Bài 35: Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật và ứng dụng - Sinh lớp 10 Nâng cao

Tổng hợp các bài giải bài tập trong Bài 35: Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật và ứng dụng được biên soạn bám sát theo chương trình Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các em cùng theo dõi nhé!

Câu 1 trang 122 SGK Sinh học 10 Nâng cao

Đặc điểm chung của quá trình phân giải ở vi sinh vật là: Phân giải axit nuclêic và prôtêin: tiết ra enzim nuclêaza phân giải ADN, ARN thành các nuclêôtit, enzim prôtêaza phân giải prôtêin thành axit amin. Phân giải polisaccarit: tiết enzim amilaza phân giải tinh bột thành glucôzơ, enzim xenlulaza

Câu 2 trang 122 SGK Sinh học 10 Nâng cao

Khi tiếp xúc với các chất dinh dưỡng cao phân tử như tinh bột, prôtêin, lipit..., không thể vận chuyển qua màng tế bào, vi sinh vật phải tiết vào môi trường các enzim thuỷ phân các cơ chất trên thành các chất đơn giản hơn glucôzơ, axit amin, axit béo để hấp thu.

Câu 3 trang 122 SGK Sinh học 10 Nâng cao

Các ví dụ : Ích lợi : Hoạt tính phân giải tinh bột của nấm men dùng trong làm rượu nếp ; hoạt tính phân giải tinh bột và prôtêin của nấm mốc và vi khuẩn dùng trong làm tương ; hoạt tính phân giải tinh bột và prôtêin trong bột giặt dùng tẩy sạch các vết bẩn do bột và thịt. Có hại : Các vi sinh vật

Trên đây là hệ thống lời giải các bài tập trong Bài 35: Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật và ứng dụng - Sinh lớp 10 Nâng cao đầy đủ và chi tiết nhất.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ và ủng hộ nhé!