Phân tích Vượt thác
Vượt thác là một đoạn trích ngắn trong truyện Quê nội của nhà văn Võ Quảng. Với trích đoạn ngắn tác giả đã đưa người đọc đến với khung cảnh thiên nhiên vừa hiền hòa vừa hung bạo dọc hai bên dòng sông Thu Bồn. Nhưng nổi bật hơn cả, tác giả để lại ấn tượng sâu sắc nhất là hình ảnh những người lao động nơi đây mà điểm nhấn nằm ở chân dung dượng Hương Thư. Để hiểu biết thêm về truyện xin mời các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Cunghocvui.com
Vượt thác
* Các điểm cơ bản
- Sóng nước, núi rừng ở tỉnh Quảng Nam (Trung Bộ).
- Miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa, so sánh khiến sông nước, núi rừng sinh động, gợi cảm và như có hồn thiêng khác với bài Sông nước Cà Mau.
- Bài văn có 4 nhân vật: nhân vật dẫn truyện, dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao mà nổi bật là dượng Hương Thư với thân hình rắn chắc, sức sóng mạnh mẽ và đầy kinh nghiệm vượt thác.
I. Võ Quảng sinh năm 1920, quê ở tỉnh Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Bài Vượt thác trích từ chương XI của truyện Quê nội (1974). Tên bài văn do người biên soạn đặt. Truyện viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn (làng Hòa Phước) tỉnh Quảng Nam, miền Trung Trung Bộ vào những ngày sau Cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân vật chính của truyện là hai em thiếu niên: Cục và Cù Lao.
II. Hai câu văn mở đầu xác định điểm cuối nguồn bắt đầu về thượng nguồn của dòng sông, cũng là hai câu giới thiệu kinh nghiệm đầu của nghề lái đò: thuyền về ngược thì nhờ hướng gió, về xuôi thì nương theo dòng chảy của sông. Dượng Hương Thư, nhân vật chính trong đoạn văn này có thừa kinh nghiệm ấy. Bởi vậy, “gió nồm vừa thổi”, gió đông nam thổi từ biển vào đất liền là dượng đã nhổ sào, giương cánh buồm nhỏ đón gió cho “Thuyền rẽ sóng lướt bon bon núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp”. Câu văn so sánh bằng phép nhân hóa thể hiện thuyền cùng người nhớ quê, đồng thời giới thiệu khoảng đường sông xa mà người và thuyền phải vượt qua.
Hành trình vượt thác đầy nguy hiểm
Những đoạn vàn còn lại, Võ Quảng tả cảnh làng xóm hai bên bờ sông, cùng với dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao vượt thác. Đó là cảnh ngã ba sông với “những bãi đậu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít” là cảnh lâu lâu lại gặp những thuyền xuôi theo con nước chở “đầy cau tươi, dây mây, dầu rái, những thuyền chở nút, chở quế”. Câu văn giới thiệu giao thông đường thủy vừa giới thiệu sản phẩm của vùng quê miền núi Quảng Nam. Trái cây vườn thì có cau tươi, mít, dây mây, dầu rái, quế là quà tặng của núi rừng. Đấy là nguồn lợi về kinh tế. Rồi “những chòm cổ thụ dám mãnh liệt đứng trầm ngắm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt”. Câu văn nhân hóa khiến tâm hồn người đọc lắng lại. Câu văn so sánh khiến người đọc ngỡ ngàng trước sự hùng vĩ của núi sông. Cả hai hình ảnh như là dấu hiệu của tự nhiên báo trước chặng đường khó khăn: “Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”.
Hai đoạn văn kế tiếp, Võ Quảng tập trung viết về dượng Hương Thư và chuyên vượt thác cố Cò. Mô tả ngọn thác này nhà văn viết: “Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn”. Hình ảnh so sánh ngồ ngộ ấy biểu thị mức độ nguy hiếm của dòng thác. Dòng nước chảy “đứt đuôi rắn” kia cho thấy dòng thác giữa hai vách đá dựng đứng đang trườn trên đá có mỏm nhô ra khiến dòng nước gãy khúc.
Nguy hiểm ở khúc gãy này chờ đợi người vượt thác, lúc này là dượng Hương Thư “như một pho tượng dúc, các bắp thịt cuồn cuộn”. Sự so sánh ấy làm nổi bật sức dẻo dai của người thường xuyên sống cùng sông nước, nắng gió. về tính tình thì “dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”. Nhưng khi vượt thác thì hoàn toàn khác hẳn. Trước hết, dượng là người nhận ra mức độ chết người khi vượt thác. Bởi vậy, bao nhiêu kinh nghiệm đều được dượng đưa ra. Từ việc chuẩn bị bữa cơm trước khi vượt thác cho chắc bụng. Có chuẩn bị như thế mới có sức khỏe đế “có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở”. Tại sao phải như thế? Vì đó là cách tối ưu để bảo vệ mạng sống con người và của cải có trên thuyền. Rồi chuyện vượt thác bắt đầu. Những hình ảnh sống động của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao vào trang văn. “Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái có người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc!””. Tiếp theo là những hình ảnh như tuôn trào sức mạnh cơ thế của dượng tập trung “ghì chặt trên đầu sào" để lấy thế cho thuyền không bị sức mạnh của dòng nước tống lui, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống đẩy thuyền đi tới. Vậy mà chiếc sào “bị cong lại", còn chiếc thuyền thì “vùng vầng cứ chực trụt xuống”. Cái mặt, cái đôi mắt của dượng Hương Thư bị biến dạng khi “hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”.
Cuộc chiến giữa con người và thác dữ không chỉ trong chóc lát. Mô tả một lần phóng sào, răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra,... cũng là miêu tả nhiều lần. Mỗi lần thuyền nhích lên được một khoảng ngắn là mỗi lần phái dồn sức như thế và dượng Hương Thư xứng đáng là “một hiệp sĩ’ trước thiên nhiên “oai linh hùng vĩ” như rặng Trường Sơn. Cả ba người, nhất là dượng Hương Thư, phải chiến đấu dũng cảm, dai dẳng như thế, phải “thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt” như thế “cho đến chiều tối, thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò”. Thế là đã qua chặng đường nguy hiếm, con người đã vượt được thác để tiến về phía trước, để đạt đến mục đích. Đoạn văn mang hơi thở của người vượt thác, còn bây giờ thì “dòng sông cứ chảy quanh co”. Núi cao sừng sững vẫn còn đó nhưng sông nước thì đã hiền hòa. “Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước”, một hình ảnh so sánh để nhân hóa những cây đa cây đề sông núi như bóng dáng các thế hệ tiền tố hỗ trợ chí khí cho thế hệ đời sau vượt qua mọi gian khó trong đời sống chí nhân, trong sự nghiệp dựng nước và bảo vệ đất nước. Nhịp văn, từ ngữ trong đoạn văn cuối bài dịu lại như chú Hai thở không ra hơi đang trở lại trạng thái thoải mái và cũng như dòng sông chảy “qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra”...
Cảm nghĩ về nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn trích "Vượt thác"
III. Nghệ thuật nhân hóa và so sánh đã làm tăng sức hâp dan và ý nghĩa nội dung của chuyến vượt thác đơn thuần. Người đọc cảm nhận phía sau những dòng văn miêu tả ấy không chỉ có nét đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, ý chí vượt khó của con người mà còn có cả quà tặng của núi rừng Trường Sơn cho những con người đã cùng gắn bó.
Mong rằng bài viết Vượt thác của Cunghocvui.com sẽ giúp cấc bạn đạt điểm cao trong kì học này!