Đăng ký

Tổng hợp lí thuyết và luyện tập về truyện cười "Nhưng nó phải bằng hai mày"

3,297 từ

A. Kiến thức cơ bản
1.            Đề tài câu chuyện
-              Đề tài về giới quan lại trong ngành tư pháp.
2.            Chủ đề
-              Sự tham nhũng
-              Bi kịch của người đưa hối lộ.
-              Sự trắng trợn của quan lại hư đốn.
3.            Biện pháp tạo tiếng cười
-              Gậy ông đập lưng ông: kẻ đút lót năm quan bị đối thủ đút lót mười quan.
4.            Cách xử kiện của lí trưởng có gì đặc biệt?
-              Xử theo tiền, nhiều tiền sẽ thắng kiện.
-              Xử không theo công lí.
5.            Ý nghĩa của những cái tên Cải, Ngô
-              Đây là những nhân vật thuộc tầng lớp lao động hiền lành chất phác.
-              Hai cái tên Cải và Ngô là tên của hai loài thực vật gần gũi với đời sống người nông dân.
-              Sự mâu thuẫn của họ là cái cớ để kẻ thống trị trục lợi.
6.            Kịch tính của truyện được thể hiện qua những tình huống:
-              Lí trưởng được giới thiệu là "nổi tiếng xử kiện giỏi” nhưng hóa ra lại xử kiện theo số tiền đút lót.
-              Cái chắc mẩm mình sẽ thắng kiện nhờ đút lót nhưng hóa ra thua kiện vì ít tiền.
7.            Chi tiết tập trung khả năng gây cười nhất:
-              Chi tiết cuối truyện, lời thầy Lí nói với Cải: "Tao biết mày phải... nhưng mày lại phải... bằng hai mày”.
-              Câu nổi này tạo ra sự bất ngờ, lật ngược tình thế đối với Cải, anh ta tin chắc là mình thắng kiện, và nó cũng tạo ra sự bất ngờ đối với cả độc giả. Ngay cả khi người kể đâ thông báo trước đó số tiền Ngô hối lộ nhiều gấp hai lần Cải.
-              Cách chơi chữ qua câu nói: phải là từ chỉ tính chất nhưng người kể lại kết hợp với từ chỉ số lượng. Điều này dẫn đến sự bất hợp lí bởi thông thường chẳng ai nói phải bằng hai cả. Tuy nhiên, nó sẽ hợp lí khi người đọc liên tưởng đến tỉ lệ đút lót của Cải và Ngô.
8.            Trong truyện, tác giả dân gian có kết hợp hai kiểu “ngôn ngữ”, giá trị biểu cảm, biểu ý của nó:
-              Đấy là kiểu ngôn ngữ cử chỉ và ngôn ngữ nói.
-              Ngôn ngữ nói là để cho mọi người nghe thấy rằng thầy lí xử đúng người đúng tội: Ngô phải gấp hai nén Cải đáng bị đánh đòn.
-              Ngôn ngữ cử chi là ngôn ngữ mật, chi có hai người biết là thầy I.Í và Cải khí thầy xòe ra năm ngón tay đáp lại cú xòe năm ngón tay của Cải rồi tiếp tục đưa năm ngón nữa đè lên, thì chúng ta mới biết có sự ăn khớp giữa hai kiểu “ngôn ngữ” dó.
9.            Hành động và biện pháp thầy Lí dùng để đối xử với Cải và Ngô
-              Thầy Lí đều nhận tiền đút lót và xử cho kẻ đút lót nhiều tiền thắng kiện.
-              Thầy Lí sử dụng ranh mãnh biện pháp hợp lí và phi lí trong xử kiện:
+ Lối xử kiện ấy là phi lí.
+ Mối quan hệ thực tế của các nhân vật (qua đồng tiền) là hợp lí.
-              Điều đó tạo nên sự tương phản và tiếng cười bật ra.
10.          Nhàn vật đáng trách:
-              Cả ba nhân vật: thầy Lí, Cải và Ngô.
-              Thầy Lí là người đại diện pháp luật lẽ ra phải công minh, không được ăn hối lộ thi lại ngang nhiên nhận tiền và xử kiện theo tiêu chuẩn đồng tiền.
-              Cải và Ngô lẽ ra phải sống hòa thuận thì lại gây sự với nhau, tạo điều kiện cho thầy lí tham nhũng.
11.          Bài học được rút ra:
-                 Hãy sống hòa thuận.
-              Đừng đặt hết niềm tin vào những “ông lí”, “giỏi xử kiện" vì rất có thể sẽ rơi vào bẫy tham nhũng của ông ta.
12.          Đặc trưng của thể loại truyện cười qua Tam đại con gà và Nó phải bằng hai mày
-              Truyện cười thường ngắn gợn, ít nhân vật, sự việc, chi tiết để dễ nhớ dễ kế.
-              Đối tượng đả kích, chế giễu của truyện cười là tầng lớp bên trên với những thói hư tật xấu.
-              Biện pháp tương phản, kịch tính, bất ngờ thường được sử dụng trong truyện.
-              Các yếu tố như giọng điệu, động tác (cử chỉ)... của nhân vật thường được khai thác để tạo hiệu quả tiếng cười.
-              Ở hai truyện cười trên là những bằng chứng sinh động của trí thông minh, tinh thần lạc quan và đấu tranh không khoan nhượng trước cái xấu, cái ác của nhân dân lao động đối với những hiện tượng đáng cười. Khi cười cái đáng cười, con người bao giờ cũng đứng cao hơn nó.

B. Tự luận
Anh (chị) hãy phân tích truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”
Nhàn vật lí trưởng thuộc dạng lưu manh nông thôn. Hình ảnh lí trưởng trong các thể loại văn học đều thuộc dạng phản diện: từ truyện cổ tích chèo, tuồng,... đến văn học hiện đại. Đặc biệt trong truyện cười, hình ảnh li trưởng tiêu biểu cho tầng lớp quan lại ở địa phương luôn hà khắc, áp bức, bóc lột nhân dân lao động. Lí trưởng thường đại diện cho sự bất công, tham lam trắng trợn, đi ngược lại với quyền lợi của nhân dân.
Tình huống truyện là lí trưởng xử kiện.
Truyện giới thiệu như sau: Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Tiếp theo, truyện đặt nhàn vật vào tình huống xử kiện: Đó là vụ đánh nhau của Cải với Ngô.
Điều đặc biệt, do dung lượng ngắn ngọn, kiệm lời nên truyện cười không thể giới thiệu được đầu đuôi sự việc. Người đọc cũng không biết rằng ai phải, ai trái và cũng không cần truy nguyên việc đó.
Truyện chú ý đến các hành động của nhân vật, để cho nhân vật tự bộc lộ chứ truyện không thuyết minh cho người đọc.
+ Cải sợ kém thế, lót trước cho thấy lí năm đồng.
+ Ngô biện chè lá những mười đồng
Đây chính là tình huống chứa đựng mâu thuẫn và ngay lập tức nó đã vạch mặt thầy lí trưởng. Một người nổi tiếng xử kiện giỏi vậy mà chẳng cản hỏi ai phải trái thế nào, thầy đã nhận luôn tiền của cả hai người trong vụ kiện. Đó là hành động hết sức trắng trợn, ân đút lót một cách bẩn thỉu. Nếu chỉ nhận của một bên đã là xấu xa thì việc thầy nhận của cả hai người thật là bỉ ổi. Điều đó dẫn đến kịch tính ở những hành động tiếp theo. Thầy nói:
Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi!
Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm:
Xin xét lại, lẽ phải thuộc về con mà!
Thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái, úp lên năm ngón tay mật nói:
-Tao biết mày phải... nhưng nó lại phải ...bằng hai mày!
Cả thầy lí và Cải đều vận dụng cả ngôn ngữ và cử chỉ hành động đổ đối thoại với nhau. Thầy lí xử kiện không xét hỏi, không cần lí lẽ mà lẽ phải cúa thầy được đo đếm bằng số tiền hối lộ của hai bên. Mà khi lẽ phải được đánh giá bằng tiền bạc thì tất nhiên sẽ dẫn đến oan ức cho con người. Thầy lí lấy năm ngón tay trái úp lèn năm ngón tay mặt, thể hiện một điều chân lí, lẽ phải thuộc về kẻ mạnh, thuộc về kẻ nhiều tiền. Đồng tiền đã đè ngửa lẽ phải ra, không cho lẽ phải lên tiếng, và thầy lí thật tài tình phán báo cho Cải biết: Nhưng nó... phải bằng hai mày!
Lời nói của thầy lí chứa đựng mâu thuẫn giữa hiện tượng và bản chất. Lời của thầy có vẻ hợp lôgíc ở chỗ, 10 lạng bạc của Ngô gấp hai lần năm lạng bạc của Cải nhưng bản chất thì trái lẽ tự nhiên. Bởi vì trong việc xử kiện, chỉ có một người đúng. Nhung lẽ phải, sự công bằng không được tôn trọng vì sự chi phối của đồng tiền. Thực chất không có ai phải bằng hai người khác. Thầy lí đã đánh tráo giữa sự thực và tiền bạc để bào chữa cho cách xử lí của mình.
Câu chuyện rất ngắn nhưng kịch tính cao. Các nhân vật như đang ở trên sân khấu, ở đó có sự kết hợp của ngôn ngữ, cử chí, giọng điệu của các nhân vật chúng ta không hình dung được sự trắng trợn, bản chất xấu xa của thầy lí nêu không vừa nghe ông ta nói, vừa nhìn hành động của ông ta “xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt”.
Tác phẩm “Nhưng nó phải bằng hai mày” đã vạch trần bộ mặt xấu xa, bản chất tham lam trắng trợn của tên lí trưởng. Truyện đã tố cáo những thói hư tật xấu trong xã hội, hiện tượng hối lộ và nhận hối lộ đổi trắng thay đen. Từ đó, câu chuyện cho thấy thân phận thấp bé, đầy bất trắc của con người trong xã hội xưa.

Xem thêm >>> Kiến thức cơ bản về truyện cười "Tam đại con gà"

Chúc các bạn học tập tốt <3