Bài 9. Khu vực Tây Nam Á - Địa lí lớp 8

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 9. Khu vực Tây Nam Á được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Bài 1 trang 32 SGK Địa lí 8

Vị trí địa lí Tây Nam Á: Tiếp giáp: + Phía Bắc giáp biển Caxpi và biển Đen; phía Tây giáp biển Địa Trung Hải và biển Đỏ; phía Tây Nam giáp vịnh Pecxích và biển Arap. + Phía Bắc giáp khu vực Trung Á, phía Đông giáp Nam Á, phía Tây giáp châu Phi qua kênh đào Xuyê. Giới hạn vị trí lãnh thổ: + Nằm giữ

Bài 2 trang 32 SGK Địa lí 8

Sự phân bố các dạng địa hình Tây Nam Á: Phía đông bắc: Địa hình chủ yếu là dãy núi cao trên 2000 m và 500 2000 m. Phía tây nam: + Sơn nguyên Arap có độ cao 5002000m. + Các hoang mạc lớn Xiri, Nêphút, Rupen Khali. + Dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển phía Tây Nam. Ở giữa là đồng bằng châu thổ rộng lớn

Bài 3 trang 32 SGK Địa lí 8

Khó khăn:   Về tự nhiên: + Quanh năm bị thống trị bởi khối khí nhiệt đới khô nên khí hậu khô hạn, khắc nghiệt. + Vùng nội địa bán đảo Aráp hình thành các hoang mạc lớn khô hạn, đất đai khô cằn, sông ngòi kém phát triển ⟹ khó khăn cho hoạt động phát triển kinh tế của vùng. Dân cư –xã hội: + Khu vực

Dựa trên các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Tây Nam Á có thể phát triển các ngành kinh tế nào? Vì sao lại phát triển các ngành đó?

Tây Nam Á có thể phát triển cả ba ngành kinh tế cơ bản: Nông nghiệp: canh tác cây lương thực, hoa màu nhờ có vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn ở giữa, ngoài ra khu vực sơn nguyên đồi núi thấp có thể chăn thả gia súc lớn. Công nghiệp: phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ với nguồn dầu

Dựa vào hình 9.1 và hình 2.1, em hãy kể tên các đới và kiểu khí hậu của Tây Nam Á.

Các đới khí hậu và kiểu khí hậu của Tây Nam Á: Đới khí hậu cận nhiệt: + Kiểu cận nhiệt địa trung hải. + Kiểu cận nhiệt lục địa. Đới khí hậu nhiệt đới: + Kiểu nhiệt đới khô.

Dựa vào hình 9.1, em hãy cho biết các miền địa hình từ đông bắc xuống tây nam khu vực Tây Nam Á.

Các miền địa hình từ đông bắc xuống tây nam gồm: Phía Đông Bắc là miền núi cao trên 2000 m và 500 – 2000m. Ở giữa là vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn dưới 500 m. Phía Tây Nam là: + Sơn nguyên Arap có độ cao 5002000m. + Các hoang mạc lớn Xiri, Nêphút, Rupen Khali + Dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển p

Dựa vào hình 9.1, em hãy cho biết khu vực Tây Nam Á: - Tiếp giáp với các vịnh, biển, các khu vực và châu lục nào. - Nằm trong khoảng các vĩ độ nào?

Khu vực Tây Nam Á: Tiếp giáp: + Phía Bắc giáp biển Caxpi và biển Đen; phía Tây giáp biển Địa Trung Hải và biển Đỏ; phía Tây Nam giáp vịnh Pecxích và biển Arap. + Phía Bắc giáp khu vực Trung Á, phía Đông giáp Nam Á, phía Tây giáp châu Phi qua kênh đào Xuyê. Nằm trong khoảng vĩ độ: 120B đến 420B.

Dựa vào hình 9.4, cho biết Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến khu vực nào?

Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến khu vực Đông Á Nhật Bản, châu Đại Dương, châu Âu, Bắc Mỹ Hoa Kì và Canada.

Quan sát hình 9.3, em hãy cho biết khu vực Tây Nam Á bao gồm các quốc gia nào? Kể tên quốc gia có diện tích lớn nhất và quốc gia có diện tích nhỏ nhất.

Các quốc gia Tây Nam Á: Ả rập Xêút, Yêmen, Ôman, Iran, Irắc, Xiri, Côoét, Cata, Baranh, Gioocđani, Palettin, Ixraen, Libăng, Síp, Thổ Nhĩ Kì, Acmênia, Gruđia, Adecbaigian, Ápganixtan. Quốc gia có diện tích lớn nhất: Arập Xêút Quốc gia có diện tích nhỏ nhất: Baranh.

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 9. Khu vực Tây Nam Á - Địa lí lớp 8 đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!