Phân tích Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm: không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu tác phẩm qua bài viết phân tích tham khảo dưới đây
Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
* Các điềm cơ bản
- Hó Nguyên Trừng viết lúc đang làm quan lớn ở đất nước Trung Hoa (thời nhà Minh).
- Ca ngợi Thái y lệnh Phạm Bân thời vua Trần Anh Tỏng, y đức (đạo đức cùa người thấy thuốc) đã vượt qua quyền uy trong việc cứu người.
- Truyện được viết gần với thể kí, hay thể loại văn giới thiệu người tốt việc tốt ngày nay.
I. Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446), con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí, ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư (tương đương với chức Bộ trưởng ngày nay). Ông qua đời trên đất Trung Quốc. Nam ông mộng lục là tác phẩm Hồ Nguyên Trừng viết trong thời gian ở đây.
Hồ Nguyên Trừng viết Nam ông mộng lục là để biếu dương các mẩu việc thiện của người xưa, và để cung cấp điều mới lạ cho bậc quân tử, trong đó có truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhắt ở tấm lòng (y thiện dụng tâm).
Soạn bài thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng: Tham khảo tại đây
II. Truyện gồm có ba phần có nội dung liên quan chặt chẽ với nhau về y đức của người thầy thuốc trong cuộc sống. Tất nhiên truyện viết về một con người cụ thể, với những chi tiết, tình huống cụ thể. Phần đầu, tác giả giới thiệu họ tên, chức vụ, công việc và vị trí của nhân vật đối với mọi người. Đó là thầy thuốc gia truyền Phạm Bân, “Cụ tổ bên ngoại của Trừng" (tác giả), giữ chức Thái y lệnh, chức quan chăm lo việc điều trị bệnh trong cung vua Trần Anh Tông. Với cách giới thiệu đó, người đọc nghĩ rằng tác giả viết về người thật, việc thật chứ không là chuyện hư cấu. Những việc ông đậ giúp cho người dân trong vùng có lẽ hiếm tìm ra một thầy thuốc nào như ông. Không chỉ tận tình trong chữa mọi thứ bệnh, ông còn mua thuốc, thóc gạo tích trữ để giúp những “kẻ tật bệnh cơ khổ”. Những năm đói kém, dịch bệnh bùng phát lây truyền, ông đã cứu sống hơn ngàn người. Vì thế mà “Ngài dược người đương thời trọng vọng”.
Đấy là cái đức và cái tài trị bệnh cứu người trong quá khứ của Phạm Bân mà tác giả "biết và kế lại một cách khái quát bằng ba đoạn văn ngắn. Phần kế tiếp dài hơn, tác giả đi vào một sự việc, một tình huống cụ thể để chứng minh y đức sáng ngời, vững chãi của Thái y lệnh họ Phạm. Lần đó, có người tới nhà khẩn thiết mời ông đi cứu người nhà “máu chảy như xối, mặt mày xanh lét”. Với bệnh trạng như thế, người đàn bà kia đang ở vào tình cảnh thập tử nhất sinh. Dân gian lại có câu cứu người như cứu hoả, thế nên Thái y lệnh họ Phạm theo người đó đi ngay. Ra tới cửa, Thái y lệnh gặp sứ giả cho biết rằng vua triệu ông vào cung đế khám cho “bậc quý nhân bị sốt". Một tình huống đột biến và gay cấn. về vật chất thì là hai người bệnh, về vị trí xã hội thì một là dân, còn một là “bậc quý nhân”, về tinh thần thì y đức và lệnh vua. tình huống này buộc thầy thuốc họ Phạm phải chọn một. Nếu chọn vào cung chữa bệnh cho “bậc quý nhân” thì người đàn bà máu chảy như xôi kia sẽ chết. Còn nếu chọn đi chữa bệnh cho người đàn bà thì Thái y lệnh sẽ phạm tội khi quân. Mà tội khi quân, tội không tuân lệnh vua theo luật pháp của chê độ phong kiến thì có thế bị xử chém đầu. Căng thẳng, gay cấn là ở đó. Thái y lệnh họ Phạm cho sứ giả biết: Bệnh đó không gấp. Nay mệnh sống của người nhà người này chỉ ở trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát nữa sẽ đến vương phủ".
Một quyết định với lời giải thích rõ ràng của một thầy thuốc vừa có tài vừa hợp tình, hợp lí. Người bị sốt tính mạng chưa nguy bằng người máu chảy như xối. Vả lại cứu người bị bệnh nặng xong thì Thái y lệnh sẽ đến vương phủ. Thái y lệnh chỉ chậm một lát thôi chứ nào có trái lệnh vua. Khi nghe quan Trung sứ lấy tội khi quân ra để đe doạ, đấy người thầy thuốc vào một tình thế gay go, quyết liệt hơn Thái y lệnh lại khéo léo giải thích: “- Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không dược cứu, sẽ chết trong khoảnh khắcc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu".
Hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích tác phẩm thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
Lời giải thích trên làm nổi bật đức tính đáng quý của Thái y lệnh. Trước hết, Thái y lệnh là hình ảnh tiêu biểu của người quân tử không khuất phục trước sức mạnh quyền uy (uy vũ bất năng khuất). Sức mạnh của y đức đã vượt qua sức mạnh của uy quyền. Có được thái độ đó là nhờ Thái y lệnh đã đặt tính mệnh cúa mình sau tính mệnh của người bệnh cần cấp cứu. Và điều thứ ba là trí sáng suốt trong ứng xử. Trả lời như thế vừa giữ được y đức vừa giữ được phận làm tôi “trông cậy vào chúa thượng” dù có chậm trễ trong thừa hành lệnh của vua.
Cứu người đàn bà xong, Thái y lệnh vào yết kiến vua. Tất nhiên là bị vua quở trách, Thái y lệnh tạ tội và “bày tỏ lòng thành của mình”. Đó là cách sống của một bầy tôi trung thực, quang minh, chính đại. Có lẽ được nghe những lời tường tình trung thực ấy mà vua Trần Anh Tông hết giận và còn khen Thái y lệnh “là bậc lương y chân chính... thật xứng với lòng ta mong mỏi”. Như thế, bầy tôi được tiếng là tôi trung mà vua cũng là vua hiền. Cả hai đều là người nhân đức.
III. Đúng như lời tựa khi viết Nam Ông mộng lục, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng nhằm ca ngợi y đức của Phạm Bân. Qua cuộc đời và cách hành xử của nhân vật ấy trong truyện, người đọc không chỉ cảm phục tài chữa bệnh cứu người, tận tình cứu giúp những bệnh nhân nghèo khổ mà còn cảm phục ông ở lối cư xử sòng phẳng với người có uy quyền. Ấy là cách đối xử của người quân tử ngày xưa. Thời nào cũng có người bệnh, thời nào cũng có người có quyền uy. Chỉ mong các bác sĩ thời nay đọc truyện ngắn này và hành xử như Phạm Bân để giữ tròn y đức..
Mong rằng bài viết thầy thuốc cốt ở tấm lòng của Cunghocvui.com sẽ giúp ích cho các bạn trong chương trình Ngữ Văn 6!