Đăng ký

Trọn bộ trắc nghiệm Địa lý 12 hay nhất

Trắc nghiệm địa lý 12 là một trong những cách để hệ thống lại kiến thức Địa lý một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Cunghocvui xin gửi tới các bạn bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích các bạn trong quá trình ôn tập môn Địa lý.

A. Trắc nghiệm địa lý 12 thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Câu 1: Việt Nam mang đặc điểm nổi bật về khí hậu là:

A. Nóng quanh năm với đặc trưng của khí hậu là có tính nhiệt đới gió mùa ẩm

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa nóng, lạnh rõ rệt

C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa sâu sắc

D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ điều hòa quanh năm 

Câu 2: Lãnh thổ Việt Nam là nơi:

A. Các khối khí hoạt động tuần hoàn, nhịp nhàng

B. Gió mùa hạ hoạt động quanh năm 

C. Gió mùa đông hoạt động quanh năm 

D. Giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa

Câu 3: Kiểu thời tiết lạnh, khô xuất hiện ở miền Bắc nước ta vào:

A. Nửa đầu mùa đông

B. Giữa mùa xuân

C. Giữa mùa đông

D. Nửa cuối mùa đông

Câu 4: Kiểu thời tiết lạnh, ẩm xuất hiện ở miền Bắc nước ta vào thời gian:

A. Nửa đầu mùa đông

B. Giữa mùa đông

C. Giữa mùa xuân

D. Nửa cuối mùa đông

Câu 5: Mưa phùn vào nửa cuối mùa đông là kiểu thời tiết đặc trưng của khu vực:

A. Tây Bắc

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Tây Nguyên

D. Nam Trung Bộ

Câu 6: Ở khu vực miền Bắc nước ta, nguyên nhân gây ra hiện tượng lạnh, ẩm trong thời tiết vào nửa cuối mùa đông là:

A. Gió mùa đông bị suy yếu nên tăng độ ẩm

B. Gió mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta

C. Bị chi phối bởi gió mùa hạ 

D. Khối khí lạnh di chuyển qua biển trước khi ảnh hưởng đến nước ta 

Câu 7: Đặc trưng nổi bật của thời tiết nước ta vào đầu mùa đông là:

A. Lạnh và ẩm

B. Lạnh, trời âm u nhiều mây

C. Lạnh, khô và trời quang mây

D. Nóng và ẩm

Câu 8: Khu vực miền Bắc nước ta, gió mùa đông đặc điểm là: 

A. Kéo dài trong vòng ba tháng

B. Kéo dài trong vòng hai tháng

C. Mạnh vào nửa đầu mùa đông, bị suy yếu vào nửa cuối mùa đông

D. Không kéo dài liên tục mà chỉ xuất hiện từng đợt

Câu 9: Từ vĩ tuyến \(16^0B\) xuống phía nam, gió mùa đông về bản chất là: 

A. Gió mùa Tây Nam

B. Gió Tín phong bán cầu Bắc

C. Gió mùa Đông Bắc

D. Gió mùa Đông Nam

Câu 10: Hiện tượng thời tiết đặc sắc nhất vào thời kỳ mùa đông của Bắc Bộ là:

A. Mưa rào                            B. Mưa ngâu

C. Mưa phùn                         D. Mưa đá

Câu 11: Trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió Tín phong bán cầu Bắc từ khu vực dãy Bạch Mã trở vào nam thổi theo hướng chủ yếu là:

A. Đông bắc                          B. Đông nam

C. Tây bắc                            D. Tây nam

Câu 12: Từ khu vực Đà Nẵng trở vào nam, đặc trưng về thời tiết vào mùa đông là:

A. Lạnh và ẩm                      B. Lạnh và khô

C. Nóng và khô                     D. Nóng và ẩm

Câu 13: Đặc điểm của gió Mậu Dịch (Tín phong) tác động đến nước ta là:

A. Thổi quanh năm với cường độ như nhau

B. Chỉ xuất hiện vào thời kỳ chuyển giao xuân - thu

C. Hoạt động quanh năm, nhưng bị suy yếu vào thời kỳ chuyển giao xuân - thu

D. Hoạt động quanh năm, nhưng mạnh lên vào các thời kỳ chuyển tiếp xuân - thu

Câu 14: Trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, Nam Bộ có một kiểu thời tiết điển hình của mùa đông là:

A. Nắng, ít mây và nhiều mưa

B. Nắng nóng, trời nhiều mây

C. Nắng, thời tiết ổn định, tạnh ráo

D. Nắng, nóng và mưa nhiều

Câu 15: Gió Tây khô nóng (gió Lào) là hiện tượng thời tiết đặc biệt của khu vực:

A. Đông Bắc                                                B. Tây Bắc

C. Bắc Trung Bộ                                         C. Nam Trung Bộ

Câu 16: Kiểu thời tiết đặc trưng khi gió Lào hoạt động mạnh là:

A. Khô, nóng                                               B. Nhiệt độ cao, độ ẩm cao

C. Nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp                      D. Nóng, khô với nhiệt độ cao, độ ẩm cao

Câu 17: Hướng gió chính gây mưa cho vùng đồng bằng Bắc Bộ vào mùa hạ là:

A. Tây nam                                                  B. Đông nam

C. Đông bắc                                                D. Tây bắc

Câu 18: Mùa mưa của Nam Bộ và Tây Nguyên diễn ra

A. Trong vòng khoảng năm tháng, kéo dài từ tháng 11 năm nay đến tháng 4 năm sau

B. Mưa quanh năm

C. Từ tháng 1 đến tháng 6

D. Từ tháng 5 đến tháng 10

Câu 19: Đặc điểm địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện rõ nét nhất qua quá trình:

A. Cacxtơ đá vôi                                        C. Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi 

B. Phong hóa vật lý                                   D. Phong hóa hóa học

Câu 20: Hai khu vực núi có dạng địa hình cacxtơ phổ biến nhất nước ta là ở:

A. Đông Bắc và Trường Sơn Nam 

B. Đông Bắc và Trường Sơn Bắc

C. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam

D. Đông Bắc và Tây Bắc

Câu 21: Biểu hiện rõ nét nhất cho thấy tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi là:

A, Làm bề mặt địa hình bị cắt xé mạnh

B. Xói mòn lớp đất trên mặt tạo nên các bề mặt trơ sỏi, đá.

C. Tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô

D. Tạo nên tạo hẻm vực, khe sâu, sườn dốc

Câu 22: Hoạt động ngoại lực đóng vai trò chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại là: 

A. Xâm thực - mài mòn                               B. Xâm thực - bồi tụ

C. Xói mòn - rửa trôi                                    D. Mài mòn - bồi tụ

Câu 23: Nguyên nhân chính khiến đất feralit có màu đỏ vàng là do:

A. Các chất bazơ dễ tan như \(Ca^{2+}\)\(K^{+}\)\(Mg^{2+}\) bị rửa trôi

B. Có sự tích tụ oxit sắt \(Fe_{2}O_{3}\)

C. Có sự tích tụ oxit nhôm \(Al_{2}O_{3}\)

D. Có sự tích tụ đồng thời của oxit sắt \(Fe_{2}O_{3}\) và oxit nhôm \(Al_{2}O_{3}\)

Câu 24: Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam thuộc hệ thống sông:

A. Hệ thống sông Hồng                                 B. Hệ thống sông Cửu Long

C. Hệ thống sông Đà                                     D. Hệ thống sông Cả

Câu 25: Hệ thống sông có mạng lưới hình dạng nan quạt điển hình ở nước ta là:

A. Hệ thống sông Hồng                                 B. Hệ thống sông Cửu Long

C. Hệ thống sông Đà                                     D. Hệ thống sông Cả

Câu 26: Các sông có đặc điểm nhỏ, ngắn, dốc lớn phân bố chủ yếu ở:

A. Vùng đồi núi phía Bắc                             B. Duyên hải miền Trung

C. Nam Bộ                                                   D. Tây Nguyên

Câu 27: Hệ thống sông có tổng lượng cát bùn vận chuyển ra biển lớn nhất nước ta là:

A. Hệ thống sông Hồng                                 B. Hệ thống sông Mã

C. Hệ thống sông Cả                                    D. Hệ thống sông Đồng Nai

Câu 28: Đặc điểm sông ngòi ở nước ta bao gồm là nhỏ, ngắn và độ dốc lớn chủ yếu do ảnh hưởng của yếu tố trực tiếp là:

A. Địa hình, sinh vật và thổ nhưỡng

B. Khí hậu và sự phân bố địa hình

C. Hình dạng lãnh thổ và khí hậu

D. Hình dạng lãnh thổ và sự phân bố địa hình

Câu 29: Đi dọc quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam lần lượt qua các con sông là:

A. Sông Hồng, sông Mã, sông Gianh, sông Tiền, sông Ba

B. Sông Hồng, sông Gianh, sông Mã, sông Ba, sông Tiền

C. Sông Hồng, sông Ba, sông Mã, sông Gianh, sông Tiền

D. Sông Hồng, sông Mã, sông Gianh, sông Ba, sông Tiền

Câu 30: Hệ thống đê ngăn lũ lớn nhất nước ta thuộc:

A. Hệ thống sông Hồng                                 B. Hệ thống sông Đồng Nai

C. Hệ thống sông Mã                                     D. Hệ thống sông Cửu Long

Câu 31: Công trình thủy điện Hòa Bình được xây dựng trên con sông:

A. Sông Thái Bình                                         B. Sông Mã

C. Sông Hồng                                               D. Sông Đà

Câu 32: Hồ nước có giá trị lớn nhất về thủy lợi của nước ta hiện nay là:

A. Hồ Dầu Tiếng                                            B. Hồ Trị An

C. Hồ Hòa Bình                                             D. Hồ Kẻ Gỗ

Câu 33: Về hình dạng lưu vực, mạng lưới sông ngòi Bắc Bộ có dạng:

A. Dạng tỏa tia                                              B. Dạng nan quạt

C. Dạng lông chim                                        D. Dạng đối xứng đều

Câu 34: Hệ thống sông Hồng là sự hợp thành của ba sông chính bao gồm:

A. Sông Hồng (sông Thao), sông Đà, sông Lô

B. Sông Hồng (sông Thao), sông Đà, sông Gâm

C. Sông Hồng (sông Thao), sông Đà, sông Chảy

D. Sông Hồng (sông Thao), sông Đà, sông Thái Bình

Câu 35: Sự màu mỡ của đất feralit ở vùng đồi núi nước ta phụ thuộc chủ yếu vào:

A. Kỹ thuật canh tác của con người

B. Điều kiện khí hậu ở khu vực miền núi

C. Nguồn gốc đá mẹ khác nhau

D. Quá trình xâm thực - bồi tụ

Câu 36: Ở ven biển miền trung, loại đất chiếm diện tích khá lớn có thể cải tạo thành đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là:

A. Đất cát                                                          B. Đất mặn

C. Đất phèn                                                      D. Đất đỏ bazan

Câu 37: Đất feralit nước ta có đặc điểm nổi bật là:

A. Thường có màu đen, xốp, dễ thoát nước

B. Thường có màu đỏ vàng, khá màu mỡ

C. Thường có màu đỏ vàng, đất chua, nghèo mùn

D. Thường có màu nâu, phù hợp với loại cây công nghiệp lâu năm

Câu 38: Cảnh quan rừng xavan cây bụi ở nước ta xuất hiện chủ yếu ở:

A. Sơn nguyên Đồng Văn                                 B. Khu vực Quảng Bình - Quảng Trị

C. Khu vực cực Nam Trung Bộ                         D. Tây Nguyên

Câu 39: Lũ tiểu mãn ở miền thủy văn Đông Trường Sơn thường xảy ra vào:

A Tháng 2, tháng 3                                           B. Tháng 5, tháng 6

C. Tháng 8, tháng 9                                          D. Tháng 10, tháng 11

Câu 40: Trong các loại đất ven biển, loại chiếm diện tích nhiều nhất là:

A. Đất cát                                                          B. Đất mặn

C. Đất phèn                                                      D. Đất đầm lầy và than bùn

Câu 41: Thảm thực vật rừng ở ven biển Việt Nam đa dạng về kiểu hệ sinh thái vì:

A. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và phân hóa đa dạng

B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu

C. Sự phong phú, đa dạng của các nhóm đất

D. Vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật

Câu 42: Hoạt động kinh tế ở nước ta chịu tác động rõ nét nhất của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là:

A. Công nghiệp                                               B. Nông nghiệp

C. Dịch vụ                                                       D. Giao thông vận tải

Câu 43: Tác động của sự phân hóa khí hậu sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta thể hiện ở việc:

A. Tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước

B. Tăng khả năng thâm canh, nâng cao năng suất cây trồng

C. Tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm cây trồng, vật nuôi

D. Trồng nhiều loại cây có giá trị kinh tế như lúa gạo, cà phê, cao su

Câu 44: Biện pháp không thích hợp để hạn chế ảnh hưởng do tính chất thất thường của khí hậu nước ta là

A. Đẩy mạnh tăng vụ                                        B. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý

C. Làm tốt công tác dự báo thời tiết                 C. Tích cực làm công tác thủy lợi, trồng rừng

Câu 45: Yếu tố tự nhiên quyết định trực tiếp tính phong phú, đa dạng trong hệ thống cây trồng của nước ta là:

A. Địa hình                                                      B. Đất 

C. Khí hậu                                                       D. Nguồn nước

Tham khảo thêm >>> Các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam

                                    Hệ thống kiến thức địa lý Việt Nam đặc điểm dân số

Với trắc nghiệm địa lý 12 có đáp án, Cunghocvui đã hệ thống lại kiến thức bằng cách làm trắc nghiệm địa lý online. Nếu có đóng góp gì cho trắc nghiệm địa lý 12, hãy để lại comment dưới phần bình luận nhé!

shoppe