Soạn bài Vượt thác của tác giả Võ Quảng - Ngữ văn 6 tập 2
Với bài Vượt thác, Cunghocvui xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Vượt thác đầy đủ và chi tiết nhất ngay sau đây. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
Câu 1 (Trang 40 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Bố cục của văn bản Vượt thác được chia làm 3 phần như sau:
Phần 1: Từ đầu... Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước
Nội dung: Miêu tả bức tranh thiên nhiên trước khi đến thác
Phần 2: Tiếp theo.... qua khỏi thác Cổ Cò
Nội dung: Con thuyền đi qua đoạn sông có thác dữ
Phần 3: Còn lại
Nội dung: Thuyền đã qua khỏi thác dữ
Câu 2 (Trang 40 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
- Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả trong bài đã thay đổi theo hành trình của con thuyền ngược dòng, theo trật tự không gian.
- Vị trí quan sát của tác giả: trên con thuyền. Tác giả ngồi trên thuyền và ngắm cảnh sắc trên sông cùng hai bên bờ sông Khi ở đoạn đồng bằng thì dòng sông vô cùng êm đềm, tầm nhìn xung quanh là những bãi râu bạt ngàn. Lúc sắp đến đoạn hiểm nguy thì tác giả miêu tả ngọn núi cao hiện ra trước mặt một cách đột ngột, rồi hình ảnh nước và thác dữ được miêu tả khi đến đoạn vượt thác.
Câu 3 (Trang 40 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả rất sinh động và chân thực qua những yếu tố:
- Tinh thần chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để được chắc bụng, ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng
- Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn
Những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư:
- Ngoại hình: gân guốc, chắc khỏe, đánh trần, như pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa
- Hành động: đánh trần đứng sau lái, co người phóng sào xuống dòng sông; ghì chặt lấy sào, lấy thế trụ lại giúp chiếc sào kia phóng xuống; thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt.
Miêu tả dượng Hương Thư đối đầu với thác dữ, tác giả đã dùng những phép so sánh:
- Núi cao như đột ngột hiện ra (so sánh vật với người)
- Nhanh như cắt (cái trừu tượng với cụ thể)
- Những cây to (…) nom xa như những cụ già vung tay (vật với người)
- Hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của trường sơn oai linh” gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên.
Xem thêm Vượt thác - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
Cảm nghĩ về nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn trích "Vượt thác"
Phong cảnh thiên nhiên và nghệ thuật miêu tả qua hai bài "Sông nước Cà Mau" và "Vượt thác"
Câu 4 (Trang 40 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Những hình ảnh miêu tả cây cổ thụ ven bờ sông:
- Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước
- Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước
Tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa ở mỗi hình ảnh:
Ở câu trước, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa hình ảnh chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (chuyển nghĩa theo biện pháp ẩn dụ): thiên nhiên như cũng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu.
Còn trong câu sau, tác giả sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu (chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ): thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước.
Câu 5 (Trang 40 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Bài văn không chỉ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên của con sông Thu Bồn mà còn thể hiện lên hình ảnh con người với sức mạnh và tầm vóc vô cùng lớn lao. Đó cũng chính là phẩm chất của con người lao động, của người dân Việt Nam chất phác, can đảm nhưng không kém phần mộc mạc, giản dị.
Thông qua phần Soạn bài Vượt thác, Cunghocvui hi vọng đây sẽ là phần Soạn bài đầy đủ và hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt!