Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh- soạn văn 7
Đề: Đọc văn bản (tr.43 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi:
a) Bài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó.
b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?
c) Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã?
a) Luận điểm của bài văn: Không sợ sai lầm. Dù có phạm sai lầm thì vẫn suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.
Những câu văn mang luận điểm này là:
- Đầu đề bài văn.
- Một người... làm gì cũng sợ sai lầm... suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.
- Thất bại là mẹ của thành công.
- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra các luận cứ sau:
- Nếu muốn sống mà không phạm chút sai lầm nào thì chỉ là ảo tưởng hoặc hèn nhát trước cuộc đời.
- Nếu sợ thất bại, sợ sai lầm thì không bao giờ có thể làm được việc gì. Sai lầm đem đến bài học cho đời.
- Nếu sợ sai lầm thì chẳng dám làm gì.
- Chẳng ai thích sai lầm, nhưng khi đã phạm sai lầm thì phải biết rút kinh nghiệm để tiến lên.
Những luận cứ ấy rất đúng với thực tế cuộc sống nên có sức thuyết phục cao.
c) Cách lập luận chứng minh của bài này có khác so với bài Đừng sợ vấp
- Phần mở đầu nêu vấn đề cũng khác: Câu này thể hiện ý khẳng định đã sống là có phạm sai làm.
- Phần thân bài: Ở bài Đừng sợ vấp ngã tác giá nêu lên một loạt dẫn chứng thực tế rút ra từ tiểu sử nhũng người đã thành công, đã nổi danh đg làm chứng cứ.
Ở bài này tác giả chủ yếu dùng lí lẽ để phán tích, lí giải nhằm chứng minh vấn đề. Lí lẽ trong bài nêu lên nhiều khía cạnh của vấn đề như: sợ sai lầm là trốn tránh thực tế. Sai lầm cũng có hai một: mặt gây tổn thất và mặt đem lại bài học bổ ích. Cứ mạnh dạn tiến hành công việc của mình dù có thất bại. Nếu thất bại thì hây xem thất bại là mẹ của thành công...