20 bài tập Công của lực điện mức độ thông hiểu
- Câu 1 : Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích Q từ điểm A tới điểm B trong điện trường sẽ phụ thuộc vào:
A toạ độ của A và B
B chiều dài quãng đường điện tích di chuyển từ A tới B
C quỹ đạo đi từ A đến B
D khoảng cách AB
- Câu 2 : Phát biểu nào sau đây về công của lực điện trường là không đúng?
A khi điện tich chuyển động trên đường thẳng vuông góc với đường sức điện thfi công của lực điện trường bằng 0
B Công của lực điện trường phụ thuộc vào hình dạng quỹ đạo chuyển động
C Công của lực điện trường phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối của quĩ đạo chuyển động
D Công của lực điện trường trên đường con kín bằng 0
- Câu 3 : Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích \(\text{1 }\!\!\mu\!\!\text{ C}\) dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là
A 1 mJ
B 1 J
C 1000 J
D \(\text{1 }\!\!\mu\!\!\text{ J}\)
- Câu 4 : Công của lực điện trường khác 0 trong khi điện tích
A dịch chuyển giữa 2 điểm khác nhau cắt các đường sức.
B dịch chuyển vuông góc với các đường sức trong điện trường đều.
C dịch chuyển hết quỹ đạo là đường cong kín trong điện trường.
D dịch chuyển hết một quỹ đạo tròn trong điện trường.
- Câu 5 : Khi điện tích dich chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện trường
A tăng 4 lần
B tăng 2 lần
C không đổi.
D giảm 2 lần.
- Câu 6 : Một điện tích điểm q di chuyển từ điểm M đến N trong điện trường đều như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây đúng?
A Lực điện trường thực hiện công dương.
B Lực điện trường thực hiện công âm.
C Lực điện trường không thực hiện công.
D Không xác định được công của lực điện trường.
- Câu 7 : Dưới tác dụng của lực điện trường, một điện tích q > 0 di chuyển được một đoạn đường s trong điện trường đều theo phương hợp với \(\vec E\) góc a. Trong trường hợp nào sau đây, công của điện trường lớn nhất?
A a = 00
B a = 450
C a = 600
D 900
- Câu 8 : Cho điện tích thử q di chuyển trong một điện trường đều dọc theo hai đoạn thẳng MN và NP. Biết rằng lực điện sinh công dương và MN dài hơn NP. Hỏi kết quả nào sau đây là đúng, khi so sánh các công AMN và ANP của lực điện ?
A AMN > ANP
B AMN < ANP
C AMN = ANP
D Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra
- Câu 9 : Công của lực điện khi di chuyển một điện tích điểm \(q = {2.10^{ - 6}}C\) qua hiệu điện thế U= 2V có độ lớn là:
A \(0,{5.10^{ - 6}}J\)
B \({1.10^{ - 6}}J\)
C \({2.10^{ - 6}}J\)
D \({4.10^{ - 6}}J\)
- Câu 10 : Xác định công của lực điện khi di chuyên một electron từ điểm A đến điểm B trong điện trường. Biết hiệu điện thế giữa hai điểm AB là Uab = 5V.
A -5eV.
B 5eV.
C 8.10-18J.
D -8.10-18J.
- Câu 11 : Chọn câu sai. Công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích
A phụ thuộc vào hình dạng đường đi.
B phụ thuộc vào điện trường.
C phụ thuộc vào điện tích dịch chuyển.
D phụ thuộc vào hiệu điện thế ở hai đầu đường đi.
- Câu 12 : Một điện tích q > 0 di chuyển một đoạn d theo hướng của một đường sức của điện trường đều có cường độ điện trường E thì công của lực điện trường bằng.
A Ed/q
B qEd
C qE/d
D - qEd
- Câu 13 : Một proton nằm cách electron khoảng r = 0,5.10-10m trong chân không. Vận tốc tối thiểu của proton để nó thoát khỏi sức hút của electron là?
A 1,6.106 m/s
B 10,24.106 m/s
C 0,8.106 m/s
D 3,2.106 m/s
- Câu 14 : Một electron di chuyển được đoạn đường 1 cm, dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Hỏi công của lực điện có giá trị nào sau đây ?
A - 1,6.10-16 J
B + 1,6.10-16 J
C - 1,6.10-18 J
D + 1,6.10-18 J
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp