp tác mọi mặt.
B. Quan hệ còn có nhiều vấn đề phức tạp.
C. Việt Nam cố gắng mở rộng quan hệ song phương với các nước trong khu vực.
D. Quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN được thiết lập.
- Câu 122 : Từ năm 1995 đến năm 1999, các nước nào ở Đông Nam Á gia nhập ASEAN?
A. Việt Nam, Lào, Campuchia.
B. Việt Nam, Lào, Mianma, Campuchia.
C. Việt Nam, Lào, Mianma.
D. Việt Nam, Lào.
- Câu 123 : Năm 1976, Việt Nam đã đưa ra chính sách 4 điểm nhằm
A. muốn mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á.
B. cố gắng mở rộng quan hệ song phương với các nước trong khu vực.
C. thiết lập quan hệ với các nước ASEAN về phát triển kinh tế.
D. khẳng định thế mạnh của Việt Nam.
- Câu 124 : Mục tiêu của chính sách hướng nội nhóm sáng lập ASEAN là
A. thực hiện công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
B. nhanh chóng đưa nền kinh tế hội nhập quốc tế.
C. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa.
D. thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá.
- Câu 125 : Sau khi giành độc lập, vị thế của Ấn Độ ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế vì
A. Ấn Độ theo đuổi chính sách hoà bình, trung lập tích cực.
B. Ấn Độ luôn luôn ủng hộ các nước phương Tây.
C. Ấn Độ là một trong những nước không muốn gây chiến tranh.
D. Ấn Độ có điều kiện phát triển đất nước.
- Câu 126 : Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. hầu hết các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
B. hầu hết các nước Đông Nam Á đều gia nhập ASEAN.
C. sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á tập trung xây dựng đất nước.
D. sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á bị thực dân trở lại xâm lược.
- Câu 127 : Từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ Việt Nam với ASEAN diễn ra như thế nào?
A. Quan hệ hợp tác song phương.
B. Quan hệ đối thoại và hợp tác toàn diện
C. Quan hệ đối đầu do bất đồng về kinh tế.
D. Quan hệ đối đầu do vấn đề Campuchia.
- Câu 128 : Sự kiện mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là
A. cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (3-7-1952).
B. năm 1952, nhân dân Libi giành được độc lập.
C. năm 1962, nhân dân Angiêri đã giành được thắng lợi.
D. năm 1960 là "Năm châu Phi" với 17 nước được trao trả độc lập.
- Câu 129 : Sở dĩ năm 1960 ở châu Phi được lịch sử gọi là "Năm châu Phi" vì
A. thắng lợi của nhân dân Môdămbích, về cơ bản đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó.
B. có 17 nước ở châu Phi được trao trả độc lập, đánh dấu sự sụp đổ cơ bản chủ nghĩa thực dân cũ.
C. thắng lợi của nhân dân Ănggôla, cơ bản đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó.
D. nhân dân các thuộc địa ở châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.
- Câu 130 : Âm mưu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đối với khu vực Mĩ Latinh là
A. tìm cách biến Mĩ Latinh thành "sân sau" của mình.
B. xây dựng các chế độ quân phiệt ở Mĩ Latinh.
C. thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược ở khu vực này.
D. mở rộng vùng chiếm đóng ở khu vực này.
- Câu 131 : Cách mạng Cu-ba năm 1959, dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô nhằm chống chính sách thực dân mới của Mĩ ở Cu-ba, đó là
A. chống chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Cu-ba.
B. chống chế độ độc tài Batixta thân Mĩ.
C. chống chính sách bành trướng của Mĩ.
D. chống chính sách thống trị của Mĩ ở Cu-ba.
- Câu 132 : Đến năm 1975, thực dân Bồ Đào Nha đã phải tuyên bố trao trả độc lập cho các nước nào ở châu Phi?
A. Ănggôla, Marốc.
B. Ănggôla và Môdămbích.
C. Ănggôla, Angiêri.
D. Tuynidi, Marốc, Xuđăng.
- Câu 133 : Dưới ảnh hưởng của cách mạng Cu-ba (1959), phong trào cách mạng ở Mĩ Latinh phát triển mạnh trở thành
A. “Lục địa mới trỗi dậy”.
B. “Lục địa thức tỉnh”
C. “Lục địa bùng cháy”.
D. “Lá cờ đầu” của phong trào cách mạng ở Mĩ Latinh.
- Câu 134 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là
A. giai cấp vô sản.
B. một nhóm mác xít.
C. các tổ chức chính trị của giai cấp tư sản.
D. đảng của giai cấp vô sản.
- Câu 135 : Kẻ thù của khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. thực dân cũ.
B. thực dân mới.
C. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
D. bọn phát xít.
- Câu 136 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ muốn biến khu vực Mĩ Latinh thành
A. căn cứ cách mạng của Mĩ.
B. thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
C. “sân sau êm đềm” của Mĩ.
D. hậu phương của Mĩ.
- Câu 137 : Phong trào đấu tranh của nhân dân Ai Cập đã đánh đổ Vương triều Pharúc, chỗ dựa của
A. thực dân Pháp.
B. thực dân Tây Ban Nha.
C. thực dân Bồ Đào Nha.
D. thực dân Anh.
- Câu 138 : Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là
A. chủ nghĩa thực dân cũ.
B. chủ nghĩa thực dân mới.
C. chủ nghĩa Apácthai.
D. chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
- Câu 139 : Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. chế độ phân biệt chủng tộc.
B. chủ nghĩa thực dân cũ.
C. chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
D. giai cấp địa chủ phong kiến.
- Câu 140 : Cuộc cách mạng của nước nào ở khu vực Mĩ Latinh tạo nên “Lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ Latinh?
A. Áchentina.
B. Braxin.
C. Cu-ba.
D. Mêhicô
- Câu 141 : Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc của nước nào ở châu Á có tác động đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau năm 1945?
A. Tất cả các nước ở châu Á.
B. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ và Trung Quốc
C. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam và Trung Quốc.
D. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á.
- Câu 142 : Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi đã
A. cơ bản hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ.
B. hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân mới.
C. hoàn thành việc đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.
D. đánh bại chủ nghĩa thực dân mới khắp châu lục.
- Câu 143 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh được gọi là "Lục địa bùng cháy", một trong những lí do sau đây đúng
A. thắng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959.
B. những hình thức bãi công của công nhân có vũ trang
C. những cuộc đấu tranh nghị trường mạnh mẽ.
D. những cuộc bạo động khắp châu lục.
- Câu 144 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, có hai nước được đánh giá là tiêu biểu nhất cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi, đó là
A. Tuy nidi và Marốc.
B. Angiêri và Nam Phi.
C. Ai Cập và Xuđăng.
D. Môdămbích và Ănggôla.
- Câu 145 : Từ nửa sau thập niên 50 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của thực dân châu Âu ở châu Phi nối tiếp nhau ran rã, bởi
A. các quốc gia độc lập lần lượt xuất hiện như Tuynidi, Môdămbích và Ănggôla.
B. các quốc gia độc lập lần lượt xuất hiện như Ănggôla, Marốc.
C. các quốc gia độc lập lần lượt xuất hiện như Tuynidi, Marốc, Xuđăng, Gana, Ghinê.
D. các quốc gia độc lập lần lượt xuất hiện như Tuynidi, Marốc, Xuđăng (1956).
- Câu 146 : Tháng 4-1994, ông Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Cộng hoà Nam Phi. Sự kiện lịch sử đó đã đánh dấu
A. sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man ở châu Phi.
B. chấm dứt chế độ thống trị của chủ nghĩa thực dân ở châu Phi.
C. chấm dứt chế độ độc tài quân sự ở châu Phi.
D. bãi bỏ chính sách phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới.
- Câu 147 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 90 thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh có nhiều thuận lợi, nêu thuận lợi nội tại ở các châu lục này.
A. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt.
B. Các nước đế quốc có nhiều thuộc địa bị suy yếu.
C. Liên Xô luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. Thế lực của chủ nghĩa đế quốc suy yếu.
- Câu 148 : Điểm nào dưới đây là sự khác nhau giữa phong trào giải phóng dân tộc châu Á, châu Phi với khu vực Mĩ Latinh?
A. Châu Á, châu Phi đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân cũ, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.
B. Châu Á, châu Phi đấu tranh để giải phóng dân tộc, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh để giải phóng giai cấp.
C. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi làm hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân lung lay tận gốc, khu vực Mĩ Latinh chưa làm được điều đó.
D. Châu phi và châu Á đấu tranh bằng vũ trang, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh ôn hòa.
- Câu 149 : Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc bùng lên mạnh mẽ ở Á, Phi, Mĩ Latinh, làm cho
A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị tiêu diệt tận gốc.
B. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị lung lay tận gốc.
C. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị tan rã hoàn toàn.
D. chủ nghĩa thực dân phải trao trả độc lập ở Á, Phi, Mĩ Latinh.
- Câu 150 : Thắng lợi của nhân dân nước nào ở châu Phi đã căn bản chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ ở châu lục này?
A. Ănggôla, Marốc.
B. Ănggôla và Môdămbích.
C. Ănggôla, Marốc.
D. Tuynidi, Marốc, Xuđăng.
- Câu 151 : Cách mạng Cu-ba năm 1959 được đánh giá là một cuộc cách mạng
A. giải phóng dân tộc.
B. nội chiến.
C. đấu tranh giai cấp.
D. đảo chính cung đình.
- Câu 152 : Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi?
A. Năm 1960, có 17 quốc gia châu Phi giành độc lập, gọi là "Năm châu Phi".
B. Năm 1962, Angiêri được công nhận độc lập.
C. Năm 1994, Nen-xorn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên.
D. Tháng 11-1975, Cộng hòa nhân dân Angôla ra đời.
- Câu 153 : Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nenxơn Manđêla?
A. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân.
B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Angiêri.
C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Anggôla.
D. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
- Câu 154 : Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX nhiều nước Mĩ Latinh đã thoát khỏi sự lệ thuộc của Tây Ban Nha nhưng lại rơi vào vòng lệ thuộc của nước nào?
A. Thực dân Anh.
B. Đế quốc Mĩ.
C. Thực dân Pháp.
D. Đế quốc Nhật.
- Câu 155 : Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ Latinh diễn ra dưới hình thức nào?
A. Bãi công của công nhân.
B. Đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh vũ trang.
D. Sự nổi dậy của người dân.
- Câu 156 : Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu-ba?
A. Cuộc đổ bộ của tàu "Granma" lên đất Cu-ba (1956).
B. Cuộc tấn công vào trại lính Môncađa (26-7-1953).
C. Nghĩa quân Cu-ba mở cuộc tấn công (1958).
D. Nghĩa quân Cu-ba chiếm lĩnh thủ đô Lahabana (1-1-1959).
- Câu 157 : Các quốc gia ở châu Phi giành được độc lập trong những năm 1952 -1958 là
A. Angiêri, Tuynidi, Marốc.
B. Xuđăng, Gana, Ghinê.
C. Angiêri, Tuynidi, Marốc, Xuđăng. Gana, Ghinê.
D. Angiêri, Tuynidi, Marốc, Xuđăng.
- Câu 158 : Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man ở Nam Phi là
A. chính quyền Nam Phi trao trả độc lập cho Namibia.
B. thắng lợi của cuộc bầu cử đa chủng tộc ở Nam Phi năm 1994.
C. Nam Phi từ bỏ chế độ phân biệt chủng tộc năm 1990.
D. Nam Phi đã đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
- Câu 159 : Năm 1975, nhân dân Ănggôla và Môdămbích giành độc lập từ kẻ thù nào?
A.Tây Ban Nha.
B. Bồ Đào Nha.
C. Thực dân Anh.
D. Thực dân Pháp.
- Câu 160 : Một trong những đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. hầu hết đều giành được độc lập.
B. hầu hết đều dùng vũ trang khởi nghĩa.
C. hầu hết đều giành được chính quyền bằng đấu tranh chính trị.
D. một số nước giành được độc lập.
- Câu 161 : Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra dưới nhiều hình thức và phương pháp phong phú, chủ yếu là
A. đấu tranh chính trị.
B. đấu tranh vũ trang,
C. thuyết phục.
D. đấu tranh ngoại giao.
- Câu 162 : Đên giữa những năm 70 của thế kỉ XX, các quốc gia nào ở châu Phi được đánh giá là điển hình của phong trào giải phóng dân tộc ở châu lục này?
A. Angiêri, Tuynidi, Marốc.
B. Nam Phi, Tuynidi.
C. Môdămbích, Ănggôla.
D. Côngô, Ănggôla.
- Câu 163 : Góp phần trong việc cổ vũ nhân dân châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, đó là ý nghĩa phong trào đấu tranh của các nước nào ở châu Phi?
A. Angiêri, Tuynidi, Marốc, Xuđăng.
B. Nam Phi, Tuynidi, Ăngôla.
C. Ghinê, Môdămbích, Ănggôla.
D. Cônggô, Ăngôla, Môdămbích.
- Câu 164 : Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị tan rã từ khi
A. cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Angiêri thắng lợi.
B. cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha của nhân dân Ănggôla, Môdămbích giành thắng lợi.
C. mười bảy nước ở châu Phi giành được độc lập.
D. Nam Phi giành được độc lập.
- Câu 165 : Đặc điểm nổi bật của tình hình khu vực Mĩ Latinh những năm đầu thế kỉ XX là
A. nhiều nước ở khu vực Mĩ Latinh giành độc lập.
B. khu vực Mĩ Latinh vẫn nằm trong “sân sau êm đềm” của Mĩ.
C. khu vực Mĩ Latinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
D. cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới giành được thắng lợi bước đầu.
- Câu 166 : Những năm 60 của thế kỉ XX, Mĩ thực hiện chiêu bài gì để lôi kéo các nước ở khu vực Mĩ Latinh?
A. Đề xướng tư tưởng “châu Mĩ của người châu Mĩ’.
B. Thành lập tổ chức “Liên minh vì tiến bộ”
C. Đề cao vấn đề nhân quyền và dân quyền.
D. Đề cao sức mạnh kinh tế và ngoại giao của Mĩ.
- Câu 167 : Yếu tố nào không phải là nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả cả trong và ngoài nước.
B. Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế.
C. Chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Mĩ Rugiơven đã phát huy tác dụng trên thực tế.
D. Mĩ đã có sự điều chỉnh về cơ cấu sản xuất, đổi mới kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động.
- Câu 168 : Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.
B. tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
D. tập trung sản xuất và tư bản cao.
- Câu 169 : Nhận định nào dưới đây về thành tựu khoa học - kĩ thuật Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ II là sai?
A. Mĩ là nước tiên phong trong việc chế tạo công cụ sản xuất mới như máy tính điện tử, máy tự động.
B. Mĩ là nước tiên phong trong việc tìm ra những vật liệu mới như chất dẻo pôlime.
C. Mĩ là nước đầu tiên thực hiện thành công nhân bản vô tính trên loài cừu.
D. Mĩ là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo bay vào quỹ đạo Trái Đất.
- Câu 170 : Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã xuất hiện trung tâm kinh tế, tài chính nào?
A. Trung tâm kinh tế, tài chính Mĩ, Tây Âu.
B. Trung tâm kinh tế, tài chính Mĩ, Nhật Bản.
C. Trung tâm kinh tế, tài chính Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
D. Mĩ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.
- Câu 171 : Tên các vị Tổng thống nước Mĩ từ năm 1945 đến đầu những năm 70 là
A. Truman, Aixenhao, Kennơdi, Giônxom, Níchxon.
B. Rugioven, Aixenhao, Kennơđi, Giônxon, Níchxom.
C. Truman, Rigân, Giônxon, Níchxon, Pho.
D. Truman, Aixenhao, Giônxon, Níchxon, Pho.
- Câu 172 : Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu vào khoảng thời gian
A. những năm đầu thế kỉ XX.
B. giữa những năm 40 của thế kỉ XX.
C. sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918).
D. sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945).
- Câu 173 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tham vọng:
A. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Mĩ.
B. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở Mĩ Latinh, châu Á - Thái Bình Dương.
C. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở trên khắp toàn cầu.
D. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Âu.
- Câu 174 : Mục tiêu của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu” được áp dụng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.
B. khống chế, chi phối các nước tư bản chủ nghĩa khác
C. ra sức truy quét, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố.
D. khẳng định sức mạnh tuyệt đối của quân đội Mĩ trên toàn cầu.
- Câu 175 : Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành
A. cường quốc công nghiệp nặng.
B. cường quốc về buôn bán vũ khí.
C. trung tâm kinh tế thế giới.
D. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
- Câu 176 : Mĩ đã làm gì để thực hiện “Chiến lược toàn cầu” trong những năm 1945 - 1973?
A. Tạo áp lực quân sự, buộc các nước tư bản sau chiến tranh phải phục tùng Mĩ.
B. Cùng với Anh, Pháp chiến đấu bảo vệ hệ thống thuộc địa cũ trên thế giới.
C. Kêu gọi các nước tư bản đồng minh thiết lập nền thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở các nước thế giới thứ ba.
D. Phát động các nước tư bản chủ nghĩa tiến hành cuộc “Chiến tranh lạnh”, gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ, can thiệp vào nội bộ nhiều nước.
- Câu 177 : Nét nổi bật của tình hình xã hội Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. phúc lợi xã hội được nâng cao, khoảng cách giàu nghèo được rút ngắn.
B. mâu thuẫn giai cấp được điều hoà, tuy nhiên vấn đề sắc tộc lại trở thành một vấn nạn cho chính quyền Mĩ.
C. dân chủ dân quyền được đề cao, pháp luật nghiêm minh, công bằng.
D. mức sống người dân được nâng cao nhưng xã hội Mĩ vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội.
- Câu 178 : Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới.
B. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.
C. kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ổn định vì thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.
D. sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.
- Câu 179 : Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 70 là
A. kinh tế khá ổn định, tốc độ tăng trưởng cao.
B. khủng hoảng, suy thoái kéo dài.
C. Mĩ thất bại trong cuộc Chiến tranh ô tô với Nhật Bản.
D. Mĩ thất bại trong cuộc chạy đua với Nhật nhằm chiếm lĩnh thị trường châu Âu.
- Câu 180 : Một trong những nguyên nhân khiến Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” là
A. cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước đang đưa nhân loại đứng trước thảm họa chiến tranh hạt nhân.
B. phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước giành được thắng lợi lớn, âm mưu của Mĩ trong chiến lược toàn cầu đã thất bại.
C. Liên Xô và Mỹ cần ổn định, củng cố vị thế của mình.
D. chủ nghĩa xã hội đã từng bước sụp đổ ở Đông Âu.
- Câu 181 : Một thành tựu lớn của kinh tế Mĩ trong những năm 1945 - 1973 là một trong nhũng dấu hiệu chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp?
A. Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 40% sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
B. Công nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.
C. Kinh tế Mĩ chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
D. Sản lượng nông nghiệp Mĩ năm 1949 bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức và Nhật Bản.
- Câu 182 : Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tồng thống Mĩ là
A. chuẩn bị tiến hành "Chiến tranh tổng lực".
B. thực hiện "Chiến lược toàn cầu hoá".
C. xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.
D. thực hiện "chủ nghĩa lấp chỗ trống".
- Câu 183 : Một trong những nội dung của "Chiến lược toàn cầu hoá" của Mĩ là
A. ngăn chặn, đấy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước đồng minh.
B. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh của Mĩ.
C. thiết lập sự thống trị ở châu Âu.
D. thiết lập khối quân sự NATO.
- Câu 184 : Một trong những thành công của Mĩ trong chính sách đối ngoại là gì?
A. Thực hĩện nhiều chiến lược toàn cầu.
B. Lập được khối quân sự NATO.
C. Thực hiện được một số mưu đồ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
D. Lôi kéo được các nước Tây Âu trở thành đồng minh của Mĩ.
- Câu 185 : Lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí, đó là
A. thủ đoạn của Mĩ trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. mục tiêu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. một trong những nguyên nhân phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. phương thức kinh doanh của Mĩ.
- Câu 186 : Thành tựu chinh phục vũ trụ của Mĩ năm 1969 làm cho thế giới kinh ngạc là
A. phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
B. đưa nhà du hành vũ trụ bay vòng quanh Trái Đất.
C. đưa người lên Mặt Trăng.
D. đưa người lên Sao Hỏa.
- Câu 187 : Một trong các thủ đoạn của chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh.
B. thực hiện chiến lược toàn cầu.
C. thành lập khối quân sự NATO.
D. đưa ra Học thuyết Truman.
- Câu 188 : Chính sách đối ngoại qua các đời Tổng thống với mục tiêu bao trùm là
A. thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”.
B. tiêu diệt các nước lớn.
C. khống chế toàn thế giới.
D. đưa thế giới vào quỹ đạo của Mĩ.
- Câu 189 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới, nguyên nhân dưới đây gắn với chiến tranh
A. lãnh thổ Mĩ rộng lớn nên không bị ảnh hưởng của chiến tranh.
B. có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao nên các nước sợ Mĩ.
C. thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí.
D. nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại của thế giới nên sản xuất được nhiều vũ khí hiện đại.
- Câu 190 : Những thành tựu thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển, và có ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới là
A. nước đi đầu trong chế tạo công cụ sản xuất mới, vật liệu mới; năng lượng mới; sản xuất vũ khí; chinh phục vũ trụ và cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp.
B. nước đi đầu trong chế tạo vũ khí hạt nhân.
C. nước đi đầu trong việc thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới.
D. nước đi đầu trong các lĩnh vực khoa học vũ trụ.
- Câu 191 : Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã triển khai Chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới dựa vào
A. trong Chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ không bị thiệt hại.
B. trong Chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ không bị thiệt hại mà còn thu lợi nhuận.
C. tiềm lực về kinh tế, và quân sự to lớn sau chiến tranh.
D. nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao nên các nước sợ Mĩ.
- Câu 192 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã triển khai Chiến lược toàn cầu với tham vọng
A. ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
B. đàn áp phong trào chống chiến tranh, vì hoà bình, dân chủ trên thế giới
C. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
D. làm bá chủ thế giới.
- Câu 193 : Chiến lược toàn cầu của Mĩ nhằm thực hiện ba mục tiêu, mục tiêu gắn với sự đối đầu trực tiếp của cuộc Chiến tranh lạnh là
A. ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
B. đàn áp phong trào dhống chiến tranh, vì hoà bình, dân chủ trên thế giới
C. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
D. tất cả các mục tiêu trên.
- Câu 194 : Sau cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới (1973), khoa học - kĩ thuật Mĩ tiêp tục sự phát triển, nhưng ngày càng bị cạnh tranh ráo riết bởi
A. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Tây Âu, Nhật Bản.
C. Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc.
D. Tây Âu, Nhật Bản và các con rồng ở châu Á.
- Câu 195 : Sau khi bị thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam (1975), Mĩ vẫn tiếp tục
A. triển khai “Chiến lược toàn cầu” và theo đuổi "Chiến tranh lạnh".
B. tăng cường thành lập các khu phi quân sự ở các nước
C. chính thức tuyên bố chấm dứt "Chiến tranh lạnh".
D. thực hiện chính sách “Cam kết và mở rộng”.
- Câu 196 : Thập niên 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược
A. tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ.
B. "Cam kết và mở rộng".
C. bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu cao.
D. tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ.
- Câu 197 : Chiến lược "Cam kết và mở rộng" với ba trụ cột chính, trụ cột thể hiện tính xâm lược là
A. bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu cao.
B. tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ.
C. sử dụng khẩu hiệu "dân chủ" ở nước ngoài như một công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
D. can thiệp vào nội bộ các nước.
- Câu 198 : Tháng 3-1947, trong diễn văn đọc trước Quốc hội Mĩ, Tổng thống H. Truman đã công khai nêu
A. "sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản".
B. chiến lược toàn cầu của Mĩ nhằm thực hiện ba mục tiêu chủ yếu.
C. cần sớm ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
D. khẩn trương đàn áp phong trào vì hoà bình, dân chủ trên thế giới.
- Câu 199 : Khi Mĩ và Liên Xô điều chỉnh chính sách đối ngoại, quan hệ quốc tế diễn ra
A. xu hướng đối ngoại và hoà hoãn được hình thành trên thế giới.
B. xu hướng đối ngoại và hoà hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới
C. xu hướng đối đầu ngày càng giảm bớt trên thế giới.
D. xu hướng hoà hoãn đã bắt đầu xuất hiện trên thế giới.
- Câu 200 : Một trong những chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. triển khai Chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
B. ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
C. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
D. tiêu diệt phong trào dân chủ và thực hiện chính sách bá quyền.
- Câu 201 : Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho kinh tế Mĩ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Không bị chiến tranh tàn phá.
B. Được yên ổn sản xuất và bán được nhiều vũ khí.
C. Tập trung sản xuất và tư bản cao.
D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.
- Câu 202 : Từ giữa những năm 80 đến cuối thế kỉ XX, Mĩ và Liên Xô đã điều chỉnh chiến lược là
A. chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
B. chuyển từ đối thoại sang hợp tác.
C. chuyển từ đối lập sang đối đầu.
D. không can thiệp vào nội bộ các nước.
- Câu 203 : Nhìn chung chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000 là
A. thực hiện Chiến tranh lạnh.
B. luôn tranh chấp quốc tế.
C. luôn chạy đua vũ trang.
D. thực hiện Chiến lược toàn cầu.
- Câu 204 : Một trong ba trụ cột của chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ từ thập niên 90 thế kỉ XX là
A. sử dụng có hiệu quả vũ khí ở nước ngoài.
B. sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” ở nước ngoài để can thiệp vào nội bộ các nước.
C. thiết lập các đồng minh mới.
D. tăng cường xâm lược các nước nhỏ.
- Câu 205 : Trong các đời Tổng thống của Mĩ từ Truman đến B. Clinton đều đeo đuổi chính sách đối ngoại nào?
A. Gây cuộc Chiến tranh lạnh.
B. Chiến lược toàn cầu.
C. Mở rộng lãnh thổ ra các nước.
D. Bành trướng.
- Câu 206 : Chiến lược toàn cầu của Mĩ bị thất bại bởi thắng lợi của cuộc cách mạng nào ở Đông Nam Á?
A. Inđônêxia.
B. Thái Lan.
C. Trung Quốc.
D. Việt Nam.
- Câu 207 : Các nước Tây Âu và Nhật Bản học tập được gì trong sự phát triển kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Gây chiến tranh để làm giàu.
B. Khi có chiến tranh, không nên tham chiến.
C. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới.
D. Xúi gục các nước gây chiến tranh để bán vũ khí.
- Câu 208 : Đến khoảng năm 1950, nền kinh tế của hầu hết các nước tư bản Tây Âu đã cơ bản phục hồi, đạt mức trước chiến tranh, nhờ
A. sự cố gắng của Tây Âu và viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ "Kế hoạch Mácsan".
B. Tây Âu đã tham gia khối quân sự NATO do Mĩ đứng đầu.
C. viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ "Kế hoạch Mácsan".
D. sự nỗ lực cố gắng từng bước của Tây Âu.
- Câu 209 : Nền kinh tế của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu đều có sự phát triển nhanh vào thời điểm nào?
A. Từ đầu thập niên 70 trở đi.
B. Từ thập niên 50 đến đầu những năm 70.
C. Từ cuối thập niên 70 đến đầu thập niên 80.
D. khoảng năm 1950.
- Câu 210 : Nhật Bản đã tiến hành cải cách ruộng đất như thế nào?
A. Địa chủ chỉ được giữ lại 3 ha ruộng đất, số còn lại Chính phủ chia cho nông dân.
B. Chính phủ lấy toàn bộ ruộng đất của địa chủ đem bán cho nông dân với giá rẻ.
C. Địa chủ chỉ được giữ lại 3 ha ruộng đất, số còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân.
D. Chính phủ lấy toàn bộ ruộng đất của địa chủ, đất bỏ hoang chia cho nông dân.
- Câu 211 : Giai đoạn 1945 - 1950, tình hình Nhật Bản và các nước Tây Âu có gì đặc biệt?
A. Bị chiến tranh tàn phá, kinh tế suy sụp nghiêm trọng.
B. Nền kinh tế các nước phát triển chậm chạp, khủng hoảng kinh tế kéo dài.
C. Dựa vào viện trợ của Mĩ, các nước dần phục hồi nền kinh tế ngang bằng trước chiến tranh.
D. Nền kinh tế bước vào thời kì phục hưng mạnh mẽ nhất.
- Câu 212 : Chính sách đối ngoại của các nước tư bản Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. nỗ lực mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại.
B. thực hiện chính sách đối ngoại “láng giềng thân thiện”.
C. tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ, mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại.
D. thực hiện chính sách đối ngoại trung lập.
- Câu 213 : Nhật Bản đã tận dụng những yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế sau chiến tranh là
A. chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.
B. thị trường nguyên liệu, nhân công lao động rẻ ở khu vực Đông Nam Á.
C. nguồn viện trợ quỹ ODA.
D. chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam.
- Câu 214 : Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Mở rộng phát triển kinh tế bằng cách đẩy mạnh phát triển quân sự ra các nước.
B. Kí Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật để tận dụng nguồn vốn của Mĩ.
C. Cạnh tranh gay gắt với nền kinh tế của Mĩ và Tây Âu.
D. Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế khắp mọi nơi, đặc biệt là ở Đông Nam Á.
- Câu 215 : Từ nửa sau những năm 70, chính sách đối ngoại của Nhật Bản có điểm gì mới?
A. Tăng cường mối quan hệ hợp tác Nhật Bản - Liên Xô trên mọi lĩnh vực.
B. Tăng cường mối quan hệ hợp tác Nhật Bản - Ấn Độ trên mọi lĩnh vực.
C. Tăng cường mối quan hệ hợp tác Nhật Bản - Đông Nam Á, tổ chức ASEAN trên mọi lĩnh vực.
D. Tăng cường mối quan hệ họp tác Nhật Bản - Trung Quốc trên mọi lĩnh vực.
- Câu 216 : Biện pháp nào của Chính phủ Nhật Bản nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Coi trọng giáo dục vì "con người là công nghệ cao nhất".
B. Đầu tư lớn cho việc xây dựng và phát triển kinh tế.
C. Tận dụng cơ hội từ bên ngoài để nhập kĩ thuật hiện đại.
D. Ra sức chạy đua về công nghệ cao với Mĩ.
- Câu 217 : Một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả Mĩ lẫn Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. nhận được nguồn viện trợ lớn từ các nước Tây Âu.
B. vai trò lãnh đạo quản lí của Nhà nước
C. điều kiện tự nhiên ưu đãi.
D. thị trường được mở rộng.
- Câu 218 : Nhận định nào dưới đây về Nhật Bản ngày nay là không đúng?
A. Nhật Bản là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
B. Nhật Bản là một cường quốc hạt nhân.
C. Nhật Bản là một nước có công nghệ sản xuất xe hơi phát triển mạnh.
D. Nhật Bản là một trong những nước có ngành khoa học vũ trụ phát triển.
- Câu 219 : Định hướng phát triển của khoa học - kỹ thuật Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. tập trung vào lĩnh vực sản xuất, ứng dụng dân dụng.
B. tập trung vào phát triển công nghiệp quân sự.
C. tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chinh phục vũ trụ.
D. tập trung vào nghiên cứu khắc phục tình trạng khan hiếm tài nguyên.
- Câu 220 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp khó khăn lớn nhất là
A. bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.
B. bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.
C. nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.
D. bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
- Câu 221 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản có khó khăn gì mà các nước tư bản Đồng minh chống phát xít không có?
A. Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh.
B. Là nước bại trận, nước Nhật mất hết thuộc địa.
C. Thiếu thốn lương thực, thực phẩm.
D. Phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ.
- Câu 222 : Sang những năm 50 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật phát triển được do nguyên nhân cơ bản nào?
A. Nhờ những đơn đặt hàng của Mĩ khi Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Việt Nam.
B. Nhật áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật.
C. Vươn lên cạnh tranh với Tây Âu.
D. "Luồn lách" xâm nhập thị trường các nước.
- Câu 223 : Sự phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian nào?
A. Những năm 50 của thế kỉ XX.
B. Những năm 60 của thế kỉ XX.
C. Những năm 70 của thế kỉ XX.
D. Những năm 80 của thế kỉ XX.
- Câu 224 : Trong thời kì bị chiếm đóng (1945 - 1952), Nhật Bản thực hiện ba cuộc cải cách lớn, cải cách liên quan đến lao động là
A. thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, trước hết là giải tán các "Daibátxư".
B. cải cách ruộng đất.
C. dân chủ hoá lao động.
D. tất cả các cải cách trên.
- Câu 225 : Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới nhờ yếu tố khách quan nào?
A. Con người được coi là vốn quý nhất, đồng thời là "công nghệ cao nhất".
B. Nhà nước Nhật đã quản lý kinh tế một cách hiệu quả.
C. Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt.
D. Biết tận dụng các yếu tố bên ngoài để làm giàu.
- Câu 226 : Ở Nhật Bản, yếu tố con người được đánh giá là
A. vốn quý nhất, đồng thời là "công nghệ cao nhất"..
B. nhân tố quyết định mọi thành công của đất nước
C. trung tâm của mọi hoạt động kinh tế.
D. có vai trò rất lớn trong việc phát triển nền kinh tế ở tầm vĩ mô
- Câu 227 : Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mĩ.
B. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C. liên minh chặt chẽ với Mĩ, bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
D. liên minh chặt chẽ với Tây Âu, bình thường hoá quan hệ với Mĩ.
- Câu 228 : Các quan hệ hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản với các nước NICs và ASEAN tiếp tục gia tăng với tốc độ ngày càng mạnh mẽ vào thời điểm
A. từ đầu thập niên 70 đến nay.
B. từ đầu thập niên 60 đến nay.
C. từ đầu thập niên 80 đến nay.
D. từ đầu thập niên 90 đến nay.
- Câu 229 : “Học thuyết Kaiphu” do Thủ tướng Kaiphu của Nhật đưa ra năm 1991 có nội dung là
A. sự phát triển tiếp tục học tuyết Phucưđa trong điều kiện lịch sử mới.
B. củng cố mối quan hệ với các nước Đông Nam Á trong các lĩnh vực kinh tế.
C. bạn hàng bình đẳng của các nước ASEAN.
D. phát triển kinh tế Nhật Bản theo kiểu Tây Âu.
- Câu 230 : Coi trọng quan hệ với Tây Âu và mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác khác trên phạm vi toàn cầu. Đó là chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời gian nào?
A. Từ năm 1945 đến năm 1950.
B. Từ năm 1950 đến năm 1960.
C. Từ năm 1973 đến năm 1991.
D. Từ năm 1991 đến năm 2000.
- Câu 231 : Trong sự phát triển "thần kì " của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?
A. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.
B. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học - kĩ thuật.
C. "Len lách" xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ.
D. Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản.
- Câu 232 : Để phát triển khoa học kĩ thuật, ở Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác?
A. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật.
B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.
C. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.
D. Coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài.
- Câu 233 : Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản như thế nào?
A. Tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.
B. Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới.
C. Lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài.
D. Nước có nền kinh tế phát triển nhất.
- Câu 234 : Nhật kí kết Hiệp ước hoà bình Xan Phranxicô (9-1951), thể hiện điều gì?
A. Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. Nhật Bản đã kết thúc chế độ chiếm đóng của Đồng minh.
C. Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ.
D. Nhật bản đã chấp nhận để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thô Nhật Bản.
- Câu 235 : Mốc đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản được thể hiện
A. Nhật kí kết Hiệp ước hoà bình Xan Phranxicô (9-1951).
B. sự ra đời của “Học thuyết Phucưđa” tháng 8- 1977.
C. Nhật Bản coi trọng quan hệ Nhật - Việt Nam.
D. Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 21-9-1973.
- Câu 236 : Sự ra đời của học thuyết Phucưđa tháng 8-1977,’Nhật vẫn coi trọng
A. mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước châu Á.
B. quan hệ với Tây Âu và và các nước ở châu Á.
C. quan hệ Nhật - Mĩ, Nhật - Tây Âu.
D. mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác khác trên phạm vi toàn cầu.
- Câu 237 : Khi Nhật Bản trở về châu Á, Nhật vẫn còn coi trọng quan hệ với
A. Mĩ và Tây Âu.
B. Nga và Trung Quốc.
C. Hàn Quốc và Ấn Độ.
D. Việt Nam và Mông Cổ.
- Câu 238 : Nền tảng cho quan hệ hai nước Mĩ - Nhật được thực hiện bằng sự kiện
A. Mĩ, Nhật kí Hiệp ước hòa bình Xan Phranxicô.
B. Mĩ, Nhật kí Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.
C. Nhật Bản trở thành thành viên của Liên hợp quốc.
D. Nhật Bản đứng về phía Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Câu 239 : Nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật, Tây Âu là
A. biết sử dụng nguồn lực con người để phát triển kinh tế.
B. biết sử dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật để phát triển kinh tế.
C. biết khai thác nguồn tài nguyên, thiên nhiên để phát triển kinh tế.
D. tận dụng các nguồn lực bên ngoài.
- Câu 240 : Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật kí năm 1951 có giá trị bao lâu?
A. Mười năm, sau đó có giá trị vĩnh viễn.
B. Hai mươi năm, sau đó có giá trị vĩnh viễn
C. Có giá trị đến năm 1973.
D. Có giá trị đến khi nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển.
- Câu 241 : Một trong những nội dung của học thuyết Phucưđa của Nhật Bản là
A. tiếp tục liên minh với Mĩ.
B. bạn hàng bình đang của các nước ASEAN
C. thiết lập quan hệ với Tây Âu.
D. mở rộng quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
- Câu 242 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản phải liên minh chặt chẽ với Mĩ vì
A. Nhật Bản dựa vào “viện trợ” của Mĩ để khôi phục và phát triển kinh tế.
B. Nhật Bản không muốn gây chiến tranh với Mĩ.
C. Nhật Bản muốn ổn định đất nước.
D. Nhật Bản trở thành nước lệ thuộc Mĩ.
- Câu 243 : Chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì Chiến tranh lạnh về cơ bản là
A. người châu Á trở về châu Á.
B. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C. liên minh chặt chẽ với Mĩ và Tây Âu.
D. thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
- Câu 244 : Cơ sở nào để đến năm 1952, nước Nhật chấm dứt việc chiếm đóng của Đồng minh?
A. Kí kết Hiệp ước hoà bình Xan Phranxicô.
B. Kí hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật
C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
D. Dùng lực lượng quân Mĩ để khống chế Đồng minh.
- Câu 245 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thái độ của các nước tư bản Tây Âu về vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa như thế nào?
A. Đa số ủng hộ việc công nhận nền độc lập của các nước thuộc địa.
B. Tìm cách thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới đối với các nước thế giới thứ ba.
C. Tìm cách thiết lập trở lại chủ quyền trên các thuộc địa của mình trước đây.
D. Ủng hộ việc công nhận quyền tự trị của các thuộc địa.
- Câu 246 : Mục đích của Mĩ trong "Kế hoạch Mácsan" đối với Tây Âu là
A. giúp đỡ các nước tư bản trên thế giới phục hồi lại nền kinh tế sau chiến tranh.
B. củng cố sức mạnh của hệ thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới.
C. phục hồi sức mạnh quân sự Đức, biến Đức trở thành một tiền đồn chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản từ Đông sang Tây.
D. thông qua viện trợ kinh tế để xác lập ảnh hưởng, sự khống chế của Mĩ đối với các nước tư bản đồng minh.
- Câu 247 : Một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển mạnh của kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ năm 1950 đến năm 1973 là
A. tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào.
B. sự hợp tác có hiệu quả giữa các quốc gia với các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực.
C. tranh thủ được nguồn viện trợ lớn từ bên ngoài.
D. vai trò quan trọng của nhà nước trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Câu 248 : Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1950 - 1973 là
A. tích cực đấu tranh hạn chế ảnh hưởng của Mĩ ở Tây Âu.
B. Tây Âu thống nhất mục tiêu xây dựng EU thành mái nhà chung châu Âu.
C. Tây Âu tranh thủ được giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba để phát triển kinh tế trong nước.
D. nỗ lực thiết lập trở lại ách thống trị ở các thuộc địa cũ đã bị mất trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Câu 249 : Ý nào dưới đây đúng khi nói về sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu giai đoạn 1973 - 1991?
A. Nền kinh tế của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu đều có sự phát triển nhanh.
B. Tây Âu luôn gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ phía Mĩ, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs).
C. Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
D. Câu B và C đúng.
- Câu 250 : Nét nổi bật của tình hình Tây Âu từ năm 1991 đến năm 2000 là
A. trải qua một cơn suy thoái ngắn, kinh tế Tây Âu đã phục hồi và phát triển trở lại.
B. chính trị cơ bản ổn định.
C. các nước đều có sự điều chỉnh quan trọng về đường lối đối ngoại cho phù hợp với tình hình mới.
D. tất cả các ý trên.
- Câu 251 : Sự điều chỉnh đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau năm 1991 xuất phát từ bối cảnh lịch sử như thế nào?
A. Sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc.
B. Cuộc các mạng khoa học - kĩ thuật lần hai đã bắt đầu.
C. Sự trỗi dậy của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
D. "Chiến tranh lạnh" kết thúc, Trật tự hai cực Ianta hoàn toàn tan rã.
- Câu 252 : Ngày 18-4-1951, sáu nước Tây Âu đã thành lập "Cộng đồng than - thép châu Âu" (ECSC) nhằm
A. tập trung sản xuất và tiêu thụ than, thép của các nước thành viên.
B. phối hợp đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ than, thép của các nước thành viên
C. thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu".
D. chuẩn bị thành lập Liên minh châu Âu.
- Câu 253 : Từ năm 1950 đến năm 1970, ngoài việc liên minh chặt chẽ với Mĩ, các nước Tây Âu còn thực hiện chính sách đối ngoại là
A. trở về các nước châu Á.
B. thân Nhật Bản.
C. thân Trung Quốc.
D. đa dạng hoá, đa phương hoá.
- Câu 254 : Các thành viên đầu tiên của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) gồm
A. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan.
B. Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha.
C. Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua.
D. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Bồ Đào Nha.
- Câu 255 : Năm 1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua) thành lập
A. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
B. Công đồng châu Âu (EC).
C. Cộng đồng than - thép châu Âu.
D. Liên minh châu Âu.
- Câu 256 : Năm 1994, những nước nào tham gia vào Liên minh châu Âu?
A. Hà Lan, Bỉ, Pháp.
B. Anh, Pháp, Đức.
C. Áo, Phần Lan, Thụy Sỹ.
D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
- Câu 257 : (EU) là chữ viết tắt của
A. Cộng đồng than - thép châu Âu.
B. Liên minh châu Âu.
C. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
D. Cộng đồng liên kết châu Âu.
- Câu 258 : Năm 1957, sáu nước châu Âu kí Hiệp ước Rô-ma thành lập
A. Cộng đồng than - thép châu Âu.
B. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
C. Liên minh châu Âu.
D. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
- Câu 259 : Ngay từ khi mới thành lập, Liên minh châu Âu có tên gọi là gì?
A. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
B. Cộng đồng than - thép châu Âu.
C. Cộng đồng các quốc gia độc lập.
D. Hiệp hội các nước EU.
- Câu 260 : Nguyên nhân phát triển kinh tế của Pháp từ năm 1950 đến năm 1973
A. Nhờ thu lợi nhuận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Nhờ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.
C. Giá nhập nguyên liệu từ các nước Tây Âu rẻ.
D. Nhờ nhận viện trợ kinh tế từ Mĩ theo "Kế hoạch Mácsan".
- Câu 261 : Ngày 27-6-2012, Việt Nam và EU, đã ký chính thức
A. “Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện” (PCA).
B. “Hiệp định khung hợp tác Việt Nam - EC”.
C. Hiệp định thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
D. Hiệp ước bình thường hoá quan hệ ngoại giao.
- Câu 262 : Các nước Tây Âu phát triển kinh tế nhanh là do nhiều yếu tố, yếu tố nào dưới đây mang tính thời đại?
A. Áp dụng thành công các thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
B. Nhà nước đóng vai trò lớn trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.
C. Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển.
D. Sự nỗ lực lao động của các tầng lớp nhân dân.
- Câu 263 : Trong năm 1991, ở Tây Âu diễn ra sự kiện đáng nhớ là
A. 12 nước thành viên EC đã kí hiệp ước.
B. hai nước Đức kí “Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức”.
C. Tây Âu luôn gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ phía Mĩ, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs).
D. tất cả các sự kiện trên là đúng.
- Câu 264 : Liên minh châu Âu (EU) ra đời đã trở thành tổ chức liên kết
A. kinh tế lớn nhất hành tinh.
B. kinh tế, khoa học - kỹ thuật lớn nhất hành tinh
C. kinh tế, chính trị, xã hội lớn nhất hành tinh.
D. chính trị - kinh tế vào hàng lớn nhất hành tinh.
- Câu 265 : Từ năm 1945 đến năm 1950, nhiều nước ở Tây Âu lần lượt gia nhập
A. Liên minh EU.
B. khối quân sự NATO
C. khối Vácsava.
D. khối CENTO.
- Câu 266 : Tình hình châu Âu như thế nào sau khi khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời vào tháng 4-1949?\
A. Ổn định và có điều kiện để phát triển.
B. Có sự đối đầu gay gắt giữa các nước với nhau.
C. Căng thẳng dẫn đến sự chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự.
D. Dễ xảy ra một cuộc chiến tranh mới.
- Câu 267 : Lí do chủ yếu khiến Mĩ và các nước phương Tây dồn sức "viện trợ" cho Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh
A. để thúc đẩy quá trình hòa bình hoá nước Đức.
B. để Tây Đức có ưu thế so với Đông Đức.
C. biến Tây Đức thành một "lực lượng xung kích" của khối NATO, chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
D. lôi kéo Tây Đức gia nhập khối NATO.
- Câu 268 : Tiền thân của Liên minh châu Âu là
A. "Cộng đồng than - thép châu Âu".
B. "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu"
C. "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC).
D. "Cộng đồng châu Âu" (EC).
- Câu 269 : Một trong những chính sách đối ngoại của Tây Âu trong những năm 1991 -2000 là
A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mĩ Latinh.
C. liên minh chặt chẽ với Nhật Bản.
D. mở rộng quan hệ với các nước ở châu Á.
- Câu 270 : Một trong những chính sách đối ngoại của Tây Âu trong thời kì Chiến tranh lạnh là
A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. mở rộng quan hệ với các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
C. mở rộng quan hệ với các nước châu Á.
D. liên minh với Nhật Bản và Trung Quốc.
- Câu 271 : Từ Cộng đồng kinh tế châu Âu (1957) đến năm 1969 trở thành
A. Cộng đồng châu Âu.
B. Liên minh châu Âu.
C. Cộng đồng than - thép châu Âu.
D. Khối thị trường chung châu Âu.
- Câu 272 : Năm 1949, Tây Đức và Đông Đức trở thành điểm đối đầu ở châu Âu giữa
A. Anh, Pháp Mĩ với Liên Xô và Đông Âu.
B. hai cực Xô - Mĩ.
C. Tây Đức và Đông Đức.
D. tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
- Câu 273 : Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của Cộng đồng châu Âu (EC), đó là một trong những
A. mục tiêu của Liên minh châu Âu.
B. nguyên tắc của Liên minh châu Âu.
C. thành tựu của Liên minh châu Âu.
D. nguyên nhân phát triển kinh tế của Tây Âu.
- Câu 274 : Những nước nào gia nhập Liên minh châu Âu cuối cùng để nâng EU lên 25 nước?
A. Hi Lạp, Tây Ban Nha.
B. Anh, Alien
C. Mười nước ở Đông Âu.
D. Phần Lan, Áo.
- Câu 275 : Liên minh châu Âu kết hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực gì?
A. Kinh tế, văn hoá.
B. Kinh tế, tiền tệ.
C. Kinh tế, quân sự.
D. Kinh tế, tiền tệ, chính trị.
- Câu 276 : Ý nghĩa tích cực và bao quát nhất của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) thành lập từ năm 1957 là
A. tạo ra một cộng đồng kinh tế và một thị trường chung ở châu Âu để phát triển mạnh về kinh tế và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.
B. để có điều kiện cạnh tranh về kinh tế và thương mại đối với Mĩ và Tây Âu.
C. để đi đến thống nhất chính sách đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng.
D. để có điều kiện phát hành đồng tiền chung châu Âu..
- Câu 277 : Năm 1975, từ 6 nước, Cộng đồng kinh tế châu Âu tăng lên thành 9 nước với sự gia nhập của
A. Anh, Alien, Đan Mạch.
B. Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
C. Tây Đức, Italia, Bồ Đào Nha.
D. Anh, Phần Lan, Thụy Điển.
- Câu 278 : Cộng đồng kinh tế châu Âu từ mười nước lên đến mười hai nước, với sự gia nhập của các nước nào?
A. Thụy Điển, Phần Lan.
B. Ai-len, Áo.
C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
D. Anh, Bồ Đào Nha.
- Câu 279 : Liên minh châu Âu ra đời trước tổ chức ASEAN bao nhiêu năm?
A. 12 năm.
B. 10 năm.
C. 15 năm.
D. 8 năm.
- Câu 280 : Năm 1949, khi Mĩ thành lập khối NATO đã lôi kéo các nước nào ở Tây Âu tham gia?
A. Anh, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan.
B. Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ.
C. Tây Đức, Italia, Anh, Pháp.
D. Anh, Pháp, Tây Đức, Lúcxămbua, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan.
- Câu 281 : Trong cuộc Chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ để đối đầu với
A. các nước thuộc địa.
B. Liên Xô cả các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Đức, Italia, Nhật Bản.
D. các nước Đông Âu.
- Câu 282 : Đặc điểm của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. có sự phân tuyến triệt để, mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
B. diễn ra sự đối đầu quyết liệt giữa các đế quốc lớn nhằm tranh giành thị trường và phạm vị ảnh hưởng.
C. các nước tư bản thắng trận đang xác lập vai trò lãnh đạo thế giới, nô dịch các nước bại trận.
D. có sự đối đầu căng thẳng, mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
- Câu 283 : Chiến tranh lạnh" ra đời được đánh dấu bằng sự kiện
A. sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (8-1945).
B. sau khi các nước Đông Âu tuyên bố hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội (1949).
C. khi Tổng thống Truman đọc diễn văn trước Quốc hội Mĩ, kêu gọi đẩy mạnh hoạt động chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, "bảo vệ thế giới tự do" (3-1947).
D. Mĩ đưa ra "Kế hoạch Mácsan", được các nước tư bản phương Tây chấp thuận (6-1947).
- Câu 284 : Điều gì đã không xảy ra trong quá trình diễn biến của "Chiến tranh lạnh"?
A. Không có những mâu thuẫn, bất đồng trên lĩnh vực chính trị giữa Liên Xô và Tây Âu.
B. Những mâu thuẫn sâu sắc trên lĩnh vực kinh tế giữa Liên Xô và Tây Âu.
C. Những đối lập, mâu thuẫn giữa các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hoá.
D. Những cuộc xung đột trực tiếp bang quân sự giữa Liên Xô và Mĩ.
- Câu 285 : Diễn biến nào dưới dây không phải là hệ quả của "Kế hoạch Mácsan"?
A. Các nước Tây Âu đã từng bước phục hồi kinh tế sau chiến tranh.
B. Mĩ đã thành công trong việc lôi kéo, khống chế các nước tư bản Đồng minh.
C. Các nước Tây Âu từng bước vượt qua được khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
D. Giữa các nước Tây Âu và Đông Âu có sự phân chia, đối lập về kinh tế và chính trị.
- Câu 286 : Liên Xô và Mĩ trở thành hai thế lực đối đầu nhau rồi đi đến “Chiến tranh lạnh” vào thời điểm
A. trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. sau Chiến tranh lạnh.
- Câu 287 : Tháng 6-1947, diễn ra sự kiện gì ở Mĩ có liên quan đến các nước Tây Âu?
A. Mĩ thành lập khối quân sự NATO.
B. Mĩ thành lập khối CENTO
C. Mĩ thành lập khối SEATO.
D. Mĩ đề ra “Kế hoạch Mácsan”.
- Câu 288 : Sự hình thành các liên minh NATO ở châu Âu, CENTO ở Trung Cận Đông, tổ chức Hiệp ước Vácsava ở Đông Âu... trong những thập niên sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh điều gì?
A. Liên kết khu vực đang là một xu thế của thế giới.
B. Nỗ lực của các quốc gia đề ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mới.
C. Sự đối đầu quyết liệt giữa hai cực trong Trật tự Ianta.
D. Chiến lược toàn cầu, xác lập vai trò lãnh đạo thế giới của Mĩ đã thất bại.
- Câu 289 : Tình hình thế giới trong thời kì "Chiến tranh lạnh" là
A. luôn ở trong tình trạng đối đầu căng thẳng giữa các nước tư bản phát triển với các nước kém phát triển.
B. các cuộc chiến tranh bằng vũ khí thông thường từng bước được hạn chế.
C. các nước chạy đua vũ trang, kho vũ khí hạt nhân ngày càng nhiều.
D. các nước đang đứng trước nguy cơ chiến tranh thế giới mới.
- Câu 290 : Hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược Liên Xô và Mĩ kí vào thời gian nào?
A. Vào ngày 26-5-1972.
B. Vào ngày 25-6-1974.
C. Vào ngày 15-5-1972.
D. Vào ngày 26-3-1973.
- Câu 291 : Đầu tháng 8-1975, 35 nước châu Âu cùng với những nước nào kí kết Định ước Henxinki?
A. Mĩ và Liên Xô.
B. Mĩ và Pháp,
C. Mĩ và Anh.
D. Mĩ và Canada.
- Câu 292 : Đầu tháng 12-1989, cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và Tổng thống Mĩ Busơ diễn ra ở đâu?
A. Ở Luân Đôn (Anh).
B. Ở Ianta (Liên Xô),
C. Ở Manta (Địa Trung Hải).
D. Ở Oasinhtơn (Mĩ).
- Câu 293 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô thực hiện mục tiêu chiến lược
A. chủ trương duy trì hòa bình an ninh thế giới.
B. ra sức chống phá Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa.
C. thực hiện chiến lược đối thoại lâu dài với Mĩ và Tây Âu.
D. sẵn sàng ứng phó với mọi âm mưu và hành động của Mĩ.
- Câu 294 : Năm 1973, đánh dấu một sự kiện to lớn trong lịch sử thế giới, đó là
A. của cuộc Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
B. các nước tư bản rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng
C. cuộc khủng hoảng năng lượng toàn thế giới.
D. các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đối lập nhau.
- Câu 295 : Trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xu hướng hòa hoãn Đông - Tây đã xuất hiện gắn với sự kiện
A. Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
B. Khối NATO và tổ chức Hiệp ước Vácsava giải thể.
C. những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô - Mĩ vào đầu những năm 70.
D. Liên Xô và Mĩ giải trừ vũ khí hạt nhân.
- Câu 296 : Điểm giống nhau giữa chiến tranh chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1946 - 1954) và chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) là
A. những cuộc chiến tranh dài ngày, khốc liệt.
B. những cuộc chiến tranh chổng lại chủ nghĩa thực dân cũ.
C. những cuộc chiến tranh mà mỗi bên tham chiến đều chịu tác động mạnh mẽ của hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
D. những cuộc chiến tranh của 2 dân tộc chống lại chủ nghĩa thực dân mới, vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
- Câu 297 : Sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị và quân sự giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa được tạo nên bởi
A. Học thuyết Truman của Mĩ.
B. "Kế hoạch Mácsan" và sự ra đời của Khối quân sự NATO
C. Chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ.
D. Sự thành lập Khối quân sự NATO.
- Câu 298 : Sự kiện chứng tỏ rằng đã đến lúc Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới là
A. Mĩ thông qua "Kế hoạch Mácsan".
B. "Kế hoạch Mácsan" và sự ra đời của khối quân sự NATO.
C. Sự ra đời của Tổ chức quân sự NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
D. Sự ra đời và hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
- Câu 299 : Hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược Liên Xô và Mĩ ký vào năm 1972 gọi tắt là
A. SALT-1.
B. SALT-2.
C. ABM.
D. ACM.
- Câu 300 : Đầu tháng 8-1975, 35 nước châu Âu cùng với những nước nào ký kết Định ước Henxinki?
A. Cùng với Mĩ và Liên Xô.
B. Cùng với Mĩ và Pháp
C. Cùng với Mĩ và Ca-na-đa.
D. Cùng với Mĩ và Anh.
- Câu 301 : Trong cuộc gặp gỡ không chính thức của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và Tổng thống Mĩ G. Bush đầu tháng 12-1989 đã cùng tuyên bố
A. chấm dứt việc chạy đua vũ trang.
B. hạn chế vũ khí hạt nhân hủy diệt
C. chấm dứt Chiến tranh lạnh.
D. giữ gìn hòa bình, an ninh cho nhân loại.
- Câu 302 : Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, tập trung vào phát triển kinh tế diễn ra vào thời điểm
A. sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. sau Chiến tranh lạnh.
C. sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.
D. khi Chiến tranh lạnh đang diễn ra.
- Câu 303 : Sự kiện nào dưới đây là tiền đề đưa đến chấm dứt Chiến tranh lạnh?
A. Cuộc gặp gỡ, thương lượng Xô - Mĩ đầu những năm 70.
B. Hai nước Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức chia cắt.
C. Hai siêu cường Liên Xô, Mĩ đã tăng cường vũ khí chiến lược.
D. Không phải các sự kiện trên.
- Câu 304 : Những năm 1989 - 1991, diễn ra sự kiện có liên quan đến các nước xã hội chủ nghĩa, đó là
A. Liên Xô và các nước Đông Âu rơi vào tình trạng trì trệ.
B. chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị tan rã ở các nước Đông Âu và Liên bang Xô viết
C. Liên Xô không còn là chỗ dựa vững chắc cho các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) tuyên bố giải thể.
- Câu 305 : Hệ quả của chế độ xã hội chủ nghĩa bị tan rã ở các nước Đông Âu và Liên bang Xô viết là
A. sự tan rã của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) ở Liên Xô.
B. chia cắt giữa các nước cộng hòa ở Liên Xô.
C. sự giải thể của Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) và Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
D. sự chấm dứt Chiến tranh lạnh tồn tại hơn bốn mươi năm.
- Câu 306 : Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, thái độ của Mĩ như thế nào?
A. Muốn xây dựng một thế giới hòa bình.
B. Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia.
C. Muốn thiết lập một thế giới đa cực.
D. Ra sức thiết lập thế giới đơn cực để làm bá chủ toàn cầu.
- Câu 307 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, để thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới, trước hết Mĩ lo ngại đến vấn đề gì?
A. Ảnh hưởng của Liên Xô và thắng lợi của cuộc cách mạng các nước Đông Âu.
B. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
C. Thắng lợi của cách mạng Cu-ba.
D. Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh.
- Câu 308 : Bản thông điệp mà Tổng thống Truman gửi Quốc hội Mĩ ngày 12-3-1947 được xem là sự khởi đầu cho
A. chính sách thực lực của Mĩ sau chiến tranh.
B. mưu đồ làm bá chủ thế giới của Mĩ.
C. tình trạng Chiến tranh lạnh.
D. chính sách chống các nước xã hội chủ nghĩa.
- Câu 309 : Vì sao học thuyết Truman vừa mới ra đời đã vấp phải sự phản kháng của lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới?
A. Vì bản chất phi nghĩa của nó.
B. Vì bản chất chống cộng của nó.
C. Vì bản chất bành trướng của nó.
D. Vì bản chất đe doạ nền hòa bình của nó đối với nhân loại.
- Câu 310 : Nước nào dưới đây không có trong 11 nước gia nhập khối NATO năm 1949 do Mĩ cầm đầu?
A. Đan Mạch, Na Uy, Bồ Đào Nha.
B. Anh, Pháp, Hà Lan.
C. Đức, Tây Ban Nha, Hy Lạp.
D. Italia, Bỉ, Lúcxămbua.
- Câu 311 : Ngày 12-3-1947, học thuyết Truman của Mĩ ra đời, nội dung nào dưới đây thúc đẩy Chiến tranh lạnh bùng nổ?
A. Củng cố chính quyền phản động và đẩy lùi phong trào đấu tranh yêu nước ở Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
B. Biến hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì thành những căn cứ tiền phương chống Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
C. Gạt bỏ những ảnh hưởng của Anh có từ trước ở Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
D. Tất cả các sự kiện trên.
- Câu 312 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ đã có thái độ như thế nào trong quan hệ quốc tế?
A. Chủ trương duy trì hòa bình an ninh thế giới.
B. Ra sức chạy đua vũ trang để thanh trừng lẫn nhau.
C. Nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu, dần dần đi tới tình trạng “Chiên tranh lạnh”.
D. Chuyển từ thế đối thoại sang thế đối đầu.
- Câu 313 : Ngày 12-3-1947, học thuyết Truman của Mĩ ra đời đã đưa quan hệ quốc tế đứng trước nguy cơ của
A. sự khởi đầu tình trạng Chiến tranh lạnh.
B. sự châm ngòi cho Chiến tranh lạnh
C. sự khởi đầu cho “Kế hoạch Mácsan”.
D. sự khởi đầu cho Chiến lược toàn cầu.
- Câu 314 : Khi Mĩ thành lập Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, những sự kiện đó đánh dấu
A. sự khởi đầu tình trạng Chiến tranh lạnh.
B. sự khởi đầu cho Chiến lược toàn cầu.
C. Chiến tranh lạnh đã bao trùm cả thế giới.
D. sự khởi đầu cho cuộc chạy đua vũ trang Xô - Mĩ.
- Câu 315 : Sự ra đời của khối NATO và tồ chức Hiệp ước Vácsava là những sự kiện cuối cùng đánh dấu
A. sự khởi đầu cho Chiến lược toàn cầu.
B. sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa
C. sự xác lập của cục diện đa cực.
D. sự khởi đầu cho việc chạy đua vũ trang để chuẩn bị gây chiến tranh thế giới mới.
- Câu 316 : Tháng 12-1989, tại đảo Manta (Địa Trung Hải), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và Tổng thống Mĩ đã
A. bàn về việc đi đến chấm dứt Chiến tranh lạnh.
B. tuyên bố hạn chế chạy đua vũ trang.
C. chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
D. tuyên bố chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
- Câu 317 : Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra nhiều hướng giải quyết trong quan hệ quốc tế như thế nào?
A. Giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.
B. Giải quyết các mâu thuẫn giữa các nước trong khu vực và trên thế giới
C. Giải quyết mối quan hệ hòa bình giữa hai khối Đông - Tây.
D. Giải quyết các tranh chấp bằng con đường thương lượng.
- Câu 318 : Sự tan rã của Liên Xô và Đông Âu đã tạo cho Mĩ một lợi thể tạm thời trong quan hệ quốc tế, đó là
A. giới cầm quyền Mĩ có điều kiện thực hiện chiến lược toàn cầu.
B. Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới một cực để làm bá chủ thế giới
C. Mĩ đã tránh được đối thủ mạnh trong việc thực hiện bá chủ thế giới.
D. Mĩ có điều kiện lôi kéo các nước đồng minh đế chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Câu 319 : Trong những biến động to lớn từ sau năm 1991, xác định ý nào dưới đây liên quan đến Hội nghị Ianta năm 1945?
A. Hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển.
B. Sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời
C. Trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ.
D. Giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới một cực để làm bá chủ thế giới.
- Câu 320 : Từ sau năm 1991, trật tự thế giới mới đang hình thành theo hướng đa cực với
A. sự vươn lên của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.
B. sự vươn lên của các nước thuộc “Con rồng châu Á”
C. sự khống chế của Mĩ và Tây Âu.
D. sự vươn lên của Mĩ và các nước đồng minh của Mĩ.
- Câu 321 : Một trong những nguyên nhân làm cho Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh" là
A. Mĩ nhận thấy thua thiệt đối với Tây Âu và Nhật Bản.
B. Liên Xô muốn duy trì hòa bình để phát triên kinh tế.
C. Hai cường quốc Xô - Mĩ cần thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và phát triển.
D. hai nước Xô - Mĩ đã tốn kém quá nhiều trong Chiến tranh lạnh.
- Câu 322 : Hòa bình được củng cố, song những cuộc nội chiến, xung đột quân sự vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Đó là nội dung của quan hệ quốc tế
A. trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. sau Chiến tranh lạnh.
D. trước Chiến tranh lạnh.
- Câu 323 : Mĩ thay chân Pháp vào miền Nam Việt Nam khi cuộc Chiến tranh lạnh ở thời điểm
A. mới hình thành.
B. bao trùm thế giới
C. bước vào giai đoạn sắp kết thúc.
D. đã kết thúc.
- Câu 324 : Mĩ gây ra cuộc Chiến tranh lạnh nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện mưu đồ đó, Mĩ đã làm gì?
A. Đề ra “Kế hoạch Mác san”.
B. Thành lập khối quân sự NATO,
C. Tiến hành chạy đua vũ trang.
D. Can thiệp sâu vào Đông Dương.
- Câu 325 : Đặc trưng cơ bản của cách mạng kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. cải tiến việc tổ chức sản xuất.
B. cải tiến, hoàn thiện những phương tiện sản xuất (công cụ, máy móc, vật liệu)
C. cải tiến việc quản lí sản xuất.
D. cải tiến việc phân công lao động.
- Câu 326 : Một trong những điểm khác nhau cơ bản của khoa học khác với kĩ thuật là gì?
A. Khoa học cơ bản ra đời sau kĩ thuật.
B. Khoa học thể hiện các quy luật trong các lĩnh vực Toán, Lý, Hoá, Sinh
C. Khoa học tạo điều kiện để kĩ thuật phát triển.
D. Khoa học là cơ sở để hình thành kỹ thuật.
- Câu 327 : Một trong những nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
A. sự bùng nổ dân số.
B. sự tác động của biến đổi khí hậu.
C. sự tàn phá môi trường.
D. sự tàn phá của chiến tranh.
- Câu 328 : Nguồn năng lượng nào được coi là "năng lượng sạch, chất đốt cao thượng"?
A. Năng lượng nhiệt hạch.
B. Năng lượng mặt trời
C. Năng lượng thuỷ triều.
D. Năng lượng nguyên tử.
- Câu 329 : Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ ngày nay không tạo ra hệ quả
A. hình thành thị truờng dân tộc.
B. phân bố lại cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp
C. Phân bố lao động quốc tế diễn ra mạnh mẽ.
D. Yêu cầu người lao động phải có chuyên môn cao.
- Câu 330 : Biểu hiện tích cực nhất của các nước tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. khai thác thành tựu khoa học - kĩ thuật để phát triển kinh tế.
B. hình thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước
C. sự nhất thể hoá quốc tế trong nền kinh tế.
D. mở rộng các cuộc tấn công xâm lược các nước.
- Câu 331 : Muốn sản xuất ra được nhiều của cải, con người cần
A. dựa vào tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
B. tìm cách để không ngừng cải tiến kĩ thuật, hoàn thiện những phương tiện sản xuất.
C. biết cách dựa vào khả năng lao động của mình.
D. khai thác một cách có hiệu quả tài nguyên đất nước.
- Câu 332 : Khi dân số bùng nổ, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nhân loại đang cần đến những yếu tố nào?
A. Những công cụ sản xuất mới, có kĩ thuật cao.
B. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Tài nguyên thiên nhiên được tái tạo lại.
D. Máy móc thiết bị hiện đại.
- Câu 333 : Một trong những nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là
A. nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
B. do nhu cầu chấm dứt chiến tranh.
C. do nhu cầu hòa bình.
D. do nhu cầu đàm phán.
- Câu 334 : Hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi khi
A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
B. Chiến tranh lạnh bắt đầu.
C. Chiến tranh lạnh kết thúc.
D. Xô - Mĩ hết căng thẳng.
- Câu 335 : Sự bùng nổ dân số và sự cạn kiệt của tài nguyên, thiên nhiên. Đó là một trong những nội dung liên quan đến
A. xu thế toàn cầu hoá.
B. nguồn gốc của cách mạng khoa học - kĩ thuật
C. đặc điểm của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
D. mục đích của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
- Câu 336 : nay, các quốc gia ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước lấy lĩnh vực gì làm trọng điểm?
A. Tài chính.
B. Khoa học - công nghệ
C. Kinh tế.
D. Chính trị.
- Câu 337 : Xu thế toàn cầu hoá xuất hiện vào thời điểm nào?
A. Những năm 40 của thế kỉ XX.
B. Những năm 60 của thế kỉ XX.
C. Những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Từ những năm 80 của thế kỉ XX.
- Câu 338 : Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra theo một trong những phương hướng nào dưới đây?
A. Đẩy mạnh các phát minh về công nghệ thông tin.
B. Đẩy mạnh phát triển sản xuất trong các ngành nghề
C. Tìm những nguồn năng lượng mới.
D. Khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế đất nước.
- Câu 339 : Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai là gì?
A. Tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ.
B. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.
C. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.
- Câu 340 : Câu nào dưới đây không nằm trong đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại
A. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
C. khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho sản xuất.
D. khoa học không tham gia trực tiếp vào sản xuất.
- Câu 341 : Trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều
A. bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất.
B. bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
C. bắt nguồn từ nhu cầu của cuộc sống con người.
D. gắn với thực tiễn.
- Câu 342 : Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của
A. những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.
B. cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
C. sự phát triển sản xuất và đời sống.
D. sự tăng năng suất lao động.
- Câu 343 : Xu thế toàn cầu hoá bắt nguồn từ
A. hệ quả của cách mạng khoa học - công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
B. hệ quả của sự phát minh các loại phương tiện giao thông hiện đại.
C. hệ quả của các hệ thống thông tin hiện đại.
D. khi có sự thay đổi của thế giới.
- Câu 344 : Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai có nền tảng vững chắc từ
A. những phát triển mang tính bước ngoặt về khoa học cuối thế kỉ XIX đâu thê kỉ XX.
B. những phát minh của loài người trên lĩnh vực kĩ thuật
C. những hiếu biết của con người về tự nhiên và xã hội.
D. thành quả của cách mạng kĩ thuật những năm 40 đến những năm 70 của thê kỉ XX.
- Câu 345 : Ngày nay khoa học trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ
A. kĩ thuật và công nghệ.
B. máy móc, thiết bị.
C. phát minh, sáng chế.
D. lực lượng sản xuất.
- Câu 346 : Một trong những xu thế chung của thế giới sau Chiến tranh lạnh là
A. chiến tranh khu vực.
B. hòa bình, ổn định,
C. vẫn còn các phe đối lập.
D. phát triển kinh tế.
- Câu 347 : Ngày nay, các quốc gia đang phát triển cần làm gì để theo kịp các nước phát triển?
A. áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật.
B. thực hiện công nghiệp hoá đất nước
C. sử đụng nguồn vốn của các nước.
D. mở rộng quan hệ quốc tế.
- Câu 348 : Một trong những biểu hiện của xu thế toàn hoá là
A. sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
B. sự sáp nhập của các tập đoàn sản xuất lớn nhất thế giới
C. sự lớn mạnh nhanh chóng của quan hệ quốc tế.
D. sự liên kết của các cường quốc.
- Câu 349 : Từ những năm 70 cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ, gọi là
A. cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
B. cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
C. cuộc cách mạng sáng chế.
D. cuộc cách mạng phát minh.
- Câu 350 : Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những tác động ảnh hưởng lẫn nhau của tất cả các khu vực các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Đó là nội dung của
A. quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh
C. xu thế toàn cầu hoá.
D. nguồn gốc của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
- Câu 351 : Làm trầm trọng thêm bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu - nghèo trong từng nước và giữa các nước. Đó là nội dung không mong muốn của
A. xu thế toàn cầu hoá.
B. cách mạng khoa học - kĩ thuật.
C. xu thế đối đầu Xô - Mĩ.
D. cách mạng công nghệ.
- Câu 352 : Thúc đẩy sự phát triển và xã hội hoá của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao, góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế... Đó là mặt tích cực của
A. cách mạng khoa học - công nghệ.
B. xu thế toàn cầu hoá.
C. sự kết thúc Chiến tranh lạnh.
D. tất cả đều đúng.
- Câu 353 : Từ những năm 70, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực nào?
A. Công nghệ.
B. Khoa học.
C. Kĩ thuật.
D. Trí thức.
- Câu 354 : Từ sau Chiến tranh lạnh, nguy cơ chiến tranh thế giới như thế nào?
A. Còn tiếp diễn.
B. Bị đẩy lùi.
C. Bị phá hủy.
D. Bị tạm dừng.
- Câu 355 : Sau Chiến tranh lạnh, hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển, đó là
A. quy luật của thế giới.
B. xu thế chung của thế giới
C. nguyên tắc của Liên hợp quốc.
D. khát vọng của loài người.
- Câu 356 : Quê hương của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai là ở nước nào?
A. Đức.
B. Anh.
C. Mĩ.
D. Liên Xô.
- Câu 357 : Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - công nghệ là
A. công nghệ trở thành yếu tố cơ bản của sản xuất.
B. công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
D. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Câu 358 : Hiện nay thế giới đang bước vào cuộc cách mạng khoa học - công nghệ lần thứ mấy?
A. Lần thứ ba.
B. Lần thứ tư.
C. Lần thứ năm.
D. Lần thứ hai.
- Câu 359 : Việt Nam đã tận dụng được cơ hội đặc biệt nào trong xu thế toàn cầu hoá để có thể “đi tắt đón đầu” nhằm rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước?
A. Các tiến bộ về khoa học - công nghệ.
B. Nguồn vốn đầu tư.
C. Môi trường kinh doanh.
D. Kinh nghiệm quản lí.
- Câu 360 : Một trong những thách thức đối với Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá là
A. nguồn nhân lực dư thừa.
B. sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới
C. sự khống chế của các nước lớn.
D. vấn đề an ninh quốc gia.
- Câu 361 : “Hệ thống Vecxai và Oasinhtơn” được thiết lập vào thời điểm lịch sử nào?
A. Sau Cách mạng tháng Mười Nga.
B. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
C. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Cùng lúc với Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Câu 362 : Trật tự thế giới hai cực Ianta” sau Chiến tranh thế giới thứ hai bị chi phối bởi hai cường quốc nào?
A. Mĩ và Trung Quốc.
B. Mĩ và Anh.
C. Mĩ và Đức.
D. Mĩ và Liên Xô.
- Câu 363 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu lục nào được mệnh danh là "Lục địa mới trỗi dậy"?
A. Châu Á.
B. Châu Mĩ Latinh.
C. Châu Âu.
D. Châu Phi.
- Câu 364 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu lục nào được mệnh danh là "Lục địa bùng cháy"?
A. Châu Á.
B. Châu Âu.
C. Châu Phi.
D. Khu vực Mĩ Latinh.
- Câu 365 : Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. trật tự hai cực Ianta, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
B. trật tự thế giới đa cực.
C. trật tự thế giới đơn cực do Mĩ đứng đầu.
D. trật tự thế giới của các nước Đồng minh.
- Câu 366 : Yếu tố nào sẽ còn tiếp tục tạo ra sự "đột phá" và biến chuyển trong cục diện thế giới?
A. Sự hợp tác Xô - Mĩ.
B. Sự vươn lên của Nhật Bản và Tây Âu.
C. Sự chạy đua vũ trang của Mĩ và Liên Xô.
D. Sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
- Câu 367 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới đã được xác lập. Đó là Trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là
A. thế giới như phân đôi.
B. thế giới không còn hận thù.
C. thế giới vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh.
D. thế giới ổn định tạm thời.
- Câu 368 : Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á được mệnh danh là
A. Lục địa bùng cháy.
B. Lục địa mới trỗi dậy.
C. châu Á thức tỉnh.
D. châu Á bùng cháy.
- Câu 369 : Một trong những chuyển biến quan trọng của hệ thống đế quốc chủ nghĩa trong nửa sau thế kỉ XX là
A. hầu hết các nước đế quốc gia nhập khối NATO.
B. các nước Tây Âu trở thành đồng minh của Mĩ.
C. Mĩ đã vươn lên trở thành nước đế quốc giàu mạnh nhất.
D. Nhật Bản trở thành đế quốc mạnh nhất châu Á.
- Câu 370 : Toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển là
A. cơ hội để đưa đất nước vươn lên.
B. thách thức lớn làm cho đất nước tụt hậu.
C. vừa là thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.
D. cơ hội để vươn lên sánh vai cùng các nước phát triển.
- Câu 371 : Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng
A. hòa giải, hòa họp.
B. đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực triếp.
C. đối đầu ở từng khu vực.
D. bắt tay nhau để khống chế các nước nhỏ.
- Câu 372 : Những năm 90 sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến sự kiện gì diễn ra ngày càng mạnh mẽ?
A. Cách mạng khoa học - công nghệ.
B. Cách mạng xanh trong nông nghiệp
C. Cách mạng tráng trong công nghiệp.
D. Xu thế toàn cầu hoá.
- Câu 373 : Sự xác lập Trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực diễn ra khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai
A. chưa kết thúc.
B. sắp kết thúc
C. đã kết thúc.
D. đang diễn ra quyết liệt.
- Câu 374 : Hình thức đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, đó là đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở
A. châu Á.
B. châu Phi.
C. khu vực Mĩ Latinh.
D. Nam Phi.
- Câu 375 : Các nước giành độc lập ở mức độ khác nhau, đó là đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở
A. châu Á.
B. châu Phi.
C. khu vực Mĩ Latinh.
D. Đông Nam Á.
- Câu 376 : Trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ do nguyên nhân nào dưới đây?
A. Sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.
B. Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
C. Sự cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản.
D. Mĩ muốn thiết lập thế đơn cực.
- Câu 377 : Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1991 bị chi phối bởi
A. Chiến tranh lạnh.
B. Trật tự hai cực Ianta.
C. Chiến lược toàn cầu của Mĩ.
D. Liên hợp quôc.
- Câu 378 : Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc và sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã có tác động đến các nước xã hội chủ nghĩa như thế nào?
A. Các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh.
B. Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) thành lập.
C. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
D. Chủ nghĩa xã hội chiếm ưu thế trên thế giới
- Câu 379 : Từ năm 1947 đến năm 1989, thế giới bị chi phối bởi
A. Trật tự hai cực Ianta.
B. Chiến tranh lạnh
C. Chiến lược toàn cầu của Mĩ.
D. trật tự thế giới đa cực.
- Câu 380 : Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, xu thế chung của thế giới là
A. xu thế hòa bình và hợp tác.
B. xu thế gây chiến tranh cục bộ.
C. xu thế phát triển của các cường quốc.
D. xu thế toàn cầu hoá.
- Câu 381 : Nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh triệu tập Hội nghị Ianta (2-1945) có tác dụng như thế nào đối với quan hệ quốc tế sau chiến tranh?
A. Góp phần duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
B. Tiêu diệt được chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
C. Hình thành khuôn khổ Trật tự hai cực Ianta.
D. Tạo nên sức mạnh của phe Đồng minh sau chiến tranh.
- Câu 382 : Hội nghị quốc tế thành lập tổ chức Liên họp quốc (6-1945) có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế?
A. Góp phần duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. Giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình.
C. Các dân tộc có quyền bình đẳng và tự quyết.
D. Là diễn đàn quốc tế để đấu tranh cho hòa bình.
- Câu 383 : Ý nào dưới đây không đúng khi nói về xu thế phát triển của thế giới ngày nay?
A. Xu thế toàn cầu hoá.
B. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng tâm.
C. Giữa các nước có sự điều chỉnh quan hệ theo chiều hướng đối thoại, thỏa thuận, tránh xung đột.
D. Quan hệ quốc tế hình thành trật tự thế giới đơn cực do Mĩ cầm đầu được nhiều nước chấp nhận.
- Câu 384 : Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ giữa các nước trong khu vực. Đó là nội dung của
A. nguyên tắc Liên hợp quốc.
B. Hiệp ước Ball của các nước Đông Nam Á.
C. vai trò của Liên hợp quốc.
D. mục đích của Liên hợp quốc.
- Câu 385 : Tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới là
A. Tổ chức ASEAN.
B. Tổ chức Liên hợp quốc
C. Liên minh châu Âu.
D. Khối NATO.
- Câu 386 : Những biến đổi to lớn và sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, đã dẫn tới sự chấm dứt
A. Chiến tranh lạnh.
B. Trật tự hai cực Ianta.
C. thế đối đầu Xô - Mĩ.
D. chiến lược toàn cầu.
- Câu 387 : Từ thế kỉ XX, ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới là
A. Mĩ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản.
B. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
C. Mĩ, Nga, Trung Quốc.
D. Mĩ, Hàn Quốc, Nhật Bản.
- Câu 388 : Đỉnh cao của sự đối đầu giữa hai cường quốc Xô - Mĩ và hại phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa là sự kiện nào?
A. Trật tự hai cực Ianta.
B. Chiến tranh lạnh.
C. Chiến lược toàn cầu.
D. Khối NATO và khối Vácsava.
- Câu 389 : Chương trình khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp diễn ra trong hoàn cảnh
A. thực dân Pháp đang gặp nhiều khó khăn, trong khi cuộc chiến tranh thế giới đang bước vào giai đoạn quyết định.
B. kinh tế ổn định nhưng chính trị bất ổn. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi cải thiện điều kiện sống của công nhân và nhân dân lao động Pháp lên cao.
C. Pháp đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề nhất trong lịch sử -"khủng hoảng thừa".
D. chiến tranh đã để lại hậu quả rất nặng nề, nền kinh tế Pháp đang gặp khó khăn; Pháp trở thành con nợ lớn của Mĩ.
- Câu 390 : Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp ở Việt Nam (1919 - 1929) có điểm gì khác so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Pháp chú trọng đầu tư vào ngành khai thác mỏ.
B. Pháp không đầu tư nhiều vào các ngành công nghiệp nặng
C. Đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất - nhập khẩu.
D. Pháp không đầu tư nhiều vào xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Câu 391 : Điểm nổi bật nền kinh tế Việt Nam trong thời kì khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp là
A. kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, toàn diện.
B. nền kinh tế thuần nông vẫn còn tồn tại.
C. nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt, lệ thuộc.
D. nền kinh tế công - nông nghiệp khá phát triển.
- Câu 392 : Chính sách giáo dục của Pháp trong thời kì khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 - 1929) là
A. tiếp tục duy trì nền giáo dục Nho học lạc hậu.
B. mở rộng hai hệ thống trường Tây học và Nho học.
C. không thay đổi gì so với cuộc khai thác lần thứ nhất.
D. mở rộng hơn hệ thống trường Tây học.
- Câu 393 : Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát triển chậm chạp của giai cấp tư sản Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp là
A. bị Pháp và vua quan phong kiến Nam triều chèn ép.
B. bị thương nhân Pháp cạnh tranh triệt để.
C. sự cản trở của quan hệ sản xuất phong kiến ở trong nước.
D. do thế lực kinh tế còn non yếu nên không đủ sức cạnh tranh.
- Câu 394 : Để bù vào những thiệt hại trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp đã
A. tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.
B. tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam.
C. tước đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam.
D. thực hiện chính sách thống trị tàn bạo ở Việt Nam.
- Câu 395 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào?
A. Công nhiệp chế biến.
B. Nông nghiệp và khai thác mỏ.
C. Nông nghiệp và thương nghiệp.
D. Giao thông vận tải.
- Câu 396 : Người nông dân Việt Nam phải trở thành lao động trắng tay, do thủ đoạn thâm độc nào của thực dân Pháp?
A. Đánh thuế nặng vào các mặt hàng nông sản.
B. Tước đoạt ruộng đất của nông dân.
C. Bắt nông dân đi phu phen, tạp dịch.
D. Không cho nông dân tham gia sản xuất.
- Câu 397 : Những giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam, có từ trước cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, đó là giai cấp nào?
A. Nông dân, địa chủ phong kiến.
B. Nông dân, địa chủ phong kiến, thợ thủ công
C. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản dân tộc.
D. Nông dân, địa chủ phong kiến, công nhân.
- Câu 398 : Một trong các giai cấp ra đời do hậu quả của việc khai thác của Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. giai cấp nông dân.
B. giai cấp công nhân,
C. giai cấp địa chủ phong kiến.
D. địa chủ vừa và nhỏ.
- Câu 399 : Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp tư sản dân tộc.
C. Giai cấp công nhân.
D. Giai cấp tiểu tư sản.
- Câu 400 : Trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào Pháp bằng cách
A. hạn chế phát triển công nghiệp nặng.
B. hạn chế phát triển nông nghiệp.
C. không cho hàng hoá các nước vào thị trường Việt Nam.
D. hạn chế phát triển công nghiệp nhẹ.
- Câu 401 : Bản chất của giai cấp địa chủ phong kiến nói chung ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. giai cấp đầu hàng, tay sai của thực dân Pháp.
B. giai cấp bóc lột của chế độ phong kiến, hoàn toàn không có thế lực chính trị.
C. một giai cấp có thế lực kinh tế độc lập với Pháp, có tinh thần dân tộc cao.
D. một bộ phận của giai cấp này là tay sai của thực dân. Một bộ phận có tinh thần dân tộc chống Pháp.
- Câu 402 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, giai cấp nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc vì
A. nông dân là một giai cấp có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta.
B. nông dân là một giai cấp có số lượng đông, hăng hái đứng lên làm cách mạng
C. nông dân là giai cấp rất nhạy cảm chính trị, hăng hái với công cuộc canh tân đất nước.
D. nông dân là lực lượng lao động chính, tạo ra mọi giá trị vật chất cho xã hội.
- Câu 403 : Phạm Hồng Thái là người mưu sát tên toàn quyền Méclanh ở Quảng Châu - Trung Quốc. Vậy Phạm Hồng Thái là thành viên của tổ chức yêu nước
A. Tâm tâm xã.
B. Việt Nam Quốc dân đảng
C. Hội Phục Việt.
D. Hội Việt Nam Nghĩa đoàn.
- Câu 404 : Vì sao nói cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8-1925) đã "đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam"?
A. Vì đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Là cuộc đấu tranh có tổ chức, có quy mô và bước đầu giành được thắng lợi của công nhân Việt Nam.
C. Là sự kiện thể hiện giai cấp công nhân Việt Nam đã hướng tới đấu tranh đòi quyền lợi chính trị cho giai cấp mình.
D. Là phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân do tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức, lãnh đạo.
- Câu 405 : Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn cơ bản nhất là
A. mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.
B. mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản.
C. mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với chủ nghĩa thực dân Pháp.
D. mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.
- Câu 406 : Tổ chức chính trị của tư sản dân tộc và địa chủ nhỏ thành lập năm 1923 ở miền Nam là
A. Việt Nam Quốc dân đảng.
B. Tân Việt Cách mạng đảng.
C. Hội Hưng Nam.
D. Đảng Lập hiến.
- Câu 407 : Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) sự kiện nào ở nước ngoài được đánh giá là tiêu biểu nhất?
A. Đấu tranh của công nhân Ba Son.
B. Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách đến Hội nghị Vécxai.
C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang nổ tại Sa Diện - Quảng Châu (Trung Quốc).
D. Phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
- Câu 408 : Là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến. Đó là đặc điểm của
A. giai cấp nông dân.
B. giai cấp tư sản dân tộc.
C. giai cấp công nhân.
D. tầng lớp tiểu tư sản.
- Câu 409 : Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân trong những năm 1919-1924 chủ yếu là
A. đòi quyền lợi về kinh tế.
B. đòi quyền lợi về chính trị.
C. đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.
D. chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.
- Câu 410 : Phong trào công nhân Ba Son (8-1925) diễn ra ở
A. Hà Nội.
B. Hải Dương.
C. Hải Phòng.
D. Sài Gòn.
- Câu 411 : Vào thời gian nào, Nguyễn Ái Quốc rời Pari đi Liên Xô, đất nước mà từ lâu Người mơ ước đặt chân tới?
A. Tháng 6-1924.
B. Tháng 6-1922.
C. Tháng 12-1923.
D. Tháng 6-1923.
- Câu 412 : Hạn chế của phong trào tư sản dân tộc ở Việt Nam trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. chỉ đòi quyền lợi kinh tế cho dân tộc.
B. chưa kết hợp đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế với quyền lợi chính trị.
C. không đáp ứng được yêu cầu dân tộc.
D. không dám đấu tranh chống thực dân Pháp đến cùng.
- Câu 413 : Thái độ chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925 là
A. đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản.
B. đấu tranh vì lợi ích của dân tộc, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản.
C. đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp nông dân.
D. đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với thế lực thực dân.
- Câu 414 : Thực chất của cuộc vận động chống độc quyền ở thương cảng Sài Gòn, độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kì là
A. cuộc vận động chính trị, tập hợp quần chúng của giai cấp tư sản Việt Nam.
B. cuộc xung đột quyền lợi của tư sản Việt Nam với tư sản Pháp
C. cuộc vận động đấu tranh dân tộc của tư sản Việt Nam..
D. cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam với Pháp trên lĩnh vực kinh tế
- Câu 415 : Nguyên nhân nào khiến cho thực dân Pháp buộc phải "tha bổng" Phan Bội Châu?
A. Vì Phan Bội Châu đã nhận được sự giúp đỡ của một luật sư giỏi.
B. Vì Pháp không tìm được một bằng chứng cụ thể về những hoạt động chống lại chính quyền bảo hộ của Phan Bội Châu
C. Vì Pháp muốn lợi dụng Phan Bội Châu để tuyên truyền tư tưởng "Pháp -Việt đề huề".
D. Vì cuộc đấu tranh rộng lớn của nhân dân ta, nhất là giới trí thức, học sinh, sinh viên đòi giảm án cho Phan Đội Châu.
- Câu 416 : Sự kiện công nhân Ba Son đấu tranh đã "đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam". Bước tiến đó là gì?
A. Giai cấp công nhân Việt Nam đã trở thành một lực lượng nòng cốt của phong trào dân tộc.
B. Phong trào công nhân Việt Nam bắt đầu hướng tới mục tiêu dân tộc.
C. Giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào thời kì đấu tranh tự giác.
D. Giai cấp công nhân Việt Nam đã bước vào thời kì đấu tranh tự giác hoàn toàn.
- Câu 417 : Năm 1919, gắn với hoạt động chính trị nào dưới đây của Nguyễn Ái Quốc?
A. Hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp.
B. Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
C. Hoạt động trong Đảng Công nhân xã hội dân chủ Pháp.
D. Hoạt động trong Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga.
- Câu 418 : Năm 1920, có sự chuyển biến trong lập trường tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc là
A. tư tưởng dân chủ tư sản sang tư tưởng vô sản.
B. tư tưởng vô sản sang dân tộc chủ nghĩa.
C. lập trường dân tộc chủ nghĩa sang tư tưởng dân chủ tư sản.
D. lập trường dân tộc chủ nghĩa sang cách mạng vô sản.
- Câu 419 : Năm 1922, khi còn hoạt động ở Pháp Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo
A. Đời sống công nhân.
B. Người cùng khổ (Le Paria).
C. Nhân đạo.
D. Sự thật.
- Câu 420 : Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản năm 1927 là
A. “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
B. “Đường cách mệnh”,
C. Báo “Thanh niên”.
D. “Người cùng khổ”.
- Câu 421 : Sự kiện thế giới đã ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản
A. Cách mạng tháng Mười Nga (tháng 11-1917) thắng lợi.
B. Đảng Cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa thành lập.
C. Quốc tế Cộng sản được thành lập ở Mátxcơva (tháng 3-1919).
D. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời.
- Câu 422 : Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari do Nguyễn Ái Quốc sáng lập năm 1921 là
A. Báo Thanh niên.
B. Báo Người cùng khố.
C. Bản án chế độ thực dân Pháp.
D. Đường cách mệnh.
- Câu 423 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào nông nghiệp để
A. khai thác tối đa lương thực, thực phẩm.
B. lập các đồn điền trồng cây công nghiệp.
C. khai thác các nông sản về làm giàu cho chính quốc.
D. tập trung vơ vét của cải của nông dân.
- Câu 424 : Hậu quả về kinh tế trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam là
A. nền kinh tế Việt Nam là kinh tế phong kiến đan xen với kinh tế tư bản chủ nghĩa.
B. nền kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào Pháp.
C. làm cho kinh tế Việt Nam bị cột chặt vào kinh tế Pháp.
D. kinh tế Việt Nam có hướng phát triển mới.
- Câu 425 : Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam về cơ bản là nền kinh tế
A. nông nghiệp lạc hậu, lệ thuộc vào Pháp.
B. công nghiệp đan xen với nông nghiệp
C. công nghiệp lệ thuộc vào Pháp.
D. nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
- Câu 426 : Thái độ nào dưới đây là thái độ chính trị của tầng lớp tiểu tư sản dân tộc Việt Nam?
A. Có tinh thần yêu nước, tinh thần chống đế quốc, phong kiến cao.
B. Lực lượng quyết định trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta.
C. Thành phần trong mặt trận đoàn kết dân tộc.
D. Thái độ chính trị ngả về thực dân.
- Câu 427 : Trong thời kì thực dân Pháp khai thác thuộc địa, nhân dân Việt Nam bị áp bức, bóc lột của
A. đế quốc thực dân và phong kiến.
B. đế quốc thực dân, phong kiến và tư sản dân tộc.
C. đế quốc thực dân, phong kiến và tư sản bản mại bản.
D. thực dân Pháp và tư sản bản xứ.
- Câu 428 : Trong thời kì thực dân Pháp khai thác thuộc địa, giai cấp địa chủ Việt Nam bị phân hoá thành
A. tiểu địa chủ, trung địa chủ và đại địa chủ.
B. đại địa chủ có nhiều thế lực.
C. trung và tiểu địa chủ.
D. một bộ phận không ít tiểu và trung địa chủ.
- Câu 429 : Giai cấp mới ra đời do hậu quả của việc khai thác của Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.
B. công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
C. công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.
D. công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ phong kiến.
- Câu 430 : Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tầng lớp tiểu tư sản trở thành những bộ phận quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta, vì
A. bị thực dân Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ nên có tinh thần đấu tranh chống Pháp.
B. đời sống chưa ổn định, luôn căm thù thực dân Pháp.
C. có học thức nên hiểu biết về thời cuộc, về bản chất của thực dân Pháp.
D. có trình độ nên dễ vận động quần chúng đấu tranh.
- Câu 431 : Năm 1919, tư sản Việt Nam tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa Kiều ở một số tỉnh và thành phố như
A. Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.
B. Đà Nẵng, Huế, Sài Gòn.
C. Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng.
D. Sài Gòn, Đà Năng, Huế.
- Câu 432 : Những người đứng ra thành lập Đảng Lập hiến ở Việt Nam năm 1923 là
A. Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu.
B. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài.
C. Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính.
D. Bùi Quang Chiêu, Phạm Hồng Thái.
- Câu 433 : Vừa lớn lên đã tiếp thu ngay được ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới, nhất là Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác -Lênin. Đó là đặc điểm của giai cấp nào ở Việt Nam?
A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp tư sản dân tộc.
C. Tầng lớp tiểu tư sản.
D. Giai cấp công nhân.
- Câu 434 : Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đi theo khuynh hướng
A. vô sản.
B. dân chủ tư sản.
C. phong kiến.
D. quốc gia cải lương.
- Câu 435 : Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) là
A. “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Nhành lúa”.
B. “Tin tức”, “Thời mới”, “Tiếng dân”
C. “Chuông rè”, “Tin tức”, “Nhanh lúa”.
D. “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Người nhà quê”.
- Câu 436 : Trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam, nông dân phải bán sức lao động của mình để làm thuê ở các nhà máy, xí nghiệp, đồn điên của tư bản Pháp. Đó là hậu quả của
A. chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp.
B. chính sách sưu cao, thuế nặng của Pháp
C. sự bóc lột nông dân của Pháp.
D. việc tước đoạt ruộng đất của nông dân.
- Câu 437 : Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam được thể hiện bằng sự kiện
A. Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin.
B. cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).
C. bãi công của công nhân Ba Son (8-1925).
D. cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).
- Câu 438 : Tháng 6-1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vécxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Chính phủ Pháp thừa nhận
A. độc lập, chủ quyền của Việt Nam.
B. quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và dân tộc tự quyết của nhân dân Việt Nam.
C. độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
D. thực dân Pháp rút quân về nước.
- Câu 439 : Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1924 có ý nghĩa như thế nào với cách mạng Việt Nam?
A. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự thành lập chính đảng vô sản.
B. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
C. Thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
D. Chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập chính đảng vô sản
- Câu 440 : Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911 - 1930 là
A. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn: con đường cách mạng vô sản.
B. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. hợp nhất ba tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Câu 441 : Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930 là
A. ra đi tìm đường cứu nước để đến với chủ nghĩa Mác-Lênin.
B. đưa yêu sách đến Hội nghị Vécxai (18-6-1919).
C. đọc Sơ thảo luận cương của Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đán.
D. gia nhập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).
- Câu 442 : Trong quá trình hoạt động để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động nào dưới đây của Nguyễn Ái Quốc đã diễn ra tại Quảng Châu (Trung Quốc)?
A. Dự Hội nghị Quốc tế Nông dân.
B. Dự Đại hội Quốc tế Cộng sản.
C. Ra báo “Thanh niên”.
D. Xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
- Câu 443 : Thời gian ở Liên Xô (1923 - 1924), Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho
A. báo Đời sống công nhân.
B. báo Nhân đạo, báo Sự thật.
C. tạp chí Thư tín quốc tế, báo Sự thật.
D. tạp chí Thư tín quốc tế.
- Câu 444 : “Muốn cứu nước, muốn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Nguyễn Ái Quốc nói câu này lúc nào?
A. khi tiếp nhận bản Sơ thảo luận cương của Lênin (7-1920).
B. khi bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III (2-1920).
C. khi tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).
D. khi triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (1-1930).
- Câu 445 : Bên cạnh đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế, đấu tranh về chính trị đã rõ nét hơn. Đó là điểm mới của phong trào nào ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX?
A. Bãi công của công nhân Ba Son.
B. Bãi công của công nhân Bến Thủy.
C. Bãi công của công nhân Nam Định.
D. Công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn đã thành lập Công hội đỏ.
- Câu 446 : Một trong những biện pháp khắc phục hậu quả do Chiến tranh thế giới thứ nhất của thực dân Pháp là
A. tìm cách thúc đẩy sản xuất trong nước và các nước thuộc địa.
B. tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa, trước hết là các nước ở Đông Dương
C. tập trung hết thảy cho việc khai thác thuộc địa ở Việt Nam.
D. ngăn chặn hàng hoá của các nước vào thị trường Việt Nam.
- Câu 447 : Số phận của người nông dân Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp là
A. bị thực dân tước đoạt ruộng đất trở nên bần cùng hoá.
B. bị đánh đập, hành hạ trở nên bị bần cùng hoá.
C. bị vơ vét sức lao động trở nên bần cùng hoá.
D. bị khinh miệt, bạc đãi trở nên bần cùng hoá.
- Câu 448 : Quy mô khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam lớn hơn gấp nhiều lần so với cuộc khai thác lần thứ nhất do
A. tăng vốn đầu tư lên 14 tỉ phrăng.
B. đẩy mạnh hơn nữa việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
C. đẩy mạnh khai thác mỏ, nhất là mỏ than, mỏ sắt, mỏ vàng.
D. đấy mạnh phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam.
- Câu 449 : Thái độ chính trị của đại địa chủ phong kiến trong thời Pháp khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam
A. đấu tranh chống thực dân Pháp khi bị cắt xén quyền lợi.
B. cấu kết với thực dân Pháp để hưởng đặc quyền, đặc lợi.
C. có thái độ chính trị hai mặt: khi thì thỏa hiệp, khi thì chống Pháp.
D. có thê đi theo con đường đấu tranh cách mạng khi cần thiết.
- Câu 450 : Vào những năm 20 của thế kỉ XX, giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam có sứ mệnh
A. sẵn sàng tham gia vào mặt trận đoàn kết dân tộc ở Việt Nam.
B. một lực lượng đông đảo của cách mạng Việt Nam.
C. lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D. tập hợp quần chúng đấu tranh chống Pháp.
- Câu 451 : Trong thời kì thực dân Pháp khai thác thuộc địa, mâu thuẫn số 1 của giai cấp nông dân Việt Nam với
A. trung địa chủ phong kiến gay gắt.
B. địa chủ phong kiến
C. thực dân Pháp.
D. trung địa chủ và đại địa chủ.
- Câu 452 : Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nông dân là lực lượng cách mạng đông đảo và hăng hái nhất vì
A. bị mất ruộng đất phải làm thuê.
B. đông đảo nhất nên hăng hái nhất.
C. quyết trả thù thực dân và phong kiến.
D. bị thống trị, bị tước đoạt ruộng đất, bần cùng hoá, phá sản.
- Câu 453 : Trong thời kì thực dân Pháp khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, chúng đẩy mạnh phát triển thương nghiệp bằng cách
A. độc chiếm thị trường Việt Nam.
B. đánh thuế nặng vào hàng hoá xuất khẩu
C. không cho người Việt Nam buôn bán.
D. triệt phá các ngành thương nghiệp Việt Nam.
- Câu 454 : Sở dĩ giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam vì
A. giai cấp có số lượng đông nhất, ra đời sớm nhất.
B. giai cấp tiến bộ nhất, có tinh thần dân tộc sớm nhất
C. giai cấp đại diện cho một lực lượng sản xuất tiên tiến.
D. giai cấp ra đời sớm nhất, bị áp bức, bóc lột nhiều nhất.
- Câu 455 : Nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho công cuộc cướp bóc của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. giai cấp địa chủ phong kiến.
B. giai cấp công nhân,
C. giai cấp tư sản dân tộc.
D. giai cấp nông dân.
- Câu 456 : Là giai cấp bị áp bức, bóc lột nặng nề nên họ giàu lòng yêu nước, là lực lượng đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam. Đó là đặc điểm của
A. giai cấp nông dân.
B. giai cấp tư sản dân tộc.
C. tầng lớp tiểu tư sản.
D. giai cấp công nhân.
- Câu 457 : Họ là một lực lượng đóng vai trò đáng kể, một thành phần trong mặt trận đoàn kết dân tộc ở Việt Nam. Đó là đặc điểm của
A. giai cấp nông dân.
B. giai cấp tư sản dân tộc.
C. tầng lóp tiểu tư sản.
D. giai cấp công nhân.
- Câu 458 : Thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế triệt để ở Việt Nam theo cách
A. mọi quyền hành nằm trong tay người Pháp.
B. mọi quyền hành nằm trong tay vua quan Nam triều
C. thực hiện chế độ cai trị độc đoán.
D. thực hiện chế độ độc tài quân sự.
- Câu 459 : Những thủ đoạn của thực dân Pháp về chính trị nhằm nô dịch lâu dài nhân dân ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. lôi kéo, mua chuộc người Việt Nam thuộc tầng lớp trên của xã hội.
B. thâu tóm quyền lực vào tay người Pháp
C. thực hiện chính sách “chia để trị”.
D. mở trường dạy tiếng Pháp để đào tạo bọn tay sai.
- Câu 460 : Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ vào thời điểm
A. sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
C. trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.
D. trong lúc Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ.
- Câu 461 : Một trong những nguyên nhân chủ quan làm cho phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) bị thất bại
A. hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời, lạc hậu.
B. thực dân Pháp còn mạnh đủ khả năng đàn áp phong trào
C. giai cấp tư sản dân tộc và tầng lớp tiểu tư sản còn non yếu.
D. chủ nghĩa Mác - Lênin chưa được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.
- Câu 462 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản phân hoá như thế nào?
A. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.
B. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp
C. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
D. Tư sản dân tộc và tư sản công thương.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12