Tổng hợp ôn tập phần tiếng Việt lớp 10
1. Hoạt động giao tiếp
- Là hoạt động trao đổi thông tin giữa mọi người trong xã hội.
- Chủ yếu được tiến hành bằng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết.
- Để thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động...
2. Những nhân tố tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Bao gồm các nhân tố chính sau:
- Nhân vật giao tiếp.
- Hoàn cảnh giao tiếp.
- Nội dung giao tiếp.
- Mục đích giao tiếp.
- Phương tiện và cách thức giao tiếp.
3. Hoạt động giao tiếp diễn ra theo những quá trình:
- Người nói (người viết) tạo lập văn bản.
- Người nghe (người đọc) tiếp nhận, giải mã văn bản.
- Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.
4. Bảng so sánh đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ nói | Ngôn ngữ viết | |
Đối tượng giao tiếp | Người nghe có mặt trực tiếp | Người nghe không có mặt trực tiếp. |
Phương tiện | thể hiện | Dùng âm thanh và ngữ điệu, thường sử dụng kèm các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, dáng điệu, cử chỉ,... Dùng kí tự, dấu giọng, dấu câu; không dùng kèm các phương tiện phi ngôn ngữ. |
Đặc điểm ngôn ngữ | Sử dụng các yếu tố dư thừa, lập,... các hình thức tinh lược. Ngôn ngữ nói tự nhiên, ít trau chuốt. | Diễn đạt chặt chẽ, dùng những từ ngữ, các quy tắc tạo câu đặc trưng cho dạng viết. Ngôn ngữ viết tinh luyện và trau chuốt. |
5. Những đặc điểm cơ bản của văn bản văn học
- Văn bản văn học là một hệ thống kí hiệu tồn tại khách quan phản ánh
hiện thực cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn.
- Khi nằm im trên giá sách, văn bản là một tập giấy, chưa thể nói đến tác động của nó đối với xã hội. Khi được đưa ra công chúng, được đọc, được tiếp nhận, hệ thống kí hiệu ấy mới hiện lên trong tâm trí người đọc. Những sự việc, những hình tượng, nhân vật, những suy nghĩ vui buồn của con người và cuộc đời. Khi ấy những giá trị vốn tiềm ẩn của văn bản sẽ được tiếp nhận, văn bản văn học mới phát huy các chức năng của tác phẩm văn học.
- Văn bản văn học được viết theo những thể loại nhất định, với những quy ước thẩm mĩ riêng như: truyện, thơ, kịch...
- Văn bản văn học là hình thức nghệ thuật ngôn từ có nhiều sáng tạo độc đáo, nhiều hình tượng mang hàm nghĩa sâu sắc, phong phú.
- Văn bản văn học đi sâu vào khám phá đời sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thoả mãn những nhu cầu thẩm mĩ của con người.
- Cấu trúc của văn bản văn học mang nhiều tầng, lớp: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa. Phải đi sâu vào tầng lớp đó ta mới hiểu được tác phẩm văn học.
6. Phân tích các đặc điểm của văn bản Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên
- Đây là một truyện ngắn trung đại nên dung lượng của nó ngắn, có tính hàm súc cao, độ căng lớn, kết truyện theo lối có hậu,...
- Văn bản phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua thế giới hoang đường của các linh hồn và thế giới địa ngục. Người đọc phải hiểu tính quy ước này thì mới hiểu được điều tác giả muốn nói.
- Tư tưởng của văn bản rất rõ ràng, tên tướng giặc họ Thôi lúc sống hại dân ta đã đành mà lúc chết vẫn ra oai hoành hành, y là kẻ thù rất độc ác.
- Cần phải diệt tà để trừ hại cho dân. Ngô Tử Vân là anh hùng dân tộc khi chàng dũng cảm vạch mặt tên gian thần và những kẻ ăn hối lộ, hùa theo hán để ức hiếp dân lành.
7. Sơ đồ phân loại văn bản theo phong cách ngôn ngữ
STT | Lĩnh vực và mục đích giao tiếp | Loại văn bản | Ví dụ |
1 | Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt | Thư, nhật kí,... | Thư Bác Hồ gửi học sinh năm 1945 |
2 | Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật | Thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch,... | Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, Tấm Cám, Nhàn,.. |
3 | Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học | Sách giáo khoa, bài báo khoa học, luận văn, luận án,... | SGK Ngữ văn 10 |
4 | Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính | Đơn, biên bản, nghị quyết luật,... | Đơn xin miễn giảm học phí, các báo cáo học tập, các biên bản họp lớp,... |
5 | Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận | Bài bình luận, lời kêu gọi, bài hịch, tuyên ngôn,... | Hịch tướng sĩ, Tuyên ngôn độc lập,... |
6 | Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí | Bản tin, bài phóng sự, bài phỏng Vấn, tiểu phẩm,... |
8. Bảng ghi các đặc điểm cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt | Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật |
+ Tính cụ thế: ngôn ngữ phải rõ ràng cụ thể trong giao tiếp thi người nghe mới dễ dàng lĩnh hội. Ngôn ngữ trừu tượng, sách vở thì khó được nắm bắt, tiếp thu. | + Tinh hình tượng: là khái niệm chỉ ra cách diễn đạt cụ thể, hàm súc và gợi cảm. |
+ Tính cảm xúc: giúp cho hiệu quả giao tiếp tăng thêm. Nó gắn với ngữ điệu và các hành vi đi kèm như vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ. | + Tính truyền cảm: là hiệu quả lan truyền cảm xúc, làm cho người nghe, người đọc cũng vui, buồn, tức giận, yêu thương như chính tác giả; tạo ra sự hoà đồng, giao cảm, cuốn hút, kích thích trí tưởng tượng của người tiếp nhận. |
+ Tinh cá thể: là nét riêng biệt thuộc về cách phát âm, giọng nói, cách dùng từ đặt câu của người tham gia giao tiếp. Tính cá thể có vai trò quan trọng trong việc tạo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. | + Tính cá thể hóa: là việc sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra một giọng điệu riêng, không nhầm lẫn với người khác và thể loại khác. |
9. Khái quát về nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt
- Tiếng Việt bắt nguồn từ đời sống lao động sản xuất của người Việt, gắn bó với nguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc Việt - một cộng đồng có những đóng góp to lớn vào công cuộc kiến tạo nền văn minh lúa nước trên địa bàn Đông Nam Á thời tiền sử.
- Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng ngôn ngữ Môn-Khmer, thuộc nhóm tiếng Việt Mường (còn gọi là tiếng Việt cổ), gần gũi với tiếng Việt là tiếng Mường, tiếng Khmer, tiếng Ba-na, tiếng Ka-tu,...
10. Khái quát về lịch sử phát triển của tiếng Việt
- Hình thành vào nửa đầu thế kỉ XVIII với mục đích là công cụ truyền bá giáo lí Thiên Chúa giáo của các giáo sĩ phương Tây, đầu thời kì Pháp thuộc, các nhà nho phản đối chữ quốc ngữ.
- Vào cuối thế kỉ XIX đã xuất hiện các văn bản chữ quốc ngữ ghi lại các truyện Nôm như Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên...
- Đầu thế kỉ XX, chữ quốc ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực hành chính. Phong trào cổ động học chữ quốc ngữ phát triển mạnh.
- Kể từ năm 1945, chữ quốc ngữ đã được sử dụng rộng khắp trong các lĩnh vực xã hội.
11. Các tác phẩm văn học Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ
Kiểu chữ | Tác phẩm |
Chữ Hán | Phú sông Bạch Đằng, Đại cáo bình Ngô, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, Chinh phụ ngâm... |
Chữ Nôm | Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên,... |
Chữ Quốc ngữ | Tắt đèn, Chí Phèo, Vi hành,... |
12. Bảng tổng hợp những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực
Về ngữ âm | Về từ ngữ | Về chữ viết | Về ngữ pháp | Về phong cách ngôn ngữ |
Phát âm đúng chuẩn. | Dùng đúng âm thanh và cấu tạo của từ, đúng nghĩa của từ, đúng đặc điểm ngữ pháp của từ và phù hợp với phong cách ngôn | Viết đúng chính tả và các quy định về chữ viết. | Câu có dấu câu phù hợp, đúng ngữ pháp, đúng về quan hệ ngữ nghĩa, về liên kết và mạch lạc, chặt chẽ. | Các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng phải thích hợp với phong cách ngôn ngữ của toàn văn bản. |
13. Đọc bài tập 7, trang 139 SGK Ngữ văn 10, tập 2 và chọn ra các câu đúng
Các câu đúng là câu b, d, g, h.
Xem thêm >>> Tổng hợp khái quát về lịch sử tiếng Việt
Trên đây là tất tật những kiến thức mà Cunghocvui đã tổng hợp, ôn tập lại phần tiếng Việt chương trình lớp 10 gửi đến bạn, mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3