Đăng ký

Tổng hợp những phân tích về bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

1,664 từ

  "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" là bài báo của Vũ Khoan, lần đầu được giới thiệu trên báo Tia sáng năm 2001. Tác giả là một trong những gương mặt mới của bộ phận lãnh đạo đất nước ta trong thời kì đổi mới, hội nhập. Hãy tìm hiểu tác phẩm qua bài viết của Cunghocvui.com dưới đây

Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

I.   Là nhà hoạt động chính trị, lại thuộc lớp lãnh đạo cấp cao, ông Vũ Khoan đã đến nhiều nước phát triển trên thế giới nên có điều kiện để so sánh đối chiếu đời sống tinh thần, đời sống kinh tế của các nước ấy với Việt Nam, và suy nghĩ về những việc cần làm để đất nước có thể hòa nhập với thế giới hiện đại. Nhân đón mừng ngày Tết năm 2001, Vũ Khoan đã trình bày những suy tư của mình về nét đẹp, suy nghĩ lạc hậu của người Việt và kêu gọi giới trẻ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

II.   Phân tích bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

1. Mở đầu bài văn là một câu dùng làm đề từ mang nội dung khá rõ ràng và đầy ý nghĩa xây dựng: “Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào kinh tế mới".
 -    “Việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới”, thế kỉ của “nền kinh tế tri thức” thì “sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”, vì:
 -    “Tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế... ”
 -    Nước ta phải giải quyết ba nhiệm vụ:
    + Thoát nghèo nàn, lậc hậu ...
    + Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    + Tiếp cận với nền kinh tế tri thức.

Trong lí luận, tác giả đã hướng tầm nhìn của mình về giá trị của con người trong quá khứ và tương lai:
-    “Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử”.
-    Mỹ, Đức, Nhật, Pháp bước vào nền kinh tế tri thức bởi con người ở các nước ấy đã có sự chuẩn bị tốt về bản thân, nhất là về trí tuệ.

 2.    Phần Ihứ hai của bài văn (từ "Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết ..." tới "... trong quá trình kinh doanh và hội nhập"), mỗi đoạn văn tác giả trình bày điểm mạnh và điểm yếu kèm theo. Ví dụ. đoạn văn "cái mạnh ...biến đổi không ngừng" tác giả đã trình bày "cái mạnh là sự thông minh, nhạy bén”, và đề cập luôn điểm yêu là "những lỗ hổng và kiến thức cơ hàn ...” - "Khả năng thực hành sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề".

+ Điểm mạnh "cần cù, sáng tạo" đi liền với phương châm:
-    "nước tới chân mới nhay" : Tinh thê cấp bách đe dọa mới chịu hành động.
-    "liệu cơm gắp mắm": ý chỉ là cần tùy theo năng lực, hoàn cảnh sống của mình mà chi tiêu, hành xử cho phù hợp.

+ Điểm mạnh về sự tương trợ cộng đồng:
-    "nhiễu diều phủ lấy giá gương": ý chỉ tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
-    "trâu buộc ghét trâu ăn": ý chỉ ganh tị, kèn cựa, ganh ghét người khác hơn mình.
-    "bóc ngắn cắn dài": ý nói làm thì ít chi tiêu thì nhiều; bỏ vốn thì ít mà muốn thu lợi nhiều.

Ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng những thành ngữ và tục ngữ:
-    về hình thức: làm cho câu văn có hình ảnh và nhịp điệu thêm sinh động.
-    về nội dung: cô đọng và làm tăng thêm độ tin cậy về những điểm mà tác giả đề cập đối vơi người đọc hiện nay vì những thành ngữ ây là kinh nghiệm sống của tổ tiên.

Đã có khá nhiều tác phẩm viết đặc tính của người Việt. So sánh với bài viết của Vũ Khoan thì có:
-    Sự giống nhau: ca ngợi phẩm chất truyền thống tốt đẹp (điểm mạnh) của con người Việt Nam.
-    Sự khác nhau: Các tác phẩm vãn học, báo chí chỉ ca ngợi mặt tốt, điểm mạnh (Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng, ...). Bài viết của Vũ Khoan thì khác, không ca ngợi một chiều: Đề cập đến điểm mạnh, phẩm chất đáng quý thì bên cạnh đó tác giả liền nêu ra, phân tích điểm yếu và dẫn chứng cách ứng xử của một số dân tộc anh em để người đọc so sánh đối chiếu. Điều ấy làm người đọc suy nghĩ một cách tích cực để phát huy mặt tốt, sửa đổi phần chưa tốt trong cách ứng xử của mình. 
 

 

Mong rằng bài viết trên của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!