Trắc nghiệm Vật lí 11 Thấu kính mỏng !!
- Câu 1 : Trong không khí, thấu kính có một mặt cầu lồi, một mặt cầu lõm là
A. thấu kính hội tụ.
B. thấu kính phân kì.
C. có thể là thấu kính hội tụ hoặc thấu kính phân kì.
D. chỉ xác định được loại thấu kính nếu biết chiết suất thấu kính
- Câu 2 : Tia sáng truyền tới quang tâm của hai loại thấu kính hội tụ và phân kì đều
A. truyền thẳng.
B. lệch về phía tiêu điểm chính ảnh.
C. song song với trục chính.
D. hội tụ về tiêu điểm phụ ảnh
- Câu 3 : Tiêu điểm ảnh của thấu kính có thể coi là
A. điểm hội tụ của chùm tia ló.
B. ảnh của vật điểm ở vô cực trên trục tương ứng.
C. điểm kéo dài của chùm tia ló.
D. ảnh của vật điểm ở vô cực trên trục đối xứng qua quang tâm
- Câu 4 : Khi đổi chiều ánh sáng truyền qua thấu kính thì
A. ánh sáng không đi theo đường cũ.
B. ánh sáng bị hấp thụ hoàn toàn.
C. vị trí vị trí của các tiêu điểm ảnh và tiêu điểm vật đổi chỗ cho nhau.
D. vị trí vị trí của các tiêu diện ảnh và tiêu điểm vật không thay đổi
- Câu 5 : Xét ảnh cho bởi thấu kính thì trường hợp nào sau đây là sai?
A. Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh ảo.
B. Với thấu kính hội tụ L, vật cách L là d = 2f (f là tiêu cự) thì ảnh cũng cách L là 2f.
C. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật.
D. Vật ở tiêu diện vật thì ảnh ở xa vô cực.
- Câu 6 : Vị trí của vật và ảnh cho bởi thấu kính L trường hợp nào sau đây là sai?
A. Cho vật tiến lại gần L, ảnh di chuyển cùng chiều với vật.
B. Cho vật tiến ra xa L, ảnh di chuyển ngược chiều với vật.
C. Vật ở rất xa thì ảnh ở tiêu diện ảnh.
D. Ảnh ở rất xa thì vật ở tiêu diện vật.
- Câu 7 : Với kí hiệu trong sách giáo khoa, vị trí và tính chất ảnh của vật tạo bởi thấu kính được xác định bởi biểu thức:
A. df/(d − f).
B. d(d − f)/(d + f).
C. df/(d + f).
D. f2(d + f).
- Câu 8 : Với kí hiệu trong sách giáo khoa, độ tụ của thấu kính là đại lượng có biểu thức
A. d/(d − f).
B. D. f/(d − f).
C. f/(−d + f).
D. f/(d − f).
- Câu 9 : Với kí hiệu trong sách giáo khoa, trong mọi trường hợp, khoảng cách vật − ảnh đối với thấu kính đều có biểu thức
A. d – d’
B. |d + d’|.
C. |d−d’|
D. d + d’
- Câu 10 : Với kí hiệu trong sách giáo khoa, số phóng đại ảnh của vật tạo bởi thấu kính có thể tính bởi biểu thức
A. d/(d − f).
B. l/f.
C. f/(−d + f).
D. f/(d − f).
- Câu 11 : Có bốn thấu kính với đường truyền của một tia sáng như hình vẽ
A. (1).
B. (4).
C. (3) và (4).
D. (2) và (3).
- Câu 12 : Đường đi của tia sáng qua thấu kính ở các hình vẽ nào sau đây là sai?
A. (1).
B. (2).
C. (3).
D. (4).
- Câu 13 : Có bốn thấu kính với đường truyền của một tia sáng như hình vẽ.
A. (2).
B. (3).
C. (1) và (2).
D. (1) và (4).
- Câu 14 : Có một thấu kính hội tụ, trục chính là xy. Xét bốn tia sáng, được ghi số như trên. Tia nào thể hiện tính chất quang học của tiêu điếm ảnh?
A. (1).
B. (2).
C. (3).
D. (4).
- Câu 15 : Có một thấu kính hội tụ, trục chính là xy. Xét bốn tia sáng, được ghi số như trên. (Các) tia sáng nào thế hiện tính chất quang học của quang tâm thấu kính?
A. (1).
B. (2).
C. tia sáng nào thế hiện tính chất quang học của quang tâm thấu kính
D. Không có
- Câu 16 : Có một thấu kính hội tụ, trục chính là xy. Xét bốn tia sáng, được ghi số như trên. Tia nào thể hiện tính chất quang học của tiêu điêm vật?
A. (1).
B. (2).
C. (3).
D. (4).
- Câu 17 : Cho thấu kính hội tụ với các điểm trên trục chính như hình vẽ. Chọn câu đúng. Muốn có ảnh ảo thì vật thật phải có vị trí trong khoảng nào?
A. Ngoài đoạn I0.
B. Trong đoạn IF.
C. Trong đoạn F0.
D. Không có khoảng nào thích hợp
- Câu 18 : Cho thấu kính hội tụ với các điểm trên trục chính như hình vẽ. Muốn có ảnh thật lớn hơn vật thì vật thật phải có vị trí trong khoảng nào?
A. Ngoài đoạn IO.
B. Trong đoạn IF.
C. Trong đoạn FO.
D. Không có khoảng nào thích hợp
- Câu 19 : Tìm câu đúng
A. Thấu kính hội tụ luôn tạo chùm tia ló hội tụ.
B. Thấu kính phân kì luôn tạo ảnh ảo nhỏ hơn vật thật.
C. Ánh của vật tạo bởi cả hai loại thấu kính luôn có độ lớn khác với vật.
D. Ánh và vật cùng tính chất (thật; ảo) thì cùng chiều và ngược lại.
- Câu 20 : Đường đi tia sáng qua thấu kính ở hình nào sau đây là sai?
A. (1).
B. (2).
C. (3).
D. (4).
- Câu 21 : Sự tạo ảnh bởi thấu kính không đúng là
A. Với thấu kính hội tụ, khi vật thật ở ngoài khoảng từ quang tâm đến tiêu điểm vật, ảnh ngược chiều với vật.
B. Với thấu kính hội tụ, khi vật ở ừong khoảng từ quang tâm đến tiêu điểm vật, ành ngược chiều với vật.
C. Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh cùng chiều với vật.
D. Với thấu kính phân kì, ảnh của vật thật luôn luôn nhỏ hơn vật.
- Câu 22 : Quan sát vật qua thấu kính bằng cách đặt mắt sát vào thấu kính thì câu nào sau đây là sai?
A. Quan sát vật qua thấu kính hội tụ, ta thấy ảnh lớn hơn vật.
B. Quan sát vật qua thấu kính hội tụ, ta thấy ảnh nhỏ hơn vật.
C. Quan sát vật qua thấu kính phân kì, ta thấy ảnh nhỏ hơn vật.
D. Quan sát vật qua thấu kính phân kì, ta thấy ảnh cùng chiều với vật.
- Câu 23 : Vị trí vật thật và ảnh của nó qua thấu kính ở hình nào dưới đây sai?
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
- Câu 24 : Trong hình vẽ, xy là trục chính của thấu kính L, A là vật điêm thật, A' là ảnh của A tạo bởi thấu kính. Khi đó A’
A. A' là ảnh thật.
B. Độ lớn số phóng đại ảnh nhỏ hơn 1.
C. L là thấu kính hội tụ.
D. tiêu điểm chính là giao điểm của xy và AA
- Câu 25 : Trong hình vẽ, xy là trục chính của thấu kính L, A là vật điểm thật, A' là ảnh của A tạo bởi thấu kính. Khi đó A
A. A' là ảnh ảo.
B. Độ lớn số phóng đại ảnh lớn hơn 1.
C. L là thấu kính họi tụ.
D. tiêu điểm chính là giao điểm của xy và AA’
- Câu 26 : Trong hình vẽ, xy là trục chính của thấu kính L, A là vật điểm thật, A' là ảnh của A tạo bởi thấu kính. Kéo dài A’A cắt xy tại B. Qua B kẻ đường thẳng Δ vuông góc với xy. Qua A kẻ đường thẳng song song với xy cắt A tại C. Nối A’ với C kéo dài cắt xy tại G thì G chính là A’
A. quang tâm của thấu kính.
B. tiêu điểm chính ảnh của thấu kính.
C. tiêu điểm chính vật của thấu kính.
D. tiêu điểm phụ ứng với trục phụ đi qua A’
- Câu 27 : Trên hình vẽ, xy là trục chính của thấu kính L, (1) là đường đi của một tia sáng truyền qua thấu kính. Tia sáng (2) chỉ có phần tia tới. Cách vẽ tia ló của tia sáng (2) đúng là
A. Kéo dài tia tới (2) cắt tia ló (1) tại s. Nối so cắt tia tới của (1) tại S’ Tia ló (2) phải đi qua S’
B. Kéo dài hai tia tới cắt nhau tại S. Nối so cắt tia ló của (1) tại S’. Tia ló (2) phải song song S’O.
C. Kéo dài tia tới (2) cắt tia ló (1) tại s. Nối so cắt tia tới của (1) tại S’. Tia ló (2) phải song song với S’O.
D. Kéo dài hai tia tới cắt nhau tại s. Nối so cắt tia ló của (1) tại S’. Tia ló (2) phải đi qua S’.
- Câu 28 : Trên hình vẽ, xy là trục chính của thấu kính phần kì, F là tiêu điểm vật, A' là ảnh của A tạo bởi thấu kính. Phép vẽ xác định đúng vị trí của vật điểm A là
A. Qua F kẻ trục phụ Δ. Từ O kẻ đường vuông góc với xy cắt A' A tại F1. Qua A’ kẻ đường song song với Δ cắt thấu kính tại I. Nối F1I cắt xy tại A
B. Qua A’ kẻ trục phụ Δ. Từ F kẻ đường vuông góc với xy cắt A tại F1. Qua A’ kẻ đường song song với A cắt thấu kính tại I. Nối F1I cắt xy tại A
C. Qua O kẻ trục phụ Δ. Từ F kẻ đường vuông góc với xy cắt A tại F1. Qua A’ kẻ đường song song với A cắt thấu kinh tại I. Nối F1I cắt xy tại A
D. Qua O kẻ trục phụ Δ. Từ F kẻ đường vuông góc với A tại F1. Qua A’ kẻ đường song song với A cắt thấu kính tại I. Nối F1I cắt xy tại A
- Câu 29 : Trên hình vẽ, xy là trục chính của thấu kính, AB là vật, A'B' là ảnh của vật tạo bởi thấu kính. Nối BB’ cắt xy tại M. Qua M kẻ đường A vuông góc với xy. Qua B kẻ đường song song với xy cắt A tại I. Nối B T kéo dài cắt xy tại N thì N là
A. tiêu điểm chính vật.
B. tiêu điểm chính ảnh.
C. tiêu điểm phụ vật.
D. tiêu điểm phụ ảnh
- Câu 30 : Vật sáng AB được đặt song song với màn và cách màn một khoảng cố định A. Một thấu kính hội tụ có trục chính qua điểm A và vuông góc với màn, được di chuyển giữa vật và màn. Người ta nhận thấy có n vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét của vật trên màn, mà chiều cao ảnh khác chiều cao vật. Giá trị của n là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
- Câu 31 : Một vật sáng thẳng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính L. Đặt ở phía bên kia thấu kính một màn ảnh E vuông góc với trục chính của thấu kính. Xê dịch E, ta tìm được một vị trí của E để có ảnh hiện rõ trên màn.
A. L là thấu kính phân kì.
B. L là thấu kính hội tụ.
C. Không đủ dữ kiện để kết luận như trên.
D. Thí nghiệm như fren chỉ xảy ra khi vật AB ở trong khoảng tiêu cự của L
- Câu 32 : Vật sáng thẳng AB được đặt ở một vị trí bất kì và vuông góc với trục chính của một thấu kính L. Đặt một màn ảnh E ở bên kia của thấu kính L, vuông góc với quang trục. Di chuyển E hoặc di chuyển thấu kính ta không tìm được vị trí nào của E để có ảnh hiện lên màn thì.
A. L là thấu kính phân kì.
B. L là thấu kính hội tụ.
C. Thí nghiệm như trên không thể xảy ra.
D. Không đủ dữ kiện để kết luận như A hay B
- Câu 33 : Đặt một vật sáng thẳng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ L
A. Ảnh là ảnh thật.
B. Ảnh là ảnh ảo.
C. Không đủ dữ kiện để xác định ảnh là ảo hay thật.
D. Ảnh lớn hơn vật.
- Câu 34 : Với một thấu kính hội tụ, ảnh ngược chiều với vật
A. khi vật là vật thật.
B. khi ảnh là ảnh ảo.
C. khi vật thật ở ngoài khoảng tiêu cự.
D. chỉ có thể trả lời đúng khi biết vị trí cụ thể của vật.
- Câu 35 : Chiếu một chùm sáng hội tụ tới một thấu kính L và hứng chùm tia ló lên một màn phẳng E vuông góc với trục chính của L, ta được một vệt sáng tròn trên màn. Di chuyển tịnh tiến màn E ra xa hoặc lại gần thấu kính, ta thấy diện tích vệt sáng không đổi. Chùm sáng tới hội tụ tại tiêu điểm chính
A. vật của thấu kính hội tụ L.
B. vật của thấu kính phân kì L.
C. ảnh của thấu kính hội tụ L.
D. ảnh của thấu kính phân kì L.
- Câu 36 : Vật sáng phẳng nhỏ AB đặt trước và vuông góc với trục chính của các thấu kính ghép đồng trục. Chọn câu sai.
A. có sự tạo ảnh liên tiếp do từng thấu kính của hệ.
B. Ảnh tạo bởi thấu kính trước sẽ ừở thành vật đối với thấu kính sau.
C. Ảnh ảo của vật tạo bởi hệ cũng là ảnh ảo đối với thấu kính cuối của hệ.
D. Nếu ảnh trung gian là ảnh ảo nó ừở thành vật ảo đối với thấu kính kế tiếp
- Câu 37 : Có hai thấu kính L1 và L2 (ánh sáng truyền từ x sang y, xem hình vẽ) được ghép đồng trục với tiêu điểm ảnh chính của L1 trùng tiêu điểm vật chính của L2. Gọi T là điểm trùng nhau đó. Nếu L1 và L2 đều là thấu kính hội tụ thì T thuộc
A.
B. .
C.
D. không tồn tại T
- Câu 38 : Có hai thấu kính L1 và L2 (ánh sáng truyền từ X sang y, xem hình vẽ) được ghép đồng trục với tiêu điểm ảnh chính của L1 trùng tiêu điểm vật chính của L2. Gọi T là diêm trùng nhau đó. Nêu L1 là thấu kính hội tụ và L2 là thấu kính phân kì thì T thuộc
A.
B. .
C.
D. không tồn tại T
- Câu 39 : Có hai thấu kính L1 và L2 (ánh sáng truyền từ X sang y, xem hình vẽ) được ghép đồng trục với tiêu điểm ảnh chính của L1 trùng tiêu điểm vật chính của L2. Gọi T là điểm trùng nhau đó. Nếu L1 là thấu kính phân kì và L2 là thấu kính hội tụ thì T thuộc
A.
B. .
C.
D. không tồn tại T
- Câu 40 : Có hai thấu kính L1 và L2 (ánh sáng truyền từ X sang y, xem hình vẽ) được ghép đồng trục với tiêu điểm ảnh chính của L1 trùng tiêu điểm vật chính của L2. Gọi T là diêm trùng nhau đó. Nếu L1 và L2 đều là thấu kính phân kì thì T thuộc
A.
B.
C.
D. không tồn tại T
- Câu 41 : Cho hệ hai thấu kính ghép đồng trục L1 và L2. Một tia sáng song song với trục chính truyền qua thấu kính như hình vẽ. Có thể kết luận những gì về hệ này?
A. L1 và L2 đều là thấu kính hội tụ.
B. L1 và L2 đều là thấu kính phân kì.
C. L1 là thấu kính hội tụ, L2 là thấu kính phân kì.
D. L1 là thấu kính phân kì, L2 là thấu kính hội tụ
- Câu 42 : Cho hệ hai thấu kính ghép đồng trục L1 và L2 có tiêu cự lần lượt là f1 và f2. Một tia sáng song song với trục chính truyền qua thấu kính như hình vẽ. Tìm kết luận sai dưới đây về hệ ghép này
A. tiêu điểm chính ảnh của L1 trùng với tiêu điểm chính vật của L2.
B. O1O2 = f2 – f1.
C. IJ kéo dài cắt trục chính tại F2.
D. O1O2 = f2 + f1.
- Câu 43 : Một hệ gồm hai thấu kính L1 và L2 đồng trục có tiêu điểm ảnh chính của L1 trùng với tiêu điểm vật chính của L2. Chiếu một chùm tia sáng song song tới L1 thì chùm tia ló ra khỏi L2 là chùm tia
A. song song.
B. không thể song song với chùm tới.
C. hội tụ
D. phân kì
- Câu 44 : Đặt vật sáng nhỏ AB vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) của một thấu kính mỏng thì ảnh của vật tạo bởi thấu kính nhỏ hon vật. Dịch chuyển vật dọc trục chính, về phía thấu kính thì ảnh lớn dần và cuối cùng bằng vật. Thấu kính đó là
A. hội tụ.
B. phân kì.
C. hội tụ nếu vật nằm ừong khoảng từ tiêu điểm đến vô cùng.
D. hội tụ nếu vật nằm trong khoảng từ tiêu điểm đến quang tâm của thấu kính.
- Câu 45 : Đặt vật AB có chiều cao 4 cm và vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì và cách thấu kính 50 cm. Thấu kính có tiêu cực −30 cm. Ảnh của vật qua thấu kính
A. là ảnh thật.
B. cách thấu kính 20 cm.
C. có số phóng đại ảnh −0,375.
D. có chiều cao 1,5 cm
- Câu 46 : Vật sáng nhỏ AB đặt vụông góc trục chính của một thấu kính và cách thấu kính 15 cm cho ảnh ảo lớn hơn vật hai lần. Tiêu cự của thấu kính là
A. 18 cm.
B. 24 cm.
C. 63 cm.
D. 30 cm.
- Câu 47 : Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính. Ảnh của vật tạo hởi thấu kính ngược chiều với vật và cao gấp ba lần vật. Vật AB cách thấu kính
A. 15 cm.
B. 20 cm.
C. 30 cm
D. 40 cm.
- Câu 48 : Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính. Anh của vật tạo bởi thấu kính cùng chiều với vật và cao gấp hai lần vật. Vật AB cách thấu kính
A. 10 cm.
B. 45 cm.
C. 15 cm.
D. 90 cm.
- Câu 49 : Vật sáng nhỏ AB đặt vuông góc trục chính của thấu kính. Khi vật cách thấu kính 30 cm thì cho ảnh thật A1B1. Đưa vật đến vị trí khác thì cho ảnh ảo A2B2 cách thấu kính 20 cm. Nếu hai ảnh A1B1 và A2B2 có cùng độ lớn thì tiêu cự của thấu kính bằng
A. 18 cm.
B. 15 cm.
C. 20 cm.
D. 30 cm.
- Câu 50 : Một vật sáng phẳng đặt trước một thấu kính, vuông góc với trục chính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính bằng ba lần vật. Dời vật lại gần thấu kính một đoạn 12 cm. Ảnh của vật ở vị trí mới vẫn bằng ba lần vật. Tiêu cự của thấu kính gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 10 cm.
B. 20 cm.
C. 30 cm.
D. 40 cm.
- Câu 51 : Hai vật điểm A, B (cùng thật hoặc cùng ảo) nằm trên trục chinh của một thấu kính quang tâm O cho các ảnh A’ và B’ cùng bản chất. Biểu thức có giá trị
A. âm.
B. dương.
C. chỉ âm khi ảnh thật
D. âm hay dương tùy trường hợp.
- Câu 52 : Vật sáng phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính cho ảnh A1B1 với số phóng đại ảnh k1 = −4. Dịch chuyển vật xa thấu kính thêm 5 cm thì thu được ảnh A2B2 với số phóng đại ảnh k2 = −2. Khoảng cách giữa A1B1 và A2B2 là
A. 50cm
B. 28cm
C. 12cm
D. 50cm
- Câu 53 : Vật sáng phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính có tiêu cự −10cm cho ảnh AiBi với số phóng đại ảnh ki. Khi dịch chuyển vật xa thấu kính thêm một khoảng 15 cm thì cho ảnh A2B2 cách ảnh A1B1 một khoảng 1,5 cm với số phóng đại ảnh k2. Giá trị (k1 + 2k2) gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 1,2
B. −1,8
C. −1,2
D. + 1,8
- Câu 54 : Trong giờ thực hành, để đo tiêu cự f của một thấu kính hội tụ, một nhóm học sinh dùng một vật sáng phẳng nhỏ AB và một màn ảnh. Đầu tiên đặt vật sáng song song với màn, sau đó đặt thấu kính vào trong khoảng giữa vật và màn luôn song song với nhau. Điều chỉnh vị trí của vật và màn đến khi thu được ảnh rõ nét trên màn. Tiếp theo học sinh cố định thấu kính, cho vật dịch chuyển dọc theo trục chính, lại gần thấu kính 2 cm, lúc này muốn thu được ảnh rõ nét trên màn, phải dịch chuyển màn dọc theo trục chính một đoạn 30 cm, nhưng độ cao của ảnh thu được lúc này bằng 5/3 độ cao ảnh trước. Giá trị của
A. 15cm
B. 24cm
C. 10cm
D. 20cm
- Câu 55 : Vật phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ (điểm A nằm trên trục chính) cho ảnh A1B1 cao gấp 2 lần vật. Giữ thấu kính cố định, dịch chuyển vật dọc theo trục chính một khoảng 5 cm thì được ảnh A2B2 lớn hơn vật 4 lần và khác bản chất với ảnh A1B1. Tính tiêu cự của thấu kính.
A. 20 cm.
B. 20/3 cm.
C. 12 cm.
D. 10 cm.
- Câu 56 : Đặt một bút chì AB dài 20 cm nằm dọc theo trục chính của một thấu kính O có tiêu cự 40 cm (đầu B xa O hơn), cho ảnh ảo A1B1 dài 40 cm. Khoảng cách BB1 gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 21 cm.
B. 28 cm.
C. 12 cm.
D. 24 cm.
- Câu 57 : Đặt một bút chì AB dài 20 cm nằm dọc theo trục chính của một thấu kính O có tiêu cự 40 cm (đầu B xa O hơn), cho ảnh ảo A1B1 dài 40 cm. Nếu quay bút chì một góc nhỏ quanh đầu A thì ảnh quay một góc
A. và sẽ bị ngắn lại.
B. 2 và sẽ bị ngắn lại.
C. 2 và sẽ dài ra.
D. và sẽ dài ra
- Câu 58 : Vật sáng phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính O (có tiêu cự f) cho ảnh A’B’ Khi dịch chuyển vật xa O thêm một khoảng 10 cm thì thấy ảnh dịch chuyển một khoảng 2 cm, còn nếu cho vật gần O thêm 20 cm thì ảnh dịch chuyển 10 cm. Độ lớn của |f| gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 17,5cm
B. 10cm
C. 16 cm.
D. 21,5cm
- Câu 59 : Vật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12 cm, qua thấu kính cho ảnh ảo A1B1, dịch chuyển AB ra xa thấu kính thêm 8 cm. Khi đó ta thu được ảnh thật A2B2 cách A1B1 đoạn 72 cm. Vị trí của vật AB ban đầu cách thấu kính
A. 6 cm.
B. 12 cm.
C. 8 cm.
D. 14 cm.
- Câu 60 : Một vật sáng phẳng AB cao h (cm) đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính mỏng (A nằm trên trục chính), cách thấu kính một khoảng x (cm) cho ảnh thật A1B1 cao 1,2 cm. Cố định thấu kính, dịch vật một đoạn 15 cm dọc theo trục chính thì được ảnh ảo A2B2 cao 2,4 cm. Nếu khoảng cách từ quang tâm thấu kính đến tiêu điểm chính là 20 cm thì tích hx bằng
A. 12
B. 18
C. 36
D. 48
- Câu 61 : Một hệ thống quang học ở phía trước cho một ảnh thật AB cao 3 cm. Trong khoảng giữa hệ thống quang học ấy và AB người ta đặt một thấu kính phân kì, cách AB 30 cm trục chính đi qua A và vuông góc với AB thì ảnh của AB qua thấu kính cao bằng 1,5 cm. Tiêu cự của thấu kính gần giá trị nào nhất sau đây?
A. −12 cm.
B. −15 cm.
C. −20 cm.
D. −30cm
- Câu 62 : Hai vật phẳng nhỏ giống hệt nhau đặt song song với nhau và cách nhau 45 cm. Đặt một thấu kính hội tụ tiêu cự f vào trong khoảng giữa hai vật, sao cho trục chính đi qua trung điểm các vật và vuông góc với các vật. Khi dịch chuyển thấu kính thì thấy có hai vị trí của thấu kính cách nhau 15 cm cùng cho hai ảnh: một ảnh thật và một ảnh ảo, trong đó ảnh ảo cao gấp 2 làn ảnh thật. Giá trị của f gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 12 cm.
B. 15 cm.
C. 31 cm.
D. 22 cm
- Câu 63 : Hai vật phẳng nhỏ A1B1 và A2B2 (A1B1 = 3A2B2) đặt song song với nhau, ngược chiều nhau, cách nhau 108 cm. Đặt một thấu kính hội tụ tiêu cự f vào ừong khoảng giữa hai vật, sao cho trục chính đi qua A1, A2 và vuông góc với các vật. Hai ảnh của hai vật qua thấu kính trùng khít nhau. Giá trị của f gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 50 cm.
B. 40 cm.
C. 70 cm.
D. 60 cm.
- Câu 64 : Trên hình vẽ, xy là trục chính của thấu kính, O là quang tâm, S’ là ảnh của điểm sáng S cho bởi thấu kính. Biết độ lớn tiêu cự của thấu kính |f| = 20 cm và SS’ = 18 cm. Cho S dao động điều hòa theo phương vuông góc với trục chính với biên độ 5 cm thì ảnh S’ dao động điều hòa với biên độ gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 8 cm.
B. 10 cm
C. 12 cm.
D. 4 cm
- Câu 65 : Trên hình vẽ, xy là trục chính của thấu kính hội tụ (tiêu cự f), I là điểm trên trục chính cách quang tâm một khoảng 2f, S’ là ảnh thật S của điểm sáng S cho bởi thấu kính. Biết các khoảng cách SI = 24 cm, SS’ = 64 cm. Tiêu cự của thấu kính bằng
A. 7,6 cm hoặc 12 cm.
B. 20 cm hoặc 31,6 cm.
C. 15 cm hoặc 7,6 cm.
D. 12 cm hoặc 18 cm.
- Câu 66 : Một thấu kính phân kì có độ tụ −5 dp. Nếu vật sáng phăng đặt vuông góc vói trục chính và cách thấu kính 30 cm thỉ ảnh cách vật một khoảng là L vói số phóng dại ảnh là k. Chọn phương án đúng
A. L = 20 cm
B. k = −0,4
C. L = 40cm
D. k = 0,4
- Câu 67 : Đăt vật sáng nhỏ AB vuông góc trọc chính cua thấu kính có tiêu cạ 16 cm, cho ảnh cao bằng nửa vật Khoảng cách giũa vật vả ảnh là
A. 72 cm.
B. 80 cm.
C. − 30 cm
D. 90 cm
- Câu 68 : Vật AB là đoạn thẳng sáng nhỏ đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính cho ảnh ảo cao bằng 5 lần vật và cvachs vật 60cm. Đầu A của vật nằm tại trục chính của thấu kính. Tiêu cực của thấu kính gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 32cm
B. 80cm
C. 17cm
D. 21cm
- Câu 69 : Vật AB là đoạn thẳng sáng nhỏ vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì cho ảnh cao bằng 0,5 lần vật và cách vật 60cm. Đầu A của vật nằm tại trục chính của thấu kính. Tiêu cự của thấu kính gần giá trị nào nhất sau đây:
A. −72cm
B. – 80cm
C. – 130cm
D. – 90cm
- Câu 70 : Một thấu kính hội tụ tiêu cực f. Đặt thấu kính này giữa vật AB và màn (song song với vật) sao cho ảnh cảu AB hiện rõ nết trên màn và gấp hai lần vật. Để ảnh rõ nét của vật trên màn gấp ba lần vật, phải tăng khoảng cách vật và màn thêm 10cm. Tiêu cực của thấu kính bằng?
A. 12cm
B. 20cm
C. 17cm
D. 15cm
- Câu 71 : Vật sáng AB đặt song song với màn và cách màn một khoảng cố định L. Một thấu kính có tiêu cực f có trục chính qua điểm A và vuông góc với màn, được di chuyển giữa vật và màn. Người ta nhận thấy có 2 vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét của vật trên màn. Hai vị trí này cách nhau một khoảng B. Chọn hệ thức đúng
A. L2 = b2 + 4Lf.
B. L2 = b2 + 2Lf
C. L2 = b2 + 3Lf
D. L2 = b2 + Lf
- Câu 72 : Thấu kính hội tụ có tiêu cực f. Khoảng cách ngắn nhất giữa vật thật và ảnh thật qua thấu kính:
A. 3f
B. 4f
C. 5f
D. 6f
- Câu 73 : Vật sáng AB được đặt song song với màn và cách màn một khoảng cố định L. Một thấu kính hội tụ có tiêu cực f có trục chính qua điểm A và vuông góc với màn, được di chuyển giữa vật và màn. Người ta nhận thấy chỉ có 1 vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét của vật trên màn. Chọn hệ thức đúng
A. L = 4f
B. L = 2f
C. L = 3f
D. L = L.f/2
- Câu 74 : Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm. Vật sáng AB được đặt trước thấu kính và có ảnh A’B’. Cho biết khoảng cách vật và ảnh là 125cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là:
A. 25cm hoặc 100cm
B. 40cm hoặc 85 cm hoặc 100cm
C. 20cm hoặc 105 cm
D. 25cm hoặc 100cm hoặc 17,5cm
- Câu 75 : Một thấu kính hội tụ có tiêu cực f = 20cm. Vật sáng AB được đặt trước thấu kính và có ảnh A’B’. Cho biết khoảng cách vật và ảnh là 45cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính gần giá trị nào nhất sau đây:
A. 25cm
B. 40cm
C. 17cm
D. 30cm
- Câu 76 : Vật sáng AB cách màn ảnh 150 cm. Trong khoảng giữa vật và màn ảnh, ta đặt một thấu kinh hội tụ O (tiêu cự f) coi như song song với vật AB. Di chuyển O dọc theo trục chỉnh, ta thấy có hai vị tri của O để ảnh hiện rõ trên màn với sổ phóng đại ảnh lần lượt là và . Hai vị tri này cách nhau 30 cm. Giá trị của biểu thức gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 45 cm.
B. 69 cm.
C. 120 cm.
D. 77 cm.
- Câu 77 : Vật phăng nhỏ AB đặt trước và song song với một màn, cách màn khoảng 100 cm. Đặt một thấu kính hội tụ giữa vật và màn, song song với vật và sao cho điểm A của vật ở trên trục chính. Ta tìm được hai vị trí của thấu kính tạo ảnh rõ nét của vật trên màn, ảnh này gấp 2,25 lần ảnh kia. Tính tiêu cự của thấu kính
A. 15 cm.
B. 40 cm.
C. 24 cm
D. 30 cm.
- Câu 78 : Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5 cm. A là điểm vật thật trên trục chính, cách thấu kính một khoảng d, A' là ảnh của A. Giữ vật cố định và tịnh tiến thấu kính để d tăng từ 6 cm đến 20 cm thì khoảng cách AA’
A. giảm dần đến giá trị cực tiểu 20 cm rồi tăng.
B. luôn giảm.
C. tăng dần đến giá trị cực đại 20 cm rồi giảm.
D. luôn tăng
- Câu 79 : Thấu kính hội tụ có tiêu cực 5cm. A là điểm vật thật trên trục chính, cách thấu kính một khoảng d, A’ là ảnh của A. Giữ vật cố định và tịnh tiến thấu kính để d giảm từ 4,5 cm đến 1cm thì khoảng cách AA’
A. giảm dần đến giá trị cực tiểu 20 cm rồi tăng.
B. luôn giảm
C. tăng dần đến giá trị cực đại 20 cm rồi giảm.
D. luôn tăng.
- Câu 80 : Một vật phẳng nhỏ AB đặt song song với một màn ảnh và cách màn 3m. Một thấu kính hội tụ bố trí sao cho trục chính đi qua A, vuông góc với AB thì ảnh A’B’ cao gấp 4 lần vật, thể hiện rõ nét trên màn. Khi dịch chuyển vật xa màn thêm 60cm thì ảnh cách màn một khoảng
A. 160cm
B. 180cm
C. 130cm
D. 250cm
- Câu 81 : Đặt một vật phẳng nhỏ AB trước một thấu kính vuông góc với trục chính của thấu kính. Trên màn vuông góc với trục chính ở phía sau thấu kính thu được một ảnh rõ nét lớn hơn vật, cao 4 mm. Giữ vật cố định, dịch chuyển thấu kính dọc theo trục chính 5 cm về phía màn thì màn phải dịch chuyển màn 35 cm mới lại thu được ảnh rõ nét cao 2 mm. Tiêu cực thấu kính là
A. 24 cm.
B. 25 cm.
C. 20 cm.
D. 15 cm.
- Câu 82 : Một vật sáng phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì, A ở trên trục chính, cho ảnh . Giữ vật cố định, dịch chuyến thấu kính một đoạn 10 cm dọc theo trục chính, ra xa vật thì cho ảnh . Biết và cách một đoạn 25/3 cm. Tìm tiêu cự của thấu kính.
A. −15cm.
B. −cm.
C. –10cm
D. −20cm.
- Câu 83 : Một vật sáng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh trên màn ảnh đặt vuông góc với trục chính. Giữ cố định dịch thấu kính xa vật một đoạn 45cm thì phải dịch màn một đoạn 27cm mới thu được ảnh trên màm và ảnh mới nhỏ hơn ảnh cũ 10 lần. Trung bình cộng các giá trị có thể có của tiêu cự của thấu kính gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 20,4cm
B. 9,5cm
C. 12,6cm
D. 18,5cm
- Câu 84 : Vật sáng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cực 20cm choảnh rõ nét trên màn với số phóng đai ảnh k1. Giữ vật cố định, dịch thấu kính lại gần vật thêm một đoạn 4cm thì phải dịch màn ảnh một đoạn 316cm, mới thu được ảnh thật trên màn. Giá trị của gần giá trị nào nhất sau đây?
A. – 2,5
B. – 5,6
C. – 4,2
D. – 3,6
- Câu 85 : Cho một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 10 cm. Ban đầu (t = 0), điểm sáng S trên trục chính và cách thấu kính 12 cm, sau đó cho thấu kính dịch chuyển ra sa S với vận tốc không đổi v = 1 cm/s theo phương dọc trục chính. Tốc độ của ảnh S’ so với vật S đạt giá trị nhỏ nhất ở thời điểm
A. 8s
B. 9s
C. 7s
D. 5s
- Câu 86 : Người ta dùng một thấu kính hội tụ có độ tụ 1dp để thu được ảnh của Mặt Trăng. Cho góc trông Mặt Trăng là 33’. Lấy . Đường kính của ảnh gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 1cm
B. 2cm
C. 3cm
D. 4cm
- Câu 87 : Vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm. Khoảng cách từ vật kính đến phim có thể thay đổi trong khoảng từ 10 cm đến 11 cm. Dùng máy ảnh này có thể chụp được ảnh của các vật nằm trong khoảng .nào ở trước máy?
A. từ 110 cm đến
B. từ 100 cm đến .
C. từ 10 cm đến 110 cm.
D. từ 10 cm đến
- Câu 88 : Từ trên máy bay ở độ cao 4 km muốn chụp ảnh một vùng trên mặt đất với tỉ lệ xích 1:5000 thì phải dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự f. Giá trị f gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 10 cm.
B. 115 cm
C. 13 cm.
D. 85 cm.
- Câu 89 : Vật kính của máy ảnh có tiêu cự 10 cm. Một người dừng máy ảnh này đê tự chụp ảnh của mình trong một gương phẳng. Khi đó người ấy đứng cách gương 100 cm. Số phóng đại ảnh chụp được là
A. −1/9.
B. −1/19.
C. 1/19.
D. 1/9.
- Câu 90 : Vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. Khoảng cách từ vật kính đến phim có thể thay đổi trong khoảng từ 10cm đến 11cm. Dùng máy để chụp ảnh của một vật ở xa. Góc trông chỗ chụp là α = 80. Khoảng cách từ vật kính đến phim và chiều cao của ảnh trên phim lần lượt là:
A. 10cm và 1,4cm
B. 10cm và 1,2cm
C. 10,5cm và 1,4cm
D. 10,5cm và 1,2cm
- Câu 91 : Vật kính của một máy ảnh có cấu tạo gồm một thấu kính hội tụ mỏng Oi có tiêu cự f1 = 7 cm, đặt trước và đồng trục với một thấu kính phân kì O2, tiêu cự f2 = −10 cm. Hai thấu kính cách nhau 2 cm. Hướng máy để chụp ảnh của một vật ở rất xa với góc trông 2° thì khoảng cách từ thấu kính phân kì đến phim và chiều cao của ảnh trên phim lần lượt là
A. 10 cm và 0,24 cm.
B. 10 cm và 0,49 cm.
C. 10,5 cm và 0,49 cm.
D. 10,5 cm và 0,24 cm
- Câu 92 : Vật kính của một máy ảnh có cấu tạo gồm một thấu kính hội tụ mỏng O1 có tiêu cự f1 = 7cm đặt tước và đồng trục với một thấu kính O2.Haithauas kính cách nhau 22cm. Hướng máy để chụp ảnh của một vật ở rất xa với góc trông 20 thì chiều cao của ảnh trên phim là 0,49cm.Khoảng cách từ O2 đến phim gần giá trị nào nhất sau đây:
A. 21cm
B. 45cm
C. 31cm
D. 25cm
- Câu 93 : Vật kính của một máy ảnh có câu tạo gôm một thấu kính hội tụ mỏng O1 có tiêu cự f1 = 10 cm, đặt trước và đồng trục với một thấu lánh phân kì O2 có tiêu cự f2 = −10 cm. Hai thấu kính đặt cách nhau 7 cm. Dùng máy ảnh để chụp một vật AB trên mặt phẳng ngang. Trục chính của máy ảnh nằm theo đường thẳng đứng đi qua vật. Vật kính cách mặt phẳng ngang một khoảng 60 cm. Khoảng cách từ thấu kính O2 đến phim gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 8 cm.
B. 7 cm.
C. 11 cm.
D. 15 cm
- Câu 94 : Dùng máy ảnh vật kính có tiêu cự 9 cm để chụp ảnh một bức tranh có kích thước 1 m x 0,6 m trên một tấm phim có kích thước 36 mm x 24 mm. Để thu được ảnh của toàn bộ bức tranh trên phim thì khoảng cách ngắn nhất từ bức tranh đến vật kính và độ lớn số phóng đại ảnh lúc đó lần lượt là
A. 259 cm và 0,036.
B. 384 cm và 0,024.
C. 234 cm và 0,04.
D. 159 cm và 0,06.
- Câu 95 : Vật kính của một máy ảnh là thấu kính hội tụ có tiêu cự 0,1 m. Dùng máy ảnh để chụp ảnh của một người chạy qua với vận tốc v = 18km/h, theo phương vuông góc với trục chính của vật kính, cách máy ảnh d = 500 cm. Hỏi thời gian ống kính mở tối đa là bao nhiêu để độ nhòe của ảnh không quá b = 0,2mm
A. 2,16ms
B. 1,96ms
C. 1,25ms
D. 2,5ms
- Câu 96 : Vật kính của một máy ảnh có cấu tạo gồm một thấu kính họi tụ mỏng O1 có tiêu cự f1 = 10cm, đặt trước và đồng trục với một thấu kính phân kì O2 có tiêu cự f2 = −10cm. Hai thấu kính đặt cách nhau 7cm. Dùng máy ảnh để chụp một vật AB đang chuyển đọng trên mặt phẳng ngang một khoảng 60cm. Cho AB chuyển động với tốc độ v = 0,02 m/s theo phương vuông góc với trục chính. Tính thời gian tối đa mở màn chắn (cửa sập) của máy ảnh để độ nhòe ảnh trên phim không quá 0,05(mm)
A. 2,16ms
B. 1,96ms
C. 6,25ms
D. 7,5ms
- Câu 97 : Vật kính của một máy ảnh là thấu kính hội tụ có tiêu cự 6cm. Dùng máy ảnh để chụp ảnh của một vật ở dưới đáy bể nước. Trục chính của máy ảnh nằm theo đường thẳng đứng đi qua vật và vật cách vật kính của máy ảnh là 70cm. Chiều cao của nước là 40cm, chiết suất của nước là 4/3. Xác định khoảng cách từ phim đến vật kính
A. 8cm
B. 20/3cm
C. 11cm
D. 15cm
- Câu 98 : Một nguồn sáng điểm S đặt trên trục chính của thấu kính hội tụ (có tiêu cự 10cm) phát ra chùm sáng phân kì hướng về phía thấu kính. Phía sau thấu kính đặt màn quan sát M đặt vuông góc với trục chính và cách thấu kính 30cm. Thấu kính có đường ria là đường tròn. Xác định khoảng cách từ S đến thấu kính để trên M thu được một vệt sáng hình tròn có đường kính bằng đường kính của rìa thấu kính
A. 18cm hoặc 12cm
B. 10cm hoặc 30cm
C. 15cm hoặc 18cm
D. 12cm hoặc 20cm
- Câu 99 : Một nguồn sáng điểm S đặt trên trục chính thấu kính hội tụ (có tiêu cực 10cm) phát ra chùm sáng phân kì hướng về phía thấu kính. Phía sau thấu kính đặt màn quan sát M đặt vuông góc với trục chính và cách thấu kính 30cm. Thấu kính có đường rìa đường tròn. Xác định khoảng cách từ S đến thấu kính để trên M thu được một vệt sáng hình tròn có đường kính bằng nửa đường kính rìa thấu kính:
A. 18cm hoặc 12cm
B. 10cm hoặc 30cm
C. 15cm hoặc 18cm
D. 12 cm hoặc 20cm
- Câu 100 : Một nguồn sáng điểm S đặt trên trục chính thấu kính hội tụ 10 cm. Phía sau đặt màn quan sát M vuông góc với trục chính và thấu kính 80 cm. Thấu kính có đường kính rìa là đường tròn, có tiêu cự f. Trên màn xuất hiện vệt sáng hình tròn có đường kính bằng đường kính của rìa thấu kính và bằng 10 cm. Khi xê dịch màn ảnh dọc theo trục chính thì kích thước vệt sáng cũng thay đổi. Khi màn xa thêm 10 cm thì đường kính vệt sáng trẽn màn bằng x. Giá trị
A. 20 cm.
B. 18 cm.
C. 12,5 cm.
D. 10,5 cm.
- Câu 101 : Một nguồn sáng điểm S đặt trên trục chính của thấu kính O, cách thấu kính 10cm. Phía sau đặt màn quan sát M vuông góc với trục chính và thấu kính 80cm. Thấu kính có đường kính rìa là đường tròn, có tiêu cự f. Trên màn xuấ hiện vệt sáng hình tròn có đường kính bằng đường kính của rìa thấu kính và bằng 10cm. Khi xe dịch màn ảnh dọc theo trục chính thì kích thước vệt sáng cũng thay đổi. Khi màn xa thêm 10cm thì đường kính vệt sáng trên màn bằng x. Giá trị (x – 0,25f) là:
A. 20cm
B. 18cm
C. 12,5 cm
D. 10,5 cm
- Câu 102 : Một nguồn sáng điểm S đặt trên trục chính thấu kính hội tụ (tiêu cự 20cm) phát ra chùm sáng phân kì hướng về phía thấu kính. Phía sau thấu kính đặt màn quan sát M đặt vuông góc với trục chính và cách thấu kinhscm. Thấu kính có đường rìa là đường tròn. Tìm khoảng cách từ S đến thấu kính để trên màn thu được một vệt sáng hình tròn có đường kính gấp 4 lần đường kính của rìa thấu kính
A. 18 cm hoặc 240/7cm
B. 15 cm hoặc 45 cm.
C. 16 cm hoặc 240/7 cm
D. 12 cm hoặc 20 cm.
- Câu 103 : Một chùm sáng hội tụ hình tròn chiếu tới một lỗ tròn trên một màn chắn M. Trục của chùm sáng đi qua tâm của lỗ tròn và vuông góc với màn chắn. Phía sau M đặt màn ảnh phẳng E song song và cách M là 60cm. Trên E thu được một miền sáng tròn có đường ria bằng 1/3 đường kính lỗ tròn (nếu dịch màn ra một chút thì đường kính miền sáng tăng). Đặt vừa khít lỗ tròn một thấu kính có tiêu cự f thì trên màn thu được điểm sáng. Giá trị f là:
A. 10cm
B. 20cm
C. – 180 cm
D. – 120 cm
- Câu 104 : Một chùm sang hội tụ hình nón chiêu tới một lô tròn trên một màn chăn M. Trục của chùm sáng đi qua tâm của lỗ tròn và vuông góc với màn chắn. Phía sau M đặt một màn ảnh phẳng E song song và cách M là 60 cm. Trên E thu được một miền sáng tròn có đường kính bằng 1/3 đường kính của lỗ tròn (nếu dịch màn ra một chút thì đường kính miền sáng tăng). Đặt vừa khít vào lỗ tròn một thấu kính phân kì có tiêu cự −60 cm thì đường kính vệt sáng trên màn E
A. tăng 2 lần.
B. tăng 8 lần.
C. tăng 11 lần.
D. tăng 13 lần
- Câu 105 : Một chùm sáng hội tụ hình nón chiếu tới một lỗ tròn trên một màn chắn M. Trục của chùm sáng đi qua tâm của lỗ tròn và vuông góc với màn chắn. Phía sau M đặt một màn ảnh phẳng E song song và cách M là 60 cm. Trên E thu được một miền sáng tròn có đường kính bằng 1/3 đường kính của lỗ tròn (nếu dịch màn ra một chút thì đường kính miền sáng giảm). Đặt vừa khít vào lỗ fron một thấu kính phân kì có tiêu cự −30 cm thì đường kính vệt sáng trên màn E
A. tăng 21 lần.
B. tăng 8 lần.
C. tăng 11 lần.
D. tăng 7 lần.
- Câu 106 : Một chùm sáng hộ tụ hình nón chiếu tới một lỗ tròn trên một màn chắn M. Trục của chùm sáng đi qua tâm của lỗ tròn và vuông góc với màn chắn. Phía sau M đặt một màn ảnh E song song và cách M là 60cm. Trên E thu được một miền sáng tròn có đường kính bằng 1/3 đường kính của lỗ tròn. Đặt vừa khít vào lỗ tròn một thấu kính có tiêu cự f thì đường kính vệt sáng trên màn E không thay đổi. Giá trị của f là
A. 90cm và – 90 cm
B. 60cm và – 60 cm
C. 60cm hoặc – 90cm
D. 90cm và – 60cm
- Câu 107 : Một điểm sáng S đặt cách màn ảnh M một khoảng không đổi 60cm. Trong khoảng cách giữa S và màn đặt một thấu kính có tiêu cực 20cm sao cho trục chính đi qua S và vuông góc với màn. Khi trên màn thu được một vết áng hình tròn có diện tích nhỏ nhất thì khoảng cách từ S đến thấu kính là:
A. cm
B. cm
C. cm
D. cm
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp