Soạn bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh (siêu ngắn)
1.Trong đời sống khi nào ta cần dùng sự thật để chứng tỏ một vấn đề thật hay giả thì ta cần chứng minh
- Khi cần chứng minh ai đó tin rằng lời nói là thật ta phải dẫn ra sự việc ấy, dẫn người chứng kiến sự vật ấy , đưa ra các dẫn chứng , lí lẽ làm sáng tỏ vấn đề
- Chứng minh là dùng sự thật (chứng cớ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó đáng tin
2.Trong văn bản nghị luận khi người ta chỉ dùng lời văn để chứng tỏ một ý kiến nào đó ta cần dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh nhận định đó là đúng đắn đáng tin cậy
3.Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
a.Luận điểm cơ bản của văn bản này là : Đừng sợ vấp ngã
- Những câu văn mang luận điểm
+ Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ
+ Vậy xin bạn chớ lo thất bại
b.Để khuyên người ta đừng sợ vấp ngã bài văn đã lập luận như sau:
A, MB
- Vừa giới thiệu hướng chứng minh
- Vừa giới thiệu khách quan các bằng chứng có thật đã được thừa nhận không thể chối cãi
B, TB : Nêu cụ thể năm bằng chứng
- Oan Đi-xnay nhiều lần phá sản cuối cùng sáng tạo ra Di-xnay-len
- Lui Paxtow là học sinh trung bình môn hóa- môn mà sau này làm nên sự xuất sắc của ông- đứng thứ hạng 15/ 22 học sinh
- Lep Tôn-xtoi sau này vĩ đại nhưng đã từng nếm thấ bại vì bị đình chỉ đại học do thiếu năng lực và ý chí
- Hen-ri Pho lần thứ năm mới thành công
- Ca sĩ Ca-ru-xô bị thầy đánh giá thiếu chất giọng nhưng đã trở thành danh ca
C, KB : khuyên nhủ chớ lo thất bại
- Các sự thật được dẫn ra ở đây rất đáng tin , vì nó nói tới những thất bại bước đầu của những người nổi tiếng ai cũng biết
-Phép lập luận chứng minh là dùng lí lẽ bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới
a.Luận điểm của bài văn là : Không sợ sai lầm
- Những câu văn mang luận điểm là:
+ Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại ..... suốt đời không bao giờ tự lập được
+ Thất bại là mẹ thành công
+ Chẳng ai thích sai lầm cả
b.Để chứng minh người viết đã đưa ra các luận cứ sau:
+ Sợ sặc nước thì không biết bơi
+ Sợ nói sai không học được ngoại ngữ
+ Không chịu mất thì sẽ không được gì
+ Khi tiến bước vào tương lai bạn là sợ tránh sai
+ Sợ sai thì bạn chẳng dám làm
+ Tiêu chuẩn đúng sai
+ Chớ sợ trắc trở mà ngừng tay
+ Không cố ý phạm sai lầm
+ Có người phạm sai lầm thì chán nản
+ Có kẻ lại tiếp tục sai lầm thêm
+ Có người rút kinh nghiệm để tiến lên
- Tất cả những luận cứ lí lẽ trên đều hiển nhiên giàu sức thuyết phục
c.Cách lập luận chứng minh ở bài này khác bài Đừng sợ vấp ngã ở chỗ: khi đưa luận cứ không nêu dẫn chứng cụ thể, vì thế dễ để người đọc tự thấy mình trong đó