20 bài tập Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam t...
- Câu 1 : Ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam là
A Phe Hiệp ước giành thắng lợi trong chiến tranh
B Quốc tế cộng sản được thành lập
C Nước Pháp giành thắng lợi trong chiến tranh
D Các nước thắng trận họp Hội nghị Vécxai
- Câu 2 : Mục đích đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản có gì khác với giai cấp tư sản trong giai đoạn 1919 – 1925?
A Đòi các quyền lợi kinh tế
B Đòi tự do, dân chủ và tăng lương
C Đòi các quyền tự do, dân chủ
D Đòi tăng lương, giảm giờ làm
- Câu 3 : Mục tiêu đấu tranh của tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì ?
A Đòi tự do, dân chủ
B Đòi tự do kinh doanh
C Đòi tăng lương giảm giờ làm
D Đòi giảm sưu thuế
- Câu 4 : Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam (1919 – 1929) có điểm gì tương đồng với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A Pháp không chú trọng đầu tư vào ngành khai thác mỏ
B Pháp không đầu tư nhiều vào các ngành công nghiệp nặng
C Đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất khẩu
D Đầy mạnh phát triển công nghiệp nặng
- Câu 5 : Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp về cơ bản không thay đổi vì
A Không xây dựng các ngành công nghiêp nặng ở Việt Nam
B Tăng cường đánh thuế nặng vào các ngành kinh tế
C Hạn chế sự phát triển, đặc biệt là công nghiệp nặng
D Bỏ vốn nhiều vào nông nghiệp và khai thác mỏ
- Câu 6 : Vì sao nói, dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế Đông Dương vẫn bị chột chặt vào nền kinh tế Pháp?
A Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp nặng kém phát triển
B Kinh tế Đông Dương phát triển được là do sự hỗ trợ của nền kinh tế Pháp
C Đông Dương là thị trường độc quyền của Pháp
D Ngân hành Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương
- Câu 7 : Thủ đoạn thâm độc nhất của tư bản Pháp về chính trị sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm nô dịch lâu dài nhân dân Việt Nam là?
A Thâu tóm quyền hành trong tay người Pháp
B Câu kết với vua quan Nam triều để đàn áp nhân dân
C Thực hiện chính sách “chia để trị"
D Khủng bố, đàn áp nhân dân ta
- Câu 8 : Con đường đi tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường cứu nước của lớp người đi trước là:
A Đi sang Pháp tìm đường cứu nước
B Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước
C Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước
D Đi sang châu Phi tìm đường cứu nước
- Câu 9 : Nhận xét nào đây đúng nhất về phong trào đấu tranh của tư sản và tiểu tư sản Việt Nam những năm 1919 – 1925?
A Tư sản chỉ nhằm mục tiêu kinh tế, không chống phong kiến; tiểu tư sản đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến, đòi các quyền tự do, dân chủ.
B Tư sản chủ yếu nhằm mục tiêu kinh tế, mang tính cải lương, tiểu tư sản đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ, có ý thức giành độc lập.
C Tư sản đấu tranh đòi độc lập, khi thực dân Pháp nhượng bộ thì thỏa hiệp; tiểu tư sản đấu tranh chống đế quốc, đòi quyền lợi kinh tế, dân chủ.
D Tư sản đấu tranh giành độc lập dân tộc, đòi quyền tự do kinh doanh; tiểu tư sản đấu tranh nhằm cải thiện đời sống, chống khinh rẻ miệt thị.
- Câu 10 : Nguyên nhân chủ quan nào làm cho phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 – 1926) cuối cùng bị thất bại?
A Do chủ nghĩa Mác – Lê-nin chưa được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam
B Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời, lạc hậu.
C Giai cấp tư sản dân tộc non yếu về kinh tế, chính trị.
D Thực dân Pháp còn mạnh, đủ khả năng đàn áp phong trào.
- Câu 11 : Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, Chế Lan viết “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ Cười” đã phản ánh sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?
A Ra đi tìm đường cứu nước.
B Đọc tuyên ngôn độc lập.
C Đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lê Nin.
D Đưa bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Vecxai.
- Câu 12 : Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu Mỹ là
A Ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam.
B Ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam
C Ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam.
D Ra đời sau giai cấp tiểu tư sản Việt Nam.
- Câu 13 : Nhận định “Rồng Nam phun bạc, đánh đổ Đức tặc” của tạp chí Nam Phong muốn nhấn mạnh điều gì?
A Sự đóng góp rất lớn của Việt Nam cho nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất
B Sự lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất
C Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất
D Sức mạnh của nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất
- Câu 14 : Cơ sở nào để Nguyễn Ái Quốc quyết định gửi đến hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919)?
A Hội nghị Véc-xai là hội nghị giải quyết vấn đề thuộc địa
B Chương trình 14 điểm của tổng thống Mĩ Uyn-sơn
C Hội nghị Véc-xai là hội nghị phân chia thành quả giữa các nước thắng trận
D Hội nghị Véc-xai khẳng định sẽ giải quyết vấn đề độc lập ở Đông Dương
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12